Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

docx 41 trang skkn 10/11/2023 23244
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non
 UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến : Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Tên tác giả : Đinh Thị Lan Hương Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nhân Chính Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022– 2023 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, khả năng thực tế của học sinh - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở): + Khi áp dụng sáng kiến này tôi huy động phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu tái chế: Bìa catton, vỏ chai, vỏ hộp giấy, vải vụn, lõi giấy, len làm tiết kiệm chi phí giảm rác thải ra môi trường + Tôi đã tự thay đổi bản thân yêu trường, yêu lớp, yêu trẻ, sống chan hòa với mọi người nên tôi cũng rất sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho những bạn đồng nghiệp. Tôi thấy mình thật hạnh phúc + Trẻ ngoan, mạnh dạn, tự tin, có ý thức học tập, sôi nổi, nhanh nhẹn, vui tươi, tích cực hứng thú, say mê hoạt động hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên.Trẻ hào hứng, tự tin, mạnh dạn thể hiện mình khi tham gia các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, thích quan tâm yêu quý cô giáo và yêu thương, đoàn kết với các bạn, thích đi học và đi học đều. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Nội dung công việc TT tên tháng tác (hoặc nơi danh chuyên môn hỗ trợ năm sinh thường trú) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhân chính., ngày 09 tháng4 năm 2023 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Lan Hương mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng nghĩa, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, có ba tiêu chí quan trọng để xây dựng nên một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng; đồng thời xác định hoạt động nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người giáo viên là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Đây được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà 4. Mục tiêu của sáng kiến: Đưa ra một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để giúp cho giáo viên dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi, quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng thay đổi. Tìm và áp dụng những giải pháp để xây dựng lớp hạnh phúc giúp cho trẻ, phụ huynh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Nhằm giúp cho bản thân và giáo viên trong trường có sự thay đổi, có thêm kinh nghiệm, hoàn toàn vui vẻ khi đến với trẻ bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự linh hoạt, sáng tạo để giúp cô và trẻ thấy hạnh phúc và đều có cảm giác “Lớp học là ngôi nhà thân yêu”. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: 45 trẻ tại lớp Mẫu giáo lớn số 1 trường mầm non Nhân Chính 5. Nội dung của sáng kiến: 5.1. Tính mới, tính tiên tiến: + Tính mới của giải pháp: Nhằm mục đích lan tỏa những giá trị tích cực của phong trào, phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên cùng chung tay “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” một cách có hiệu quả và đồng bộ. Bản thân tôi đã chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số giải pháp tích cực, hữu hiệu mà tôi đã thực hiện trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường trong năm học 2022-2023. Đó là xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi người giáo viên để thực sự mỗi ngày trẻ đến lớp là mỗi ngày vui. Với giáo dục mầm non đây chính là xây dựng một môi trường vui tươi, thân thiện lành mạnh. Môi trường trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, được bảo vệ, được tôn trọng và được tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập để phát triển toàn diện về mọi mặt. Trẻ hào hứng, tự tin, mạnh dạn thể hiện mình khi tham gia các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, thích quan tâm yêu quý cô giáo và yêu thương, đoàn kết với các bạn, thích đi học và đi học đều. Tỉ lệ chuyên cần từ 92- 95% * Đối với phụ huynh học sinh Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, tin tưởng các cô gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, học sinh xin chuyển trường do không hài lòng về cô giáo của lớp, nhiều phụ huynh ủng hộ cây cảnh và một số đồ dùng, đồ chơi cho lớp và hỗ trợ các cô khi tổ chức các hoạt động của lớp: sinh nhật tháng, trung thu, khai giảng 7. Hiệu quả của sáng kiến: 7.1. Hiệu quả về khoa học: Tạo ra môi trường học tập có tính hệ thống, sáng tạo. Tinh thần hợp tác và làm việc nhóm, phướng pháp giảng dạy và học tập hấp dẫn, tự do, sáng tạo 7.2. Hiệu quả về kinh tế: Sáng kiến có thể áp dụng đối với tất cả các trường, các lớp. Giáo viên mầm non có thể áp dụng những giải pháp đã nêu ở sáng kiến, áp dụng thực tế hàng ngày tại lớp của mình đạt kết quả tốt. 7.3 Hiệu quả về xã hội: Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường ngày càng vui vẻ, thái độ làm việc tích cực. Tạo thêm nhiều sự tin yêu của phụ huynh đối với nhà trường và cô giáo. Lan tỏa tình yêu thương, sự chia sẻ với cộng đồng 8. Địa chỉ áp dụng sáng kiến: Tại lớp MGL số 1, trường mầm non Nhân Chính, Thanh Xuân, hà Nội. 9. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 10. Kinh phí thực hiện sáng kiến: Dựa vào những trang thiết bị, đồ dùng sẵn có, những đồ dùng được cải tiến, sáng tạo từ các nguyên vật liệu khác không quá tốn kém. Những nguyên liệu được sử dụng để cải tiến, sáng tạo đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ đa số là những nguyên vật liệu tái chế, những nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, có thể huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh. 11. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với sở, phòng giáo dục: cần tổ chức nhiều khóa học “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, giới thiệu các mô hình trường lớp hạnh phúc, tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên để xây dựng trường học hạnh phúc cho toàn thể các cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 1 2. Mục tiêu của đề tài: 2 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN : 4 1. Hiện trạng vấn đề 4 2. Các giải pháp thực hiện: 7 2.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của giáo viên 7 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc 8 2.3. Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên 13 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp 14 4. Hiệu quả của sáng kiến 17 4.1. Hiệu quả về khoa học: 17 4.2. Hiệu quả về kinh tế: 17 4.3 Hiệu quả về xã hội: 17 5. Tính khả thi của sáng kiến: 17 III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 18 2 năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người giáo viên là yếu tố quyết định để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Đây được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên công tác tại một trường mầm non Nhân Chính, tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách trẻ và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để “mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ”, tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường, của lớp tôi ngày một tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã có, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường mầm non”. Nhằm mục đích lan tỏa những giá trị tích cực của phong trào, phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên cùng chung tay “Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” một cách có hiệu quả và đồng bộ. Bản thân tôi đã chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số giải pháp tích cực, hữu hiệu mà tôi đã thực hiện trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường trong năm học 2022-2023. Đó là xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi người giáo viên để thực sự mỗi ngày trẻ đến lớp là mỗi ngày vui. Với giáo dục mầm non đây chính là xây dựng một môi trường vui tươi, thân thiện lành mạnh. Môi trường trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, được bảo vệ, được tôn trọng và được tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập để phát triển toàn diện về mọi mặt. 2. Mục tiêu của đề tài: Đưa ra một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để giúp cho giáo viên dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi, quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng thay đổi. Tìm và áp dụng những giải pháp để xây dựng lớp hạnh phúc giúp cho trẻ, phụ huynh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. 4 Về phía trẻ: - Nhiều trẻ chưa tự tin vào bản thân mình còn e ngại. - Kỹ năng phối hợp nhóm của trẻ còn hạn chế. - Trong lớp có nhiều học sinh nam, một số bạn rất hiếu động ít tập trung 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN : 1. Hiện trạng vấn đề Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng, mãn nguyện, thỏa đáng khi đạt được một điều gì đó mà bản thân mình mong muốn. Khi có được hạnh phúc con người sẽ tạo nên những suy nghĩ tích cực và từ đó sẽ đem lại những hiệu quả cao trong mọi hoạt động. Đối với trẻ nhỏ để có được hạnh phúc là được sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng, chia sẻ, có sự yêu thương của bố mẹ, cô giáo và người thân. Vậy lớp học phải là lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể chất và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ 6 + Trước hết áp lực từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ thành tích, từ phụ huynh, áp lực đến từ dư luận xã hội. Theo quan niệm từ xưa đến nay, giáo viên phải là những người chuẩn mực nhất, vừa có tài vừa có tâm. Thế nhưng thự tế cho thấy, với sự phát triển truyền thông mạng thì những tồn tại của ngành giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên với những tiêu đề giật gân + Áp lực đến từ chính bản thân giáo viên tự đưa mình, và trẻ vào những khuôn khổ, yêu cầu trẻ phải đạt được kiến thức, ngoan, lễ phép mà đôi khi không phù hợp. Đôi khi trẻ không đạt được theo yêu cầu, mong muốn của mình lại khiến cho giáo viên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sự đam mê, yêu nghề bị giảm sút. Thậm chí có giáo viên còn định bỏ nghề Và thế là mỗi ngày đến trường của cô và trẻ đều không thấy vui, lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. Bảng 1: Đánh giá giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động CSGD trẻ Mức độ thực hiện Số (T9/2022) Nội dung TT Thường Không, Đôi khi xuyên rất ít 1 Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy học x Sử dụng những câu hỏi gây tò mò hơn là chỉ 2 x cung cấp kiến thức, kỹ năng Khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan để 3 x tìm hiểu sự vật, hiện tượng 4 Thường xuyên thay đổi hoạt động của trẻ x 5 Đặt ra yêu cầu với trẻ x Thường xuyên xem xét quá trình hoạt động 6 x của trẻ để tìm hiểu mức độ học của trẻ 7 Biểu dương mọi thành công của trẻ. x TỔNG HỢP 0 4 3 % 57,1 % 42,8%

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx