SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngày Lễ hội cho trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngày Lễ hội cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngày Lễ hội cho trẻ trong trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG MẦM NON NHÂN CHÍNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ HỘI CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý Cấp học : Mầm Non Tác giả : Nguyễn Thị Minh Hiền Đon vị công tác : Trường mầm non Nhân Chính Chức vụ : Phó Hiệu trưởng Tháng 4, năm 2021 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Việc tổ chức lễ hội được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ ở trường mầm non. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ và tinh thần của trẻ. Sự hấp dẫn của ngày hội, ngày lễ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, làm cho trẻ có thể nhận thức và ghi nhớ lâu, hình thành dần cho trẻ ý niệm về những ngày hội, ngày lễ và ý nghĩa giáo dục tác động đến trẻ một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, giúp cho trẻ có cơ hội được thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những sự kiện mà trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Qua đây cũng là một hình thức ôn luyện, củng cố các nội dung đã học, cùng với việc thể hiện những tiết mục văn nghệ, tham gia những hoạt động vui chơi có nội dung theo chủ đề ngày hội, ngày lễ có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm chăm sóc mình. Vậy làm thế nào để giúp giáo viên hiểu được các ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non, từ đó lựa chọn các nội dung phù hợp để giúp trẻ tự tin, thích tham gia các hoạt động lễ hội góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, từ thuận lợi và khó khăn của nhà trường, tôi đã suy nghĩ, làm thế nào để giáo viên hiểu hơn về việc trẻ là trung tâm của ngày hội, ngày lễ, làm thế nào để tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, làm sao cho trẻ mạnh dạn tự tin có những kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động lễ hội. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình về “Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động ngày Lễ hội cho trẻ trong trường mầm non” 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Lễ hội là một sự kiện mang tính xã hội, là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Trẻ em, hơn ai hết là những thành viên náo nức mong chờ các ngày lễ hội, được tham dự vào những ngày lễ hội tưng bừng cùng các quang cảnh được tô điểm bởi cờ hoa, tiếng nhạc rộn ràng là những gì trẻ mong chờ vào những ngày này. Hơn nữa lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu cảm xúc, nhu cầu giao lưu của trẻ. Ngoài ra khi trẻ được tham gia vào ngày lễ hội trẻ được giao lưu với các bạn lớp khác, với các cô giáo trong trường, từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên để lễ hội thực sự dành cho trẻ mầm non thì thực tế cần có sự tham gia tích cực từ bản thân đứa trẻ. Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non là một hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có vai trò quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt động ngày hội ngày lễ trẻ được ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè. Chính vì vậy, cần phải nhận thức đúng vai trò của việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ trong trường mầm non. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từng ngày lễ hội và tham gia một cách hào hứng. Giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia hoạt động và tuyên truyền đến từng phụ huynh và học sinh. Các hoạt động ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non được sắp xếp theo thời gian của năm học. Bắt đầu từ ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, Lễ hội hóa trang Hallowen, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Tết nguyên đán, ngày Hội của bà của bà của mẹ, ngày tổng kết năm học và vui Tết Thiếu nhi 1-6. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đã mang lại không khí vui vẻ, phấn khởi, thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, hơn thế còn giúp trẻ phát triển 5 1. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư đồng bộ, khang trang, hiện đại và sạch đẹp. - Giáo viên có trình độ trên chuẩn cao (97%), luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu về chuyên môn để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, đặc biệt là việc cho trẻ nhận biết về ngày hội ngày lễ. - Bản thân tôi luôn tâm huyết với việc đổi mới hình thức tổ chức ngày lễ hội cho trẻ trong trường mầm non. 2. Khó khăn: - Có nhiều giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, còn lúng túng trong tổ chức các hoạt động ngày lễ hội cho trẻ, chưa khai thác triệt để nội dung các hoạt động, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội đôi khi còn rập khuôn, cứng nhắc, chưa sáng tạo, hiệu quả chưa cao. - Một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động lễ hội của các con tại trường mầm non, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ làm thế nào để giúp giáo viên làm tốt công tác tổ chức ngày lễ hội cho trẻ, đó cũng là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Qua quá trình tìm tòi, áp dụng nhiều phương pháp, tôi đã rút ra kinh nghiệm tổ chức lễ hội cho trẻ trong trường mầm non một cách linh hoạt, tránh nhồi nhét, bó buộc trẻ trong khuôn khổ cứng nhắc, phải thực sự tâm huyết với nghề, đặt mình vào sở thích của trẻ chứ không phải áp đặt trẻ. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Xây dựng kế hoạch ngày hội, ngày lễ trong năm học. 2. Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức về ngày lễ hội. 3. Chuẩn bị cho ngày lễ hội. 4. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh tham gia tổ chức ngày lễ hội. 5. Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất. 7 Tháng Sự kiện ngày lễ hội Nội dung hoạt động Ngày hội hóa trang - Bé trang trí mặt nạ, trang phục hóa trang Hallowen. để tham gia ngày hội. - Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Ngày Nhà giáo Việt Tháng 11 Nhà giáo Việt Nam 20/10. Nam 20/10. - Bé tự làm quà tặng cô giáo. - Bé viết thư gửi ông già Noel vfa được Tháng 12 Chào đón ngày Noel. nhận quà của ông già Noel. - Hoạt động văn nghệ chào đón năm mới Chào đón nămmới 2021. Tháng 1 2021. - Bé tham gia hoạt động trang trí lớp chào đón năm mới 2021. - Tổ chức Hội chợ Xuân. Bé tham gia làm sản phẩm bán trong hội chợ nhằm gây quỹ từ thiện tặng quà cho các bạn nhỏ có Chào đón Tết nguyên hoàn cảnh khó khăn. Tháng 2 đán Tân sửu. - Tổ chức Lễ hội bánh chưng. Bé được cùng cô giáo chuẩn bị các nguyên liệu để gói bánh chưng, được cùng ông, bà, bố, mẹ gói bánh chưng tại lớp. - Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Ngày Quốc tế phụ nữ Quốc tế phụ nữ 8/3. Tháng 3 8/3. - Bé tham gia các hoạt động vui chơi dưới sân trường cùng bố mẹ. - Bé tham gia Hội thi làm bánh nhân ngày Tháng 4 Ngày Tết Hàn thực. Tết Hàn thực. - Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Ngày tổng kết năm tổng kết năm học, vui tết thiếu nhi 1/6. học, vui tết thiếu nhi - Bé tham gia Lễ hội nước với cô giáo và 1/6. Tháng 5 các bạn. Lễ ra trường cho học - Bé cùng các bạn và cô giáo của lớp sinh khối Mẫu giáo lớn mình tham gia đồng diễn theo phong cách (5-6 tuổi) riêng của từng lớp. 9 ngày lễ hội thì phần hội và phần lễ luôn phải hòa quyện, tạo ra một quang cảnh tươi vui để không khí bớt phần trang nghiêm và căng thẳng với trẻ. Do đó, cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lễ hội sẽ tổ chức như nguồn gốc, các đặc điểm văn hóa quan trọng để cung cấp cho trẻ một cách chính xác. Xác định các hoạt động có thể giúp trẻ học và tham gia vào lễ hội một cách có ý nghĩa là điều quan trọng nhất, tôi đã tiến hành nghiên cứu, xác định rõ một số chủ đề thường được tổ chức để bồi dưỡng cho giáo viên như sau: - Lễ khai giảng năm học mới: Đây được coi là ngày quan trọng nhất, đánh dấu mốc trưởng thành đầu tiên về nhận thức của trẻ qua từng độ tuổi. Sự vui vẻ đón chào của cô giáo và bè bạn giúp trẻ bớt sợ hãi, dè dặt Tạo ra bầu không khí thân mật giúp trẻ yêu thích đến trường lớp. (Ảnh 1, 2) -Tết trung thu: Là ngày tết dành cho thiếu nhi. Đặc trưng của tết trung thu là có mâm ngũ quả, có bánh nướng, bánh dẻo, chị Hằng, chú Cuội, múa sư tử, múa lân, rước đèn Dựa trên chủ đề này có thể xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau như liên hoan văn nghệ, phá cỗ, chơi các trò chơi dân gian, tạo nên không khí sôi nổi, cuốn hút trẻ vào hoạt động 1 cách tự nhiên, thoải mái. (Ảnh 3, 4, 5, 6) -Kỷ niệm Phụ nữ Việt Nam 20-10: Tổ chức Ngày hội làm bánh cho trẻ. Hoạt động này nhằm hình thành cho trẻ những kỹ năng nội trợ, trẻ biết phối hợp với ông bà, bố mẹ để làm ra những sản phẩm yêu thích, biết kính trọng, yêu quý bà, mẹ những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ mình. (Ảnh 7, 8, 9, 10, 11, 12) - Ngày hội hóa trang Halowen: Lễ hội hóa trang Halowen giúp trẻ biết thêm về Lễ hội của phương tây, trẻ được tự làm trang phục, phụ kiện cho mình để tham gia ngày hội (Ảnh 13, 14, 15, 16, 17) -Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11: Hoạt động này nhằm hình thành cho trẻ truyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn các cô giáo, biết kính trọng, yêu thương những người đã chăm sóc và dạy dỗ mình. (Ảnh 18, 19) - Ngày Noel: Là Tết của phương tây, tổ chức ngày nầy giúp trẻ làm quen với nét văn hóa của các nước trên thế giới, trẻ mong muốn được ông già Noel tặng quà. (Ảnh 20, 21) - Tết nguyên đán: Là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Do đó có thể tổ chức theo chủ đề mùa xuân hoặc hội chợ xuân, tổ chức các trò chơi dân gian, thi 11 3. Biện pháp 3: Chuẩn bị cho ngày lễ hội Muốn có được một kết quả tốt trong ngày hội, ngày lễ thì công tác chuẩn bị mọi công việc cho ngày lễ hội đã khẳng định một phần lớn về sự thành công của ngày lễ hội. Đặc biệt đối với ngày hội của các lớp mà giáo viên tự tổ chức cho trẻ. Với ngày hội lớn của trường qua kế hoạch và nội dung có thể tổ chức với quy mô toàn trường, tôi tổ chức họp với các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn cùng ban giám hiệu phân công công việc cho từng đồng chí: người làm chương trình, người phụ trách tài chính, người phụ trách công tác văn nghệ, người chuẩn bị trang trí khánh tiết, người chuẩn bị về phông bạt, bàn ghế loa đài. Mỗi đồng chí chịu trách nhiệm một việc sau một thời gian nhất định kiểm tra công việc của từng đồng chí để chỉnh sửa và bổ xung cho hoàn thiện. Trong không khí lễ hội, bị đứng ngoài cuộc sẽ tạo cho trẻ và các thành viên dễ bị tự ti, tủi thân và xa lánh mọi người, hình thành tâm lý tiêu cực, không tốt. Do đó ngay từ khi chuẩn bị cho lễ hội tôi đã tạo điều kiện cho mọi thành viên trong nhà trường đều có thể tham gia vào các hoạt động. Ngoài việc lựa chọn các cá nhân nổi bật vào các vị trí công việc quan trọng chủ chốt, tôi cũng luôn chú ý tới vai trò tập thể, nhóm, lớp. Điều này giúp đảm bảo phát huy tích tích cực, chủ động tham gia hoạt động của trẻ, bám sát mục tiêu chương trình giáo dục mầm non đặt ra. Đối với ngày hội ở các lớp tổ chức tôi hướng cho giáo viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị, cần tạo cho trẻ tâm thế, thích thú tham gia lễ hội. Giáo viên phải trò chuyện với trẻ giúp trẻ hiểu nội dung của ngày lễ hội, trẻ được quan sát, xem qua băng đĩa, hình ảnh về ngày Tết trung thu, ngày hội hóa trang Hallowen, lễ hội bánh chưng, hội chợ xuân, ngày Tết Thiếu nhi 1/6, Thông qua trò chuyện giúp trẻ hiểu rõ hơn về lễ hội từ đó chuẩn bị tâm thế cho ngày hội được tốt hơn. Cần tạo cho trẻ có môi trường lớp học, đồ dùng phục vụ cho lễ hội của lớp. Bắt nguồn từ nhận thức tư duy trực quan của trẻ, mỗi giáo viên xác định muốn lễ hội có ấn tượng sâu sắc với trẻ của lớp thì ngoài việc để lại tâm thế còn phải chú ý đến tạo môi trường lớp học đẹp, rực rỡ phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ. Tôi hướng dẫn giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ về tâm lý, tìm hiểu sự hiểu biết, nguyện vọng, hứng thú, khả năng của trẻ và cung cấp kiến thức cho trẻ về lễ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ng.docx