Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay

docx 26 trang skkn 29/10/2023 4674
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay Tác giả : Nguyễn Quỳnh Ngọc Đơn vị công tác : Trường mầm non Nhân Chính Chức vụ : Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2022 - 2023 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Đặt vấn đề 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Do tính chất đặc thù của hoạt động giáo dục, trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, năng lực thực hành cho học sinh, người thầy còn giúp học sinh hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. Đạo đức nhà giáo là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy đều phải có. Nó là những thứ gắn chặt với quá trình chăm sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh. Có tâm, có tầm và luôn công bằng cũng như hết mình với sự nghiệp dạy học là đạo đức nghề nghiệp mà giáo viên cần có và phát huy. Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Trong bối cảnh mới hiện nay, hàng loạt vụ bạo hành ở các trường mầm non trên cả nước đặc biệt là tại các cơ sở nhóm trẻ độc lập và tự phát không có giấy phép làm dấy lên không ít hoài nghi lo lắng từ những bậc cha mẹ về chất lượng trẻ mầm non và đạo đức người giáo viên. Do đó đạo đức nhà giáo luôn là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi giáo viên là người giảng dạy không chỉ về kiến thức trí tuệ mà còn vun đắp cả về tâm hồn cho người học sinh. Để học sinh tốt được, mình phải là cái gương tốt. Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề giáo là vấn đề trọng yếu, quan trọng hiện nay. Đối với nhà giáo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là tài sản vô hình quý giá nhất, là yếu tố hàng đầu của mỗi nhà giáo, là phẩm chất cốt lõi quan trọng bậc nhất, là nền tảng, động lực, là yêu cầu cần thiết nâng cao trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao quý mà xã hội tôn vinh. Xuất phát từ lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non giai đoạn hiện nay ” với mong muốn góp phần vào việc tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức trong giáo viên và tạo lòng tin yêu đối với nghề. 3 phản ảnh của thực trạng xã hội liên quan đến các vụ việc cụ thể xẩy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non lại chưa mang tính khách quan. Đối với tôi, đề tài tôi nghiên cứu cũng chỉ mong muốn mang đến cho chúng ta cách nhìn nhận trực diện sâu sắc hơn và đóng góp một số giải pháp nhất định giúp cho giáo viên trường tôi nói riêng cũng như giáo viên các trường mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non. 2.2 Giải pháp thực hiện 2.2.1 Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức kỹ năng sư phạm tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong đội ngũ giáo viên. - Quán triệt bồi dưỡng nhận thức về pháp luật, quy định về đạo đức nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và gắn với thực hiện nhiệm vụ GDMN : Ngay từ đầu năm học, tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức mở lớp chuyên đề về nâng cao nhận thức và đạo đức cho các đồng chí giáo viên mầm non thông qua các điều luật: “Luật trẻ em năm 2016; Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em; Bộ luật hình sự năm 2015; .để giáo viên nắm bắt được các thông tin chính thống về các quy định của nhà nước khi xâm phạm trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần. ( Minh chứng 1) Không chỉ vậy tổ chức hội nghị quán triệt các yêu cầu của văn bản tới hội đồng sư phạm nhà trường. Quán triệt các quy định: + Phẩm chất chính trị + Đạo đức nghề nghiệp + Lối sống, tác phong + Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục. ( Minh chứng 2) Tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo và Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo) cho toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Công tác tự bồi dưỡng: Nhằm nâng cao nhận thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, giáo viên. 5 Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. + Trong việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường: Giáo viên phân ca làm việc theo qui định của Sở GD&ĐT, giờ nào việc đấy. Đảm bảo thời gian làm việc, không tranh thủ làm việc riêng trong giờ làm việc. Đi họp đúng giờ, không nói chuyện, làm việc riêng, có ý thức đóng góp cho nội dung cuộc họp - Hàng năm công đoàn tổ chức đăng ký thực hiện học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM, mỗi cá nhân viết đăng ký tiêu chí học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. + Tổ chức thảo luận về đạo đức nhà giáo trong buổi họp hội đồng nhà trường và 100%CBGVNV trong nhà trường ký cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp. Tổ chức cho giáo viên tham gia lớp tập huấn hè kết hợp với bồi dưỡng chính trị cho toàn thể cán bộ giáo viên. Kết hợp BGH với công đoàn nhà trường phát động cán bộ giáo viên tham gia học tập nội dung các cuộc vận động:“ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường và đi vào thực tế bằng việc làm hàng ngày. Tiếp tục học tập nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, học tập nhiệm vụ chủ đề năm học, thông tư đánh giá xếp loại giáo viên, luật trẻ em, Qui tắc ứng xử của cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. Học tập nội qui, qui chế của ngành, của trường dưới nhiều hình thức. Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta đúng hay sai, được hay chưa được Do đó nếu nhận thức của giáo viên đúng và thông suốt thì vấn đề được thực hiện chính xác là chuyện tất nhiên. Chính vì vậy tôi kết hợp trong ban giám hiệu và công đoàn nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tự hào về Sự nghiệp trồng người – Nghề mà mình đã chọn, bồi dưỡng cho giáo viên lòng yêu nghề mến trẻ, tận tâm với công việc, giữ vững phẩm chất đạo đức người giáo viên xã hội chủ nghĩa, gợi cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của mình trong công tác giáo dục, vững tâm với nghề, say mê nghề mình đã chọn, thấy sự phát triển về quy mô của cấp học ngày càng 7 giáo viên và 2 nhân viên xếp loại Giỏi tham gia thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp Quận. (Minh chứng 6) - Chuyên đề: Nhà trường đã xây dựng và tổ chức tốt các chuyên đề: “Bé với bộ môn yoga, bé với an toàn giao thông, cùng bé tìm hiểu về biến đổi khí hậu được đưa vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa cho trẻ được thực hành và trải nghiệm. - Kiến tập: Lựa chọn các giáo viên có chuyên môn vững làm nòng cốt dạy các tiết mẫu để đồng nghiệp kiến tập, rút kinh nghiệm. Tổ chức kiến tập sau khi thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi lẫn nhau, lựa chọn những tiết có nhiều sáng tạo tổ chức cho 100% giáo viên được dự kiến tập, nhất là những giáo viên mới ra trường. Để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên mới, tổ chuyên môn đã dự, đánh giá các tiết dậy của giáo viên mới sau đó tổ chức cho giáo viên trong trường dự góp ý, từ đó giúp giáo viên có nhiều tiến bộ về nghệ thuật lên lớp, kỹ năng sư phạm xử lý tình huống Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức kiến tập Quận: Bé với bộ môn Yoga cho các trường trên địa bàn Quận, từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm để giáo viên có thêm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. (Minh chứng 7) - Thi sáng tạo đồ dùng dạy học: Ban giám hiệu cùng các đồng chí trong tổ chuyên môn tổ chức cuộc thi: “Đồ dùng sáng tạo”, 12/12 lớp tham gia nhiệt tình và đóng góp nhiều bộ đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển tư duy.(Minh chứng 8) - Tổ chức các sự kiện: Bên cạnh việc bồi dưỡng thông qua các hội thi nhà trường còn lên kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa để giúp giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong các hoạt động, chủ động lập kế hoạch cho bản thân, cho trẻ của lớp mình giúp trẻ năm bắt được nhiều kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng ứng phó với môi trường, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp Bản thân giáo viên phải làm mẫu, làm gương cho các con noi theo qua đó giúp giáo viên tự ý thức hơn nữa trong việc trau dồi chuyên môn, kiến thức cũng như nâng cao phong cách nhà giáo trước phụ huynh, học sinh. Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn tổ chức thực hiện các sự kiện trong năm: Chào đón khai giảng, bé vui tết trung thu, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, chào năm mới, hội chợ xuân, chào mừng ngày 20/10, 8/3, bé vui tiệc buffet, bé vui cắm trại, lễ chia tay học sinh lớp 5 tuổi, tổng kết năm học (Minh chứng 9) Bên cạnh đó ban giám hiệu luôn luôn động viên, chia sẻ và làm tốt công tác thi đua khen thưởng tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường. Bản thân tôi luôn luôn phải quan tâm sát sao đến giáo viên và cả gia đình của giáo viên để động viên và chia sẻ kịp thời những khó khăn khúc mắc cần được giải quyết. 9 2.2.3 Giải pháp 3: Triển khai công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh đẹp mỗi ngày. Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra trong năm học. Tuy nhiên, để thực sự thu hút giáo viên tham gia chung tay với nhà trường trong công tác bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì phải mạnh dạn có sự sáng tạo từ đội ngũ quản lý đến giáo viên trong chương trình giảng dạy, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng ứng xử. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh công tác truyền thông các hoạt động tại trường, tích cực đăng tải thông tin lên trang wed, fanpage, zalo nhóm lớp các bài viết về hoạt động giáo dục của trường đảm bảo tình yêu của các cô với trẻ, giúp cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về công việc và các hoạt động của nhà trường. (Minh chứng 14) Vậy làm thế nào để việc truyền thông thực sự hiệu quả? Tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu xác định ý thức của mỗi giáo viên về công tác truyền thông trong nhà trường là việc làm quan trọng không kém công tác chuyên môn. Đến với trường mầm non Nhân Chính có thể thấy ngay tại cổng ra vào có bảng tuyên truyền về các hoạt động của trường và cập nhật nội dung thường xuyên. Ngoài ra còn là tăng cường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chương trình, sự kiện nổi bật hoặc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đồng thời xây dựng nhiều chương trình để tương tác, truyền thông giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh, từ đó tạo môi trường giáo dục toàn diện nhà trường, xã hội và gia đình. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn, tập huấn kỹ năng viết tin, bài tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội của trường cho đội ngũ giáo viên cũng như người quản trị. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong việc truyền thông ở giáo dục mầm non đó là xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, xây dựng giáo viên đẹp từ hình thể đến tâm hồn, tăng cường kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong hoạt động giảng dạy hằng ngày cũng như với phụ huynh Đúng là yếu tố ngoại hình của cô giáo rất quan trọng đối với trẻ. Nhưng không có nghĩa là phải ăn mặc diêm dúa hay trang điểm cầu kì, “Cô giáo đẹp” thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ. Các cô cần có cơ thể khỏe mạnh, có ánh mắt vui tươi, thân thiện, có lời nói dịu dàng, cách ăn mặc lịch sự, dáng đi, cử chỉ, hành vi, cách ứng xử, phải thể hiện người có văn hóa cao và chuẩn mực - xứng đáng là “thần tượng” của các cháu. (Minh chứng 15) Với những tiêu chí như trên ban giám hiệu nhà trường đã trang bị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường những bộ đồng phục phù hợp

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_dao_duc_nghe.docx