SKKN Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi vận động giúp trẻ Mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ

docx 20 trang skkn 05/08/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi vận động giúp trẻ Mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi vận động giúp trẻ Mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ

SKKN Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi vận động giúp trẻ Mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ
 ĐỀ TÀI:
 “ Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi vận động 
 giúp trẻ Mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động
 giáo dục, vui chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ.”
 I. TÊN BIỆN PHÁP, LĨNH VỰC ÁP DỤNG.
 1. Tên biện pháp: Sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi vận động giúp trẻ 
mẫu giáo hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo giục, vui chơi nhằm 
phát triển thể chất cho trẻ.
 2. Lĩnh vực áp dụng: Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho đội ngũ giáo viên 
trong trường và trong ngành giáo dục mầm non, ở mọi vùng miền đất nước.
 II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP.
 Như chúng ta đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ 
dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Đặc biệt, đối trẻ ở lứa tuổi mầm 
non lại cần điều này hơn hết. Trò chơi không chỉ giúp cho trí tuệ, tình cảm, ngôn 
ngữ,  của trẻ được phát triển mà còn giúp cho trẻ phát triển hài hòa về thể chất 
làm cho tâm hồn trẻ thêm hồn nhiên, trong sáng.
 Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo riêng đều rất tò mò, ham hiểu biết, 
trẻ luôn thích thú với những điều mới lạ. Vì vậy những trò chơi mới, cách chơi mới 
sẽ khơi gợi được ở trẻ tính tò mò, ham thích khám phá. Tạo động lực cho trẻ tham 
gia vào trò chơi say sưa, tự nguyện và đầy hứng thú. Điều đó không chỉ làm thỏa 
mãn nhu cầu được chơi ở trẻ mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển toàn 
diện nhân cách trẻ mầm non. 
 Trò chơi vận động là 1 trong những yếu tố cần thiết hỗ trợ để phát triển toàn 
diện cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nên rất cần được phát triển. Trò chơi vận động 
thường dễ chơi, dễ hòa nhập, bất cứ nơi đâu: trong nhà, ngoài sân, ngoài công viên, 
khu vui chơi... Đều có thể tổ chức trò chơi vận động cho trẻ. Trò chơi vận động có 
tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động là 
hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách 
toàn diện và thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho 
trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển 
thể lực góp phần nâng cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng 
tượng. Tôi thấy việc tổ chức trò chơi vận động là một trong những việc cần thiết có 
ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhận thức được vai trò, tầm quan 
trọng của những trò chơi vận động đối với sự phát triển thể chất của trẻ tôi đã chọn 
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 1 Năm học 2020-2021 giáo dục mầm non thành phố thực hiện tiếp tục nâng 
cao chất lượng chuyên đề phát triên vận động, bên cạnh đó thực hiện sự chỉ đạo 
của phòng giáo dục đào tạo công văn số 485/PGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2020 
của Phòng giáo dục thành phố Tam Điệp về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ 
giáo dục thể chất, thể thao trong trường học năm học 2020-2021. Ngoài việc nhà 
trường và giáo viên phải xây dựng kế hoạch chuyên đề phát triển vận động, giáo 
dục thể chất thể thao cho trẻ cho trẻ trong nhà, còn đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải 
sáng tạo tìm tòi ra các biện pháp để kích thích trẻ tích cực tham ra vào các hoạt 
động phát triển thế chất có như vậy mới đem lại hiệu quả ra thiết thực nhất. Với 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, học bằng chơi chính vì vậy mà tôi sáng tạo, sưu tầm 
các trò chơi mới dựa trên các vận động cơ bản các tố chất vận động cần phát triển 
cho trẻ ở chương trình giáo dục mầm non để đưa vào các hoạt động giáo dục, 
hoạt động vui chơi của trẻ, giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các nội dung 
nhằm phát triển thể chất. 
 Theo chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục và kết quả mong 
đợi của giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo là: Phát triển nhóm cơ và hô 
hấp; Phát triển kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động; 
Phát triển cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt. Chính vì vậy mà với 
đề tài này tôi tập chung sáng tạo, sưu tầm các trò chơi vận động mới để đảm bảo 
sự phát triển của trẻ theo 3 nội dung trên.
 Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp những thuận lợi và khó 
khăn sau.
 - Thuận lợi:
 + Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo, hiểu 
được tâm sinh lý của trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, 
giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi mầm non.
 + Đa số các cháu năng động, hăng say vào các hoạt động đặc biệt là hoạt 
động giáo dục thể chất.
 + Có môi trường lớp học sạch sẽ.
 - Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp những khó khăn sau:
 + Phòng học còn trật hẹp nên dẫn đến hoạt động học tập và vui chơi của trẻ 
còn hạn chế.
 + Một số trẻ còn nhút nhát trong quá trình tham gia vào các hoạt động của 
lớp.
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 3 được nhiều cốc đổ hơn và xong trước bạn đó dành chiến thắng. ( Nếu theo đội, bạn 
nào thắng được rút 1 lá cờ, và kết quả đội nào có nhiều cờ hơn thì đội đó dành 
chiến thắng).
 Trẻ chơi thổi cốc 
 - Cốc được đục thủng đáy và xuyên vào sợi dây, 2 bạn sẽ cầm căng sợ dây 
ra. Thi đua giữa 2 bạn, bạn đó phải dùng hơi thổi thật mạnh sao cho cốc di chuyển 
từ đầu dây nọ đến đầu dây kia, bạn nào làm được cốc đến được đầu dây kia trước 
bạn đó dành chiến thắng. ( Nếu thi theo đội, bạn nào thắng được rút 1 lá cờ, và kết 
quả đội nào có nhiều cờ hơn thì đội đó thắng).
 Trẻ chơi thổi bóng bay và chuyển cốc
 Hình 3 : 2 đội có số lượng cốc và bóng bay bằng nhau, lần lượt 2 bạn của 2 
tổ phải dùng hơi thổi thật nhanh, mạnh để bóng bao căng lên sao cho khi nhấc 
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 5 Trẻ chơi chuyển bóng bằng 2 tay
 * Trò chơi 2: Đôi chân khéo léo.
 - Mục đích: Thông qua trò chơi phát triển tố chất nhanh nhẹn và khéo léo 
của đôi chân.
 - Chuẩn bị: Bàn, ghế được xếp như hình 1, ghế và vòng to xếp như hình 2.
 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 5 tuổi.
 - Cách chơi: (Thi đua theo tổ) 2 bạn ở đầu hàng bước qua từng ghế ( vòng) 
thật nhanh, sao cho không đổ ghế, bạn đầu tiên bước ra khỏi các ghế (vòng) thì bạn 
tiếp theo mới được thực hiện tiếp cứ như vậy đội nào hết số bạn trước thì đội đó 
dành chiến thắng. 
 - Luật chơi: Không được làm đổ ghế, nếu vi phạm sẽ phải quay lại thực hiện 
lại sau.
 Trẻ chơi bước nhanh qua ghế
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 7 Hai bạn cầm 2 đầu của tờ báo sao cho tờ báo căng ra để 1 quả bóng lên trên, 
cùng nhau đi di chuyển từ vạch xuất phát đến vạch đích sao cho bóng không rơi ra 
ngoài, đến vạch đích bỏ bóng vào rổ rồi quay lại đưa tờ báo cho 2 bạn tiếp theo 2 
bạn theo theo thực hiện tiếp tục như thế đến cuối cùng đội nào hết số bóng trước 
đội đó dành chiến thắng.
 Trẻ chuyển bóng bằng bìa cát tông Trẻ chuyển bóng bằng tấm vải có cắt 
 có khoét các lỗ hổng khoét các lỗ
 Hai bạn ( hoặc nhóm bạn) cầm 2 đầu của hộp cát tông ( xung quanh tấm vải) 
các bạn cùng di chuyển từ vạch xuất phát đến vạch đích sao cho bóng không rơi ra 
ngoài, đến vạch đích bỏ bóng vào rổ rồi quay lại đưa bìa ( tấm vải) cho các bạn 
tiếp theo, các bạn theo theo thực hiện tiếp tục như thế đến cuối cùng đội nào có 
nhiều bóng hơn đội đó dành chiến thắng.
 * Trò chơi 4: Nào mình cùng nhảy
 - Mục đích: Thông qua trò chơi phát triển sức mạnh của đôi chân.
 - Chuẩn bị: Can dầu 5L được khoét các lỗ xung quanh như hình.
 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 2-5 tuổi.
 - Cách chơi- luật chơi: Thi đua theo cá nhân.
 - Mỗi bạn đeo 1 can dầu có số lượng bóng bằng nhau, các bạn sẽ bật nhảy tại 
chỗ theo nền 1 bản nhạc, hết bản nhạc bạn nào còn ít bóng trong can hơn thì bạn đó 
dành chiến thắng.
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 9 Trẻ chơi chuyển hộp Trẻ chơi lật ghế
 + Hình 1: Hai bạn 2 đầu hàng bật qua chiếc cốc đầu tiên rồi ngồi xổm úp 
ngược chiêc cốc thứ 2 xuống tại chỗ thực hiện tiếp tục như thế đến hết rồi về ghế 
ngồi, bạn tiếp theo mới được thực hiện như bạn 1 nhưng úp xuôi cốc lại, cứ như 
vậy thực hiện đến hết số bạn của đội mình. 
 + Hình 2: Chơi như hình 1 nhưng bật ngang sang 2 bên rồi quay lại dùng 2 
tay lật 2 cốc. 
 + Hình 3 : Hai bạn 2 đầu hàng bật vào vòng rồi ngồi xổm nhặt khối nhựa từ 
trái chuyển qua phải xồi lại bật vào vòng tiếp theo thực hiện tiếp tục như thế đến 
hết rồi về ghế ngồi, bạn tiếp theo mới được thực hiện như bạn 1 nhưng chuyển 
khối nhựa từ phải qua trái, cứ như vậy thực hiện đến hết số bạn của đội mình. Đội 
nào hết số bạn trước đội đó dành chiến thắng. 
 + Hình 4 : Hai bạn 2 đầu hàng bật liên lục vào vòng cho đến hết rồi nhanh 
tay (kết hợp di chuyển chân) dựng những chiếc ghế lên theo hàng ngay ngắn cho 
đến hết số ghế rồi về chỗ ngồi bạn tiếp theo mới được thực hiện như bạn 1 nhưng 
lại lật ngược ghế ra, cứ như vậy thực hiện đến hết số bạn của đội mình. 
 * Luật chơi: Đội nào hết số bạn trước đội đó dành chiến thắng.
 b. Các trò chơi bò, trườn.
 * Trò chơi 1: Vượt chướng ngại vật
 * Mục đích: Thông qua trò chơi phát triển sự phối hợp hợp nhịp nhàng của 
bàn tay bàn chân, bàn tay cẳng chân và tố chất nhanh mạnh, khéo.
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 11 + Hình 3 : Lần lượt từng bạn bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng, và 
bật liên tục qua vòng.
 + Hình 4 : Trẻ úp người gác 2 chân lên ghế, 2 tay chống xuống đất, đồng 
thời tay chất đi chuyển sang trái về phái đầu bên kia của dãi ghế.
 - Luật chơi: Bạn nào không làm đổ cốc, vòng, bàn ghế và về tới đích trước 
thì dành chiến thắng 
 c. Các trò chơi tung ném, bắt, truyền, lăn bóng
 * TC 1: Đôi tay khéo
 - Mục đích: Thông qua trò chơi trẻ phối hợp nhịp nhàng của tay, mắt cũng 
như sự nhanh nhẹn khéo léo. 
 - Chuẩn bị: H1, 2: bóng, rổ hoặc hộp giấy, H3: bàn và các hộp giấy xếp 
thành hình tháp.
 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 3-5 tuổi.
 - Cách chơi: Thi đua theo cá nhân hoặc nhóm.
 Tung bóng và bắt bóng bằng rổ Lăn bóng và đỡ bóng bằng rổ
 + Hình 1, 2: Cô tung, lăn bóng trẻ dùng rổ, hoặc hộp cát tông đỡ, bắt bóng. 
Bạn đỡ được nhiều bóng hơn bạn đó dành chiến thắng. 
 Trẻ chơi lăn bóng
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 13 + Hình 3: Trẻ vòng kéo bóng dích zắc qua những chiếc lốp về đích, đội nào 
kéo chuyển bóng về đích trước thì đội đó dành chiến thắng.
 -Luật chơi: Quả bóng nào rơi không được tính, Đội nào mang được nhiều 
bóng về thì đội đó dành chiến thắng.
 * Trò chơi 3: Tay gôn tài ba
 - Mục đích: Thông qua trò chơi trẻ phối hợp nhịp nhàng của tay, mắt.
 - Chuẩn bị: Bóng bay, bóng nhựa, gậy, rổ nhựa, các khối gỗ.
 - Đối tượng áp dụng: Trẻ 4-5 tuổi.
 - Cách chơi: 
 Trẻ dùng gậy đưa bóng vào rổ Trẻ dùng gậy đưa bóng theo đường dích dắc
 + Hình 1: Trẻ dùng gậy đưa các quả bóng bay trên sàn vào rổ.
 + Hình 2: Trẻ dùng gậy đưa các quả bóng đi theo đường dích dắc từ đầu nọ 
sang đầu kia và đưa bóng vào rổ.
 * Luật chơi: Đội (bạn) nào đưa được nhiều bóng váo rổ thì đội đó dành 
chiến thắng.
 * Trò chơi 4: Trổ tài khéo léo
 - Mục đích: Giúp trẻ biết phối hợp tay mắt và sự khéo léo trong khi thực 
hiện trò chơi.
 - Chuẩn bị: nắp hộp catton, đĩa giấy có lỗ thủng, bóng nhựa, cốc nhựa, giấy 
xé vụn.
 - Cách chơi: 
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 15 3. Trò chơi phát triển sự khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
 * Trò chơi 1: “Tay đâu”
 * Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng 
giao tiếp.
 * Đối tượng áp dụng: Trẻ từ 3-5 tuổi.
 * Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao (một bé trai đứng đối diện 
1 bé gái)
 + Này cô bé, này cậu bé (chỉ tay về phía người đối diện)
 + Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia)
 + Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện)
 + Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục 
gãi nhẹ vào vai nhau)
 + Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau).
 * Trò chơi 2: Ngón tay nhảy
 * Mục đích: Thông qua trò chơi phát triển cơ tay, bàn tay và các ngón tay 
 * Đối tượng áp dụng: Trẻ từ 3-5 tuổi.
 * Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Hai bàn tay nắm lại giơ ra phía 
trước. trẻ nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô.
 “Bạn có thể nhảy một chân chứ?” (Giơ các ngón trỏ lên.)
 “Tôi có thể lắm chứ.” (Chống các ngón trỏ xuống mặt đất và làm động tác 
nhảy.)
 “Bạn có thể vẫy một tay chứ?” (Hai tay ra trước mặt, các ngón tay giơ thẳng 
và quay mặt hai lòng bàn tay vào nhau. Khi đọc câu văn, tay phải vẫy vẫy như 
đang hỏi tay trái.)
 “Tôi có thể vẫy một tay lắm chứ.” (Tay trái vẫy như trả lời tay phải.)
 “Tôi có thể vẫy hai tay chứ.” (Tay trái vẫy vẫy như hỏi lại tay phải.)
 “Tôi có thể vẫy hai tay lắm chứ.” (Cả hai tay đều vẫy vẫy như nhau.)
 2. Biện pháp 2: Áp dụng các trò chơi vào các hoạt động giáo dục, vui 
chơi cho trẻ trong trường mầm non.
 2.1. Hoạt động học: 
 - Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận 
động ôn hoặc trò chơi vận động. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ 
thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố chất 
nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng 
thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động
 NVSK: Nguyễn Thị Liên 17 

File đính kèm:

  • docxskkn_suu_tam_sang_tao_mot_so_tro_choi_van_dong_giup_tre_mau.docx