Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

docx 34 trang skkn 19/11/2023 8835
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm Non Tác giả : Nguyễn Thị Minh Hiền Đon vị công tác : Trường mầm non Nhân Chính Chức vụ : Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2021 - 2022 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường, lớp học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. Với tôi, hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những cảm xúc. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường, lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc với sự phát triển của trẻ, tôi chọn đã đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: - Đánh giá đúng thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm thế để xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc của đội ngũ giáo viên nhà trường. Mức độ phối hợp của CMHS với nhà trường trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NỘI DUNG LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trường học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa giáo viên với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tế cho thấy việc xây dựng trường, lớp học hạnh phúc đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. Để xây dựng trường học hạnh phúc luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có 6 Khảo sát về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến. Mức độ STT Nội dung khảo sát Đối tượng Tốt Khá Đạt Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng 1 18% 36% 45% nghiệp, với trẻ và Giáo viên phụ huynh. (28 giáo Kỹ năng xây dựng viên) môi trường lớp học 2 29% 39% 32% lấy trẻ làm trung tâm. Mạnh dạn, tự tin Học sinh 1 tham gia các hoạt 20% 36% 44% lứa tuổi động. mẫu giáo Chủ động chia sẻ (125 học suy nghĩ của mình 2 12% 16% 72% sinh) với bố mẹ, cô giáo và các bạn. Phối hợp với giáo viên tham gia các 1 08% 12% 80% Phụ huynh hoạt động do trường, học sinh lớp tổ chức. (125 phụ Tích cực tương tác huynh) trên nhóm Zalo của 2 15% 20% 65% lớp, trang Fanpage của trường. Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy mức độ tốt, khá có tỉ lệ chưa cao. Từ đó tôi bắt đầu thực hiện các giải pháp cho sáng kiến của mình. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường học sẽ hạnh phúc khi các mối quan hệ được tạo nên và thực hiện dựa trên sự tôn trọng, tình yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ với người khác. Để xây dựng nhà trường trong tình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người, trong đó cần nhất là sự chuyển biến về công tác quản lý. Người thay đổi đầu tiên phải là lãnh đạo, quản lý nhà trường, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý, không còn cách quản lý áp đặt, mà phải là người gần gũi, là nơi để cán bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia 8 Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng tổ chức Hội thảo qua phòng Zoom chủ đề xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. Trong hội thảo, tất cả các đồng chí giáo viên đều được nêu quan điểm của mình, qua đó giúp cho các đồng chí tự tin hơn, hiểu nhau hơn, cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Giáo viên tự tin hơn khi tổ chức giao lưu với CMHS qua các phòng Zoom, tích cực phối hượp với CMHS hướng dẫn con học tại nhà hiệu quả. (Phụ lục: hình ảnh 1) Kết quả của giải pháp 1: Qua 02 năm học áp dụng biện pháp này, tôi cảm thấy rất hài lòng vì những gì bản thân mình và tập thể đã làm được cho nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều vui vẻ, tự tin và gần gũi nhau. Công việc diễn ra trong ngày hết sức nhẹ nhàng, các cô đã và đang tiếp tục thay đổi để không những bản thân mình, đồng nghiệp, học sinh của mình và phụ huynh cũng thấy hạnh phúc. Tất cả đội ngũ thường xuyên chia sẻ với nhau, không những việc của trường mà còn cả việc của gia đình cũng tâm sự cùng nhau, chia sẻ để cùng nhau xây dựng ngôi trường luôn đầm ấm, hạnh phúc, tôn trọng và chia sẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ Việc xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thần dành cho trẻ là rất cần thiết trong việc xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. Trẻ đến trường, cảm nhận được môi trường, lớp học an toàn, ấm áp, thiên nhiên hài hòa, cây cối xanh tươi sẽ thấy vui hơn, hào hứng hơn khi tham gia các hoạt động học tập. CMHS đến trường thấy môi trường đẹp, an toàn thì thấy phấn khởi, yên tâm và kết hợp giáo viên làm tất cả những gì tốt nhất cho trẻ. Từ đó trẻ sẽ hạnh phúc, giáo viên và CMHS sẽ hạnh phúc. 2.1. Xây dựng môi trường trong lớp học Trong lớp học, nơi trẻ trải nghiệm hầu hết các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ . Trên tinh thần tiếp tục xây dựng môi trường theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, mọi đồ dùng, đồ chơi, giá góc sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc chơi của trẻ phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non, phù hợp từng lứa tuổi, có các góc mở cho trẻ hoạt động. Tạo môi trường trong lớp học phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ giúp tăng cường các điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được chơi thể hiện mình trên các 10 Những đồ chơi tưởng đã cũ giờ lại trở nên rực rỡ sắc màu, khiến sân trường sinh động hơn. Học sinh đi học trở lại sau nghỉ dịch đã rất hứng thú với cả sân trường đồ chơi mới. (Phụ lục: hình ảnh 5,7) Tại các sảnh hành lang, chúng tôi cho trang trí tạo các góc chơi nhỏ cho trẻ hoạt động: Góc ứng dụng Steam; góc hạnh phúc; góc sáng tạo nghệ thuật; góc thư viện, với cách trang trí gần gũi với trẻ, nhiều nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho trẻ hoạt động, trẻ đã rất hứng thú và chơi say sưa tại các góc này. Không những các con học sinh hứng thú với môi trường đẹp, hấp dẫn, mà phụ huynh học sinh cũng rất ngỡ ngàng khi thấy trường, lớp thay đổi, môi trường thân thiện, sáng, xanh, sạch, đẹp. Nhiều phụ huynh đã nói với chúng tôi rằng: “Các cô giỏi thế, yêu nghề và vì các con quá!”. Mỗi chúng tôi khi nghe được những chia sẻ, hay ánh mắt, niềm vui của phụ huynh, của trẻ khi đến trường là nhận thấy sự tin tưởng, hài lòng, bõ công vất vả của cả tập thể. Từ những niềm vui và kết quả đó bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong nhà trường đều thấy mình đã và đang tạo ra môi trường hạnh phúc cho trẻ. (Phụ lục: hình ảnh 6) Kết quả của giải pháp 2: Qua sự nỗ lực của cả đội ngũ, môi trường khuôn viên nhà trường và các lớp học đã được thay đổi rất nhiều. Các lớp đều có thông điệp riêng, có ý tưởng mà trẻ nhỏ đã được cùng cô xây dựng, vì thế mà các con yêu trường, yêu lớp hơn. Mỗi ngày ở trường thấy được niềm vui, mọi người gần gũi nhau hơn, công việc dù còn nhiều vất vả, mức lương còn hạn hẹp nhưng niềm vui thì đã rõ nét trong mỗi người. Trẻ vui vẻ, hạnh phúc, vì vậy mà tỷ lệ chuyên cần của nhà trường cũng rất cao. Tôi cảm nhận được sự chân thành, sự chia sẻ của đồng nghiệp nhiều hơn trước đây. Đội ngũ giáo viên, nhân viên xung phong đến trường vào ngày nghỉ để trang trí cho trường, lớp của mình ngày một đẹp và khang trang hơn. 3. Biện pháp 3: Tôn trọng cảm xúc của trẻ Tôi hướng dẫn giáo viên hằng ngày phải để ý từng động thái của trẻ, ghi vào sổ những bất thường, những khám phá mới về trẻ, những biểu hiện tích cực cũng như tiêu cực để hiểu trẻ. Từ việc hiểu trẻ, cô dễ dàng cảm hóa trẻ theo chiều hướng tích cực, giúp trẻ thay đổi những ý nghĩ, việc làm chưa tốt, nhân lên những bản tính tốt, lan tỏa gương trẻ làm việc tốt cho các bạn cùng học theo. 12 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ nhằm lan tỏa hạnh phúc Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non, lễ hội lại là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ. Mặt khác cần phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức tốt, đồng thời cũng là hình thức tuyên truyền các hoạt động của nhà trường tới phụ huynh. Tôi đã cùng với các đồng chí giáo viên thiết kế, xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong năm học phù hợp với trẻ, đáp ứng được nhu cầu của trẻ, tạo niềm vui và hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động trong ngày lễ hội. Đổi mới hình thức tổ chức các ngày hội, ngày lễ là điều mà chúng tôi muốn hướng đến, và chúng tôi đã thành công khi thực hiện nội dung này. Ví dụ: Tổ chức ngày hội đến trường của bé, ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, ngắn gọn, phần hội chúng tôi đã tổ chức thành một sân chơi cho trẻ với nhiều các hoạt động chơi cho trẻ được lựa chọn và tham gia như: giao lưu văn nghệ, tô tượng, làm tranh cát, tham gia các trò chơi dân gian, ; ngày Tết Trung thu cho các lớp thi bày mâm cỗ trung thu. Cô và trò với sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh đã say sưa thiết kế, bày mâm cỗ với đặc trưng riêng của lớp mình đẹp và hấp dẫn, tận dụng những nguyên liệu sẵn có, không tốn kém về chi phí; kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chúng tôi tổ chức thành ngày hội làm bánh của bé, các cô nhân viên chuẩn bị nguyên liệu, các cô giáo chuẩn bị phương tiện, đồ dùng, các con học sinh thể hiện tài khéo léo của mình qua những sản phẩm vô cùng phong phú về màu sắc và hình dáng; dịp Tết nguyên đán, chúng tôi tổ chức Lễ hội bánh chưng cho trẻ, các con được cô giáo cho tìm hiểu về cách gói bánh chưng, được cùng cô chuẩn bị nguyên vật liệu, cùng ông bà, bố mẹ gói những chiếc bánh chưng tại lớp của mình, các bé lớp MG lớn được tự tay gói những chiếc bánh chưng xinh xắn dưới sự hướng dẫn của cô giáo và ông bà, bố mẹ, niềm vui thể hiện rõ trên khuôn mặt của trẻ khi được cầm sản phẩm là những chiếc bánh chưng trên tay; ngày tổng kết năm học, thay vì tổ chức theo truyền thống, chúng tôi đã tổ chức thành Lễ hội nước cho trẻ, phụ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_x.docx