Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nâng cao khả năng cảm thụ văn học

docx 18 trang skkn 03/05/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nâng cao khả năng cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nâng cao khả năng cảm thụ văn học
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1.Lời giới thiệu:
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, 
nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ 
của các cháu.
 Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan”
 Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như 
tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
 Trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ 
những điều kỳ lạ, tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ 
thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc 
sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo 
nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng 
và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải 
từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn 
học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: 
Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi 
hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay 
phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, 
biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
 Chúng ta đã thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen TPVH - LQCV rất nhiều 
năm qua, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, 
hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ 
kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó 
vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn 
hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ 
cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng 
tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng 
dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học 
chưa cao. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng 
kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi 
sinh hoạt thì hầu như chưa có.
 Từ lúc ra trường đến nay, tôi được phân công đứng lớp lớn, nhỡ và bé. Tôi 
thấy đa số trẻ từ nhà trẻ chuyển lên đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn 
học ở khối bé nhỡ. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm nhận được cái hay cái 
đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc 
truyền thụ những kiến thức kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thấy: 
 1 phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có 
ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện 
sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. 
Kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, 
câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách trẻ.
 Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm 
thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình 
thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng 
thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi 
trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu 
phố,Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, 
những tình cảm gia đình, tình bạn tình cô cháu,Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội 
ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng 
nghĩa xóm. Văn học có thể cần đề cập đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, 
ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức 
dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn 
của đời sống tinh thần.
 Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học, có những hiểu biết sơ đẳng 
về văn học, đó là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng 
những dạng thức khác nhau. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội 
dung và hình thức giữa các thể loại thơ, chuyện. Không những giúp trẻ cảm nhận 
được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân 
biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học 
như: Thơ, chuyện, nhân vật, hình ảnh, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe 
và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần 
của trẻ.
 Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối 
quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời 
thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; Giữa không khí, âm sắc, giọng điệu 
chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa yêu cầu trẻ phải nhớ hết 
mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện 
mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến 
nhân vật trung tâm của tác phẩm.
 Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, 
lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời 
thường (khẫu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen 
dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu 
được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền 
đạt.
 3 - Khuôn viên nhà trường rộng rãi, có cây xanh bóng mát nên tạo điều kiện cho 
trẻ tri giác biểu tượng về các sự vật xung quanh mình.
 - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
 - Lớp học luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở 
vật chất như mua sắm đồ dùng cho trẻ.
 - Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên 
môn. Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo 
dục và đào tạo. Dự các buổi chuyên đề của phòng, của trường, dự giờ đồng nghiệp 
tạo điều kiện cho tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.
 - Bản thân tôi có lòng yêu nghề mến trẻ luôn nhiệt tình với công việc, đặc biệt 
luôn có sự đam mê đối với bộ môn Làm quen văn học. Tôi luôn không ngừng tìm tòi 
học hỏi để sáng tạo các tiết dạy hấp dẫn, đạt kết quả cao. Có kế hoạch chương trình 
ngay từ đầu năm học.
 - Soạn bài chi tiết, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời 
gian cho từng phần phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng phương pháp bộ môn, có 
chuẩn bị đủ và sử dụng đồ dùng cho cô và trẻ trong hoạt động.
 - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, 
tìm kiếm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học.
 Khó khăn: 
 - Là lớp có số lượng khá đông (do 2 lớp học chung phòng), một số trẻ còn rất 
nhút nhát, ít nói. Do đó mỗi khi có giờ dạy làm quen văn học tôi gặp trở ngại rất lớn 
từ việc sắp xếp chổ ngồi, cũng như việc hướng dẫn làm sao 100% trẻ được quan sát, 
lắng nghe và tiếp nhận kiến thức từ cô rõ ràng chính xác. 
 - Có nhiều cháu mới đi học nên còn nhút nhát ngôn ngữ chưa được rõ ràng.
 - Nhiều trẻ còn nói ngọng nên ảnh hưởng đến việc phát âm
 - Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các 
kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu 
động, khả năng tập trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế.
 - Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường cho giáo viên bằng 
nhiều hình thức, nhiều phương pháp khác nhau nhưng đôi khi còn nóng vội nên hiệu 
quả chưa cao
 - Môi trường lớp học chưa kích thíchđược khả năng cảm nhận tác phẩm nghệ 
thuật cho trẻ.
 Để khảo sát và đánh giá được khả năng cảm thụ văn học của trẻ, tôi đưa ra 
bảng đánh giá sau:
 5 trẻ tham gia. Trẻ sẽ được “đọc”, xem các câu chuyện mà trẻ thích, được chơi với các 
con rối trẻ yêu, được nghe các câu chuyện bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thúKhi trẻ 
được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dàn dần cảm nhận được nhũng cái hay cái đẹp trong 
các tác phẩm đó và sẽ càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. . 
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với văn học: Trẻ được cùng cô và các 
bạn đọc thơ, đọc đồng dao ( Cô giáo lưu ý hướng trẻ đọc thật diễn cảm theo nội dung 
và nhịp điệu của tác phẩm), trẻ được ngồi dưới tán cây nghe cô kể các câu chuyện cổ 
tích, những câu chuyện gắn với cuộc sống hàng ngày của các con
 Qua hoạt động dạo chơi này cô giáo còn có thể cung cấp cho trẻ nhiều từ ngữ về 
cảnh vật cây cối xung quanh
 *Biện pháp 2: Dạy trẻ cảm thụ văn học trên tiết học.
 - Muốn trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học trước hết cô giáo cần nắm bắt 
được khả năng của trẻ như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm 
quen với tác phẩm văn học giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình giảng day 
tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu 
truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung 
câu chuyện, bài thơ. Kết quả đạt như sau:
 + 45% trẻ nhớ và nói được nội dung câu truyện , bài thơ.
 + 55% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu truyện, bài thơ.
 Hay tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi thật gần với trẻ như: 
 7 Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục 
đích - yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục 
phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú 
ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, 
thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự 
chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu 
sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng 
được nâng cao.
 - Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay 
một bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. 
Vì vậy khi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao 
khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.
 * Điều mà tôi đặc biệt chú ý trong các tiết học là phải đưa ra nhiều hình thức 
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
 - Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện, 
muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, 
đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. 
 - Như trước kia các tiết dạy thường dùng tranh minh họa để dạy thơ và truyện 
để chuẩn bị cho tiết dạy được tốt hơn tôi đã làm máy quay để dạy cho trẻ, khi trẻ 
được học bằng máy quay tôi thấy trẻ rất thích thú và chú ý học vì vậy tôi thấy việc 
chuẩn bị đồ dung cho các tiết học là rất cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_mau_giao.docx