Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

docx 6 trang skkn 19/10/2023 5181
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp. Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt, giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non là việc làm hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc và mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trẻ em bây giờ đặc biệt là trẻ mầm non hầu như kỹ năng tự lập rất ít, phần lớn đều phụ thuộc vào người lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ cần uốn nắn, dìu dắt trẻ ngay từ lúc trẻ bắt đầu đến trường. Đó chính là rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ để trẻ tự hòa mình làm quen với những việc gần gũi hàng ngày: tự mặc quần áo, tự đi giày dép, lau chùi bàn ghế, dọn dẹp đồ dùng cùng cô, tự phục vụ bản thân. Đây là một trong những nội dung quan trọng để hình thành kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn khi hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này. Đặc biệt hơn đối với trẻ 3-4 tuổi, trẻ đã xuất hiện nhu cầu tự lập, biểu hiện trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mong muốn được tự mình làm những công việc như người lớn. Hiện nay, mỗi một gia đình chỉ sinh 1-2 con, vì vậy con cái rất được yêu chiều, nhiều đứa trẻ chỉ biết hưởng thụ. Bên cạnh đó, phụ huynh thường hay thương con, sợ con làm mệt nên làm thay cho con, hoặc có một số phụ huynh không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng, mất tự tin ở trẻ. Thực tế, trẻ ở trường mầm non Lâm Thủy nói chung và trẻ ở lớp tôi phụ trách nói riêng, trẻ đã có sự tiến bộ hơn nhiều so với những năm trước, trẻ hoạt bát hơn, nhanh nhẹn hơn và có sự tự tin hơn. Nhưng để trẻ có tính tự lập và có sự tương đồng so với trẻ vùng đồng bằng thì rất khó, vì đa số trẻ ở đây đều dân tộc Bru Vân Kiều, trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin. Trẻ sống trong môi trường bản làng nhỏ hẹp, trẻ ít được đi chơi hoặc tiếp xúc những nơi đông người, phương tiện nghe nhìn ở gia đình trẻ đa phần là không có, dẫn đến mọi kỹ năng của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ lại thiếu khả năng tự lập và thường hay dựa dẫm vào người khác. Chính vì những lý do trên, bản thân tôi đã quyết định chọn “Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp * Mục đích: - Giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân. - Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi cần thiết. - Giúp trẻ biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định * Thứ nhất: Hoạt động mọi lúc mọi nơi - Đón trẻ - trả trẻ: Đây là kỹ năng giao tiếp được xem là một phần năng lực cần thiết cho trẻ mỡ rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến nhà trường và xã hội Vì vậy, vào giờ đón trẻ tôi vui vẻ niềm nở với trẻ, động viên, khuyến khích trẻ chào hỏi lễ phép với bố mẹ, cô giáo và các bạn. Hướng dẫn trẻ tự đưa đồ dùng cá nhân của mình cất gọn gàng ngăn nắp vào ngăn tủ đúng nơi quy định và tự vào lớp để chơi cùng bạn. Khi bố mẹ đón trẻ tôi thường nhắc nhở trẻ chào cô, chào các bạn và chào bố mẹ, hướng dẫn trẻ tự đến tủ lấy đồ dùng cá nhân như ba lô, dép, mủ Ví dụ: Con chào cô đi nào, con đưa ba lô đến cất ở tủ mình nào, hay con xếp dép vào giá cho ngăn nắp nhé, hoặc con đến lấy đồ dùng của con để về với mẹ Ban đầu trẻ chưa có kỹ năng trong việc tự cất và lấy đồ dùng, trẻ làm còn vụng về và chậm chạp. Chính vì vậy tôi luôn giúp đỡ, hướng dẫn, và có thể cùng làm với trẻ, thường xuyên khen ngợi, khuyến kích động viên trẻ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, dần dần trẻ có kỹ năng và thói quen hơn. - Giờ hoạt động góc: Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học đặc biệt tại các góc chơi như: Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, góc nào cũng đa dạng và phong phú về đồ chơi. Chủ yếu các góc chơi mang tính mở để kích thích rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự lập cơ bản. Rèn cho trẻ biết tự làm mọi việc: Như trẻ biết tự lấy cất đồ dùng, đồ chơi vào các góc theo quy định, gọn gàng, ngăn nắp. Trẻ biết chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn, hướng dẫn trẻ biết hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành vai chơi và nội dung chơi của nhóm mình Ví dụ: ở góc xây dựng, sau khi trẻ về góc, trẻ thoả thuận vai chơi, trẻ biết nhiệm vụ của mình và lấy đồ dùng, đồ chơi ở góc chơi để xây dựng công trình, khi trẻ chơi xong trẻ sắp xếp đồ chơi bỏ vào nơi quy định. Hoặc ở góc phân vai trẻ biết làm cô bán hàng, sắp xếp quày hàng, trẻ biết chơi với búp bê chăm sóc em búp bê, sau khi chơi xong tôi hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng vào rá và bỏ vào góc chơi, vệ sinh ở góc chơi sạch sẽ - Giờ vệ sinh: Giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ chính bản thân trẻ vì đây là một trong những kỹ năng mà trẻ được làm thường xuyên ở trường cũng như ở nhà nhằm giúp trẻ phát triển thể chất và phòng chống một số bệnh. Vì vậy cô giáo cần rèn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như: Hướng dẫn trẻ tự rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và những lúc tay bẩn, hướng dẫn trẻ tự lau mặt đúng cách. Để trẻ thực hiện được các kỹ năng này thì lúc đầu tôi gặp rất nhiều khó khăn; trẻ lớp tôi đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên trẻ chưa có kỹ năng vệ sinh cá nhân, trẻ thực hiện các thao tác còn rất lúng túng vì vậy giáo viên rất vất vả trong việc hướng dẫn trẻ kỹ năng rữa tay, lau mặt Sau một thời gian thực hiện - Thông qua hoạt động: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé. Giáo dục trẻ biết rửa tay, lau mặt sạch sẽ. - Thông qua hoạt động dạy kỹ năng sống như: Dạy trẻ kỹ năng cách mặc quần áo, mặc dép, giày, dạy trẻ kỹ năng trẻ xếp chăn, kỹ năng cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định Ví dụ: Kỹ năng xếp chăn tôi hướng dẫn trẻ cách xếp chăn sao cho ngay ngắn gọn gàng, xếp xong trẻ tự cất chăn vào tủ. Biện pháp 2: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh trong việc rèn tính tự lập cho trẻ. Để thực hiện công tác rèn tính tự lập cho trẻ thì phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng, tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về việc cần thiết của rèn tính tự lập cho trẻ ở lứa tuổi này. Vào các giờ đón trẻ, trả trẻ tôi thường trao đổi và tuyên tuyền hướng dẫn phụ huynh các kiến thức, kỹ năng về rèn tính tự lập cho trẻ khi ở lớp cũng như ở nhà. Trao đổi với phụ huynh về những việc mà trẻ làm được và chưa được để phụ huynh có thể nắm bắt, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ thêm khi ở nhà. Ví dụ: Tôi trao đổi với phụ huynh bằng cách cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển tính tự phục vụ như tạo cơ hội cho trẻ được thực hành những công việc vừa sức giúp cha mẹ như (nhặt rau, quét nhà, tự vệ sinh cá nhân, rửa tay, lau mặt, rót nước uống, mặc áo quần, mặc dép, cất dép, lấy và cất đồ chơi đúng nơi). Qua đó giúp trẻ có sự tự lập một số thói quen nề nếp, sự sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. Tôi cũng thường xuyên tuyên truyền tính tự lập cho trẻ qua các buổi họp phụ huynh đầu năm học, giữa năm, qua góc cha mẹ cần biết tôi tuyên truyền cho phụ huynh hướng dẫn các kỹ năng như: xúc cơm ăn, mặc dép, cất đồ dùng cho trẻ để phụ huynh hướng dẫn cho trẻ khi ở nhà, không làm giúp trẻ mà để trẻ tự làm. Đối với những phụ huynh không đi đón con được thì tôi tuyên truyền qua nhóm zalo của lớp, chụp ảnh trẻ hoạt động đăng lên nhóm lớp, với những phụ huynh không có điện thoại thì tôi tận dụng thời gian về nhà trao đổi, nhờ vậy mà phụ huynh nhận thức được, phối kết hợp với cô trong việc rèn tính tự lập cho trẻ tốt hơn. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng “Biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” tôi thấy trẻ ở lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt như: trẻ đã có các kỹ năng trong việc tự phục vụ bản thân: rửa tay, lau mặt đúng quy trình, biết tự mặc/cởi quần áo, giày dép ; Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân và biết giúp đỡ các bạn khi cần thiết. Trẻ biết tự cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Trong các hoạt động, trẻ tự tin, mạnh dạn, hứng thú hơn. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_tinh_tu_lap_cho_tre_3_4.docx