Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo

docx 17 trang skkn 02/05/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng tạo"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
3. Tác giả:
Họ và tên: 
Ngày tháng năm sinh: 
Trỡnh độ chuyên môn: Đại học Sư Phạm Mầm Non
Chức vụ, đơn vị công tác: 
Điện thoại: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Có đầy đủ đồ dùng, tranh ảnh, 
trang thiết bị có liên quan
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ 
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
XÁC ĐỊNH CỦA PHÒNG GDĐT
 1 * Đối tượng áp dụng sáng kiến:
 Sáng kiến được áp dụng đối với trẻ 3 tuổi A tại trường Mầm non Vạn Phúc và 
có thể áp dụng tại một số lớp trường bạn
3. Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: 
+ Khả năng áp dụng sáng kiến: "Một số biện pháp dạy trẻ 3 tuổi kể chuyện sáng 
tạo "được thực hiện tại...... Ngoài ra còn được áp dụng ở trường bạn
+ Ích lợi thiết thực của sáng kiến: Thông qua việc trẻ được trải nghiệm sẽ làm 
tăng vốn từ cho trẻ, khả năng kể chuyện lưu loát, diễn cảm, có tính sáng tạo
4.Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, tham gia vào các hoạt động tích 
cực, hứng thú, đồng thời hình thành ở trẻ kĩ năng và thái độ tích cực đối với môi 
trường xung quanh.
- Vốn từ của trẻ phong phú, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, trẻ biết diễn đạt câu 
biết sử dụng ngữ điệu giọng do đó trẻ nhận thức thế giới xung quanh cũng như 
tiếp nhận tri thức dễ dàng hơnvà thể hiện được tình cảm của mình qua việc kể 
chuyện sáng tạo
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. 
-Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích; Phối hợp với phụ huynh để tạo 
môi trường cho trẻ tích cực kể sáng tạo chuyện cổ tích. Từ đó giúp trẻ biết kể 
sáng tạo những chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của riêng mình, trẻ biết lựa 
chọn những hình ảnh, hành động đời thường để sáng tạo thêm cho nội dung 
chuyện cổ tích thêm phong phú có thể thêm hoặc bớt chi tiết tuỳ theo khả năng 
và ý thích của trẻ. 
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến.
- Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho môn học, tổ 
chức các câu lạc bộ bé yêu thơđể tạo môi trường giáo dục, sân chơi cho trẻ
- Giáo viên phải tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững yêu cầu 
chương trình (Trẻ đã biết gì? Trẻ muốn biết gì? Trẻ cần biết gì?...) để từ đó linh 
hoạt lựa chọn các nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
 3 chuyện cổ tích bằng nhiều hình thức khác nhau cho trẻ mẫu giáo3 tuổi. Trẻ có 
những cảm nhận, khái niệm ban đầu về truyện cổ tích. Giúp trẻ tự tin lựa chọn 
kể sáng tạo những câu chuyện cổ tích bằng chính ngôn ngữ của mình, trẻ biết 
sáng tạo qua mỗi lần kể và yêu thích chuyện cổ tích với những giá trị nhân văn 
của nó. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên đặc biệt là khả 
năng thể hiện các tác phẩm văn học. 
2. Cơ sở lý luận. 
2.1Biện pháp là gì? 
Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể
2.2. Khái niệm truyện cổ tích.
 Truyện cổ tích là truyện lưu truyền trong dân gian, nó có ý nghĩa giáo dục 
con người, trong truyện thường có các nhân vật thần thoại và huyền ảo. Tích 
truyện xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật 
dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có 
hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu 
chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Nội dung của 
truyện cổ tích thường bao gồm các điểm sau đây: Phản ánh và lý giải những 
xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhân dân; triết 
lý sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân. Tinh thần lạc quan 
trong cổ tích chính là lòng yêu thương quý trọng con người, từ đó mà yêu đời, 
tin vào cuộc đời. Hầu hết truyện cổ tích đều gián tiếp hoặc trực tiếp nêu lên vấn 
đề về giáo dục đạo đức. Đạo đức luôn gắn với tình thương, lấy tình thương làm 
nền tảng. 
2.3. Kể sáng tạo chuyện cổ tích. 
 Kể sáng tạo truyện cổ tích có thể được quan niệm như sau: Vẫn giữ 
nguyên nội dung cốt truyện, làm phong phú cốt chuyện hay nói cách khác kể 
chuyện sáng tạo không làm biến dạng. Sáng tạo không có nghĩa là sáng tạo ra 
một câu truyện cổ tích mới mà căn cứ vào những yếu tố động, biến đổi của 
truyện để sáng tạo trong 4 kể. Sáng tạo trong diễn đạt ngôn ngữ kể làm câu 
chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn nhưng nội dung cốt chuyện thì không thay 
đổi.
 Mục đích của việc kể sáng tạo chuyện cổ tích là giúp trẻ yêu những câu 
chuyện cổ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua đó nhằm xây dựng ở trẻ nhân cách 
đạo đức biết yêu ghét rõ ràng, cũng là phương tiện nâng cao trí tuệ, phát triển trí 
nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, củng cố kiến thức kỹ năng sống, sự tự tin cho trẻ. 
Nhằm mục đích truyền cho trẻ hiểu thêm về vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: 
Lòng nhân ái, thủy chung; tính công bằng, yêu lẽ phải; tính cần cù chịu khó; yêu 
nước, thương nòi; tính tự tin và lạc quan yêu đời.
 5 và trí tưởng tượng của trẻ, trẻ cảm thụ là một việc làm thiết thực từ cách thể hiện 
những nhân vật xấu tốt mà trẻ ý thức được thêm về nghệ thuật ngôn ngữ, nhằm 
phát triển toàn diện ở trẻ đặc biệt về ngôn ngữ và tình cảm cũng như nhận thức 
về xã hội. Đối với trẻ mẫu giáo 3 tuổi hoạt động sáng tạo được thể hiện trong 
mọi hoạt động đặc biệt qua hoạt động vui chơi và hoạt động học tập. Trong nội 
dung sáng kiến kinh nghiệm này với việc hệ thống hóa những biện pháp và xây 
dựng một số biện pháp mới dựa trên các phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm 
quen với tác phẩm văn học: Trao đổi, gợi mở, sử dụng các phương tiện đồ dùng 
trực quan, giúp trẻ sáng tạo truyện cổ tích làm cho câu chuyện thêm phong 6 phú 
về hình thức, sâu sắc về nội dung và nâng cao hiệu quả giáo dục, sáng tạo gắn 
với hoạt động kể. Do đó sáng tạo được giới hạn trong hoạt động của chủ thể và 
được thể hiện trong quá trình vận động những đặc trưng của truyện cổ tích. Mức 
độ sáng tạo được thể hiện ở chỗ: Làm biến đổi, làm khác, làm mới ít nhiều bản 
kể.
 3.Điều tra thực trạng
*Thuận lợi.
 - Trường nằm ở trung tâị xã đi lại thuận tiện, sân chơi sạch sẽ có đồ chơi ngoài 
 trời. Lớp học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
 theo mùa, lớp được trang bị các tài liệu, sách truyện để làm tài liệu dạy - học kể 
 truyện cổ tích. Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn với 
 năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng đọc, 
 kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết hướng dẫn cho trẻ kể chuyện sáng tạo; 
 - Luôn nhận được sự tín nhiệm và tin cậy tham gia giáo dục của phụ huynh, 
 được trẻ tin yêu, được đồng nghiệp gần gũi, chia sẻ. Đa số trẻ có đồng độ tuổi, 
 là con cán bộ công chức nhà nước nên có nhiều cơ hội, nhiều điều kiện được 
 tiếp xúc với thế giới xung quanh, vì vậy ngôn ngữ nói của trẻ phát triển tốt.
 * Khó khăn. 
 -Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh trên, để dạy trẻ kể sáng tạo chuyện cổ 
 tích thì còn một số khó khăn sau: Đồ dùng trực quan dành cho nội dung kể 
 truyện cổ tích còn ít chưa đa dạng phong phú. Đặc biệt là đồ đùng cho trẻ hoạt 
 động còn rất ít, do chưa có kế hoạch bổ sung đồ dùng dành cho kể chuyện theo 
 từng chủ đề, việc sưu tầm đồ dùng còn thiếu yếu tố thẩm mỹ, chưa vận động 
 phụ huynh đóng góp tranh truyện bổ sung vào góc văn học. Tính sáng tạo, khả 
 năng diễn đạt, triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến trong kể chuyện của 
 trẻ còn hạn chế do từ trước đến nay việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn 
 học chỉ dừng ở việc cho trẻ nhớ tên chuyện, hiểu nội dung truyện và thuộc 
 truyện. Khả năng sử dụng máy tính, soạn giảng trình chiếu để gây hứng thú cho 
 trẻ trong tiết kể chuyện, cũng như việc sưu tầm những video, những tranh ảnh 
 trên mạng của giáo viên còn hạn chế. Một số bậc phụ huynh do bận rộn công 
 7 chuyện với trẻ về các tình tiết, nhân vật, hoạt cảnh cần trong câu chuyện và 
 giao nhiệm vụ hoặc cho trẻ tự nhận mang các nguyên liệu, các học liệu, đồ 
 dùng như vải, len, bọt biển để làm rối nhân vật Lọ lem, mẹ ghẻ, hai cô em 
 gái...;giấy báo, màu nước, bọt biển làm quả Bí ngô; cô chuẩn bị bóng kính để 
 làm đôi giày thủy tinh....
 + Nguồn bổ sung đồ dùng: Giáo viên tự làm, vận động phụ huynh đóng góp 
 truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày, sưu tầm từ 
 mạng Internet, các truyện tranh đã cũ...và từ sự đầu tư của nhà trường 
 +Bài tiết đồ dùng: Hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn 
 học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường; tranh, 
 con rối, sách chữ to bổ sung vào góc kể chuyện, sưu tầm các vi deo-clip và lưu 
 giữ khoa học trong máy tính xách tay... Định hướng cho trẻ kể sáng tạo chuyện 
 cổ tích: Để dạy trẻ kể chuyện sáng tạo cô giáo định hướng cho trẻ sáng tạo về 
 tên truyện, tình tiết diễn biến câu chuyện: 9 Sáng tạo về tên truyện: Định hướng 
 cho trẻ dựa vào nội dung câu chuyện để đặt tên truyện khác với tên truyện ban 
 đầu nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nội dung câu chuyện. Ví dụ: Với câu 
 chuyện "Cây khế" giáo viên có thể đặt câu hỏi: Dựa vào nội dung câu chuyện 
 con hãy tự đặt tên khác cho câu chuyện. Trẻ sáng tạo về tên truyện như: 
 Phượng Hoàng tốt bụng; Cây khế và chim thần; Hai anh em. 
 +Sáng tạo về tình tiết trong diễn biến của câu chuyện: Trong một số câu 
 chuyện cổ tích phần diễn biến được giải quyết một cách nặng nề, cái ác bị trừng 
 trị quá khắt khe, tàn nhẫn.
 Ví dụ: Người anh trong câu chuyện "Cây khế" bị chim hất xuống biển chết; 
 Lý Thông trong chuyện "Thạch Sanh" thì bị sét đánh chết...Trong những tình 
 tiết như vậy giáo viên có thể định hướng cho học sinh thay đổi bằng các tình 
 tiết khác giảm nhẹ về mức độ "trừng phạt" kẻ xấu. 
 Ví dụ: Với câu chuyện "Cây khế" người anh bị chim Phượng Hoàng hất 
 xuống biển chết. trong trường hợp này giáo viên có thể định hướng cho học 
 sinh sáng tạo về mức độ "trừng phạt" kẻ ác một cách nhân văn hơn. 
 Giáo viên đặt câu hỏi: Con có thể đưa vào câu chuyện một cách"trừng phạt" 
 khác đối với người anh? Trẻ sáng tạo một số phương án như:
 - Sau khi bị chim hất xuống biển người anh bị dạt vào một đảo vắng và không 
bao giờ về đoàn tụ với gia đình được nữa. 
- Khi bị chim hất xuống biển người anh đã được người em cứu vớt, người anh 
đã thấy xấu hổ, ân hận từ đó chở đi người anh hết lòng quan tâm, thương yêu 
người em.
Biện pháp 2: Triển khai hiệu quả phương pháp đàm thoại và trực quan. 
Vì nhận thức của trẻ là trực quan hình tượng nên việc thực hiện nhuần nhuyễn 
phương pháp đàm thoại và trực quan sẽ giúp trẻ nắm bắt câu chuyện một cách 
 9 Ví dụ: Truyện "Tích Chu" cô chuẩn bị các bức tranh: Tranh 1: Tích Chu 
 đang leo đèo lội suối. Tranh 2: Tích Chu gặp bà tiên. Tranh 3: Bà đang quạt 
 cho Tích Chu ngủ. Tranh 4: Bà ôm Tích Chu vào lòng. 
Biện pháp 3: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy trẻ kể sáng tạo truyện 
cổ tích.
 Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, việc áp 
dụng công nghệ thông tin đã giúp ích và hỗ trợ tích cực trong quá trình dạy học 
với những hình ảnh sinh động, những video - clip có gắn liền hình ảnh, âm thanh 
được sưu tầm và tải về qua Internet gắn với nội dung bài dạy. Đây là nguồn tư 
liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng, hấp dẫn tạo hứng thú và sáng 
tạo cho trẻ trong học tập, vui chơi nói chung, trong kể chuyện cổ tích nói riêng. 
Việc sưu tầm những video, những tranh ảnh trên mạng cần được lựa chọn phù 
hợp với câu chuyện cổ tích theo chủ đề, đảm bảo tính phù hợp, tính thẩm mỹ, 
tính giáo dục... Với những hình ảnh sinh động, hấp dẫn sẽ kích thích được trí 
tưởng tượng sáng tạo của trẻ, trẻ hứng thú tham gia kể truyện và kể một cách 
sáng tạo. 
 Ví dụ: Câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" Cảnh cô bé đi vào rừng trong 
tranh do nhà trường trang cấp chỉ có hình ảnh: Cô bé quàng chiếc khăn đỏ, các 
cây cổ thụ, cây hoa rừng hai bên đường. Nhưng khi tôi thiết kế bằng trình chiếu, 
tôi đã đưa thêm các chi tiết, hình ảnh động như bướm đang bay, chim đang hót 
trên cành, cô bé đang nhảy nhót hát ca và một số hình ảnh con vật sống trong 
rừng như hươu, nai, sóc. Trẻ đã biết kể thêm các chi tiết nhỏ làm cho câu chuyện 
thêm hấp dẫn. Trẻ kể: Cô bé đi vào rừng, vừa đi vừa cất cao tiếng hát "Vào rừng 
xem hoa, nghe tiếng chim rừng vui ca, tìm vài bông hoa, cùng hái đem tặng bà". 
Nghe cô bé hát chim cũng hòa theo hót líu lo...
 Biện pháp 4: Dạy trẻ thể hiện nhân vật trong chuyện cổ tích.
 Các nhân vật trong chuyện cổ tích thường có tính cách đối nghịch nhau như: 
Hiền - ác; hống hách - khiêm tốn; chăm chỉ - lười biếng... Đi kèm với mỗi phạm 
trù này thì giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật cũng khác nhau. Việc 
dạy trẻ thể hiện nhân vật trong truyện cổ tích không những giúp trẻ nhớ, kể, kể 
sáng tạo câu chuyện mà còn định hướng cho trẻ biết yêu quý những đức tính tốt 
đẹp, phê phán, tránh xa những đức tính xấu. Trong việc dạy trẻ thể hiện vai nhân 
vật. Tôi luôn chú trọng đến việc diễn tả được cả nội tâm và tâm trạng của nhân 
vật một cách phù hợp. Với những giọng điệu nhân vật khác nhau mà cô hướng 
dẫn trẻ kể và nhấn mạnh vào những từ để làm nổi bật rõ ý, tính cách của nhân 
vật và các điệu bộ cử chỉ cụ thể là:
 Giọng điệu: Căn cứ vào diễn biến tâm trạng của nhân vật, hành động của 
nhân vật, bối cảnh xảy ra các tình tiết đó mà lựa chọn ngữ điệu thể hiện phù hợp. 
Ví dụ: Lão địa chủ trong truyện “Cây tre trăm đốt” là nhân vật phản diện không 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_tuoi_ke_ch.docx