SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỰC NINH TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong việc xây dựng video hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (01)/Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Hoàn Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non Chức vụ: Phó hiệu trưởng Nơi công tác: Trường mầm non Trực Thắng THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên để xây dựng video, audio hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà khi nghỉNam dịch” Định, ngày 10 tháng 5 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG PhầnI Đặt vấn đề 3 1 Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 3 PhầnII Nội dung sáng kiến 3 1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 4 2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 7 Biện pháp 1: Kiểm tra về cơ sở vật chất nhà trường, 2.1 7 trang thiết bị CNTT của giáo viên Biện pháp 2: Tích cực học hỏi, nghiên cứu để nâng 2.2 8 cao trình độ CNTT của bản thân. 2.3 Biện pháp 3. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu 9 2.4 Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng Công nghệ thông tin 10 2.5 Biện pháp 5: Triển khai áp dụng thực tế 13 Biện pháp 6: Áp dụng, vận dụng công nghệ thông tin 2.6 tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong 15 mùa dịch. 3 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơnvị 18 3.1 Về giáo viên 18 3.2 Về cơ sở vật chất 18 4 Hiệu quả của sáng kiến 19 4.1 Hiệu quả về khoa học 19 4.2 Hiệu quả về kinh tế 19 4.3 Hiệu quả về xã hội 20 5 Tính khả thi 20 6 Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến 20 Phần III Kiến nghị đề xuất 21 1 Đối với phòng giáo dục 21 2 Đối với Nhà trường 21 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Danh từ viêt tắt 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 BGH Ban giám hiệu 3 TCM Tổ chuyên môn 4 GV Giáo viên 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo BGH nhà trường là những người đi đầu trong viêc đổi mới tư duy giáo dục theo hướng mở và luôn tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với quan điểm và phương pháp giáo dục tiên tiến như: Montessori, Steam, Thiết kế bài giảng Powerpoint, các phần mềm hỗ trợ dạy học. Đặc biệt nhà trường luôn chú ý mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho dạy và học. Nhà trường có 02 máy chiếu (Máy projecter), 02 màn chiếu, 15/15 nhóm lớp có laptop (Máy tính xách tay). Các máy tính cá nhân đều có kết nối Internet Tất cả cán bộ, giáo viên biết sử dụng internet, thư điện tử. Toàn trường có: 25/25 giáo viên bằng 100% có trình độ tin học văn phòng và biết sử dụng phần mềm Microsoft trong việc soạn bài. Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết trong công tác dạy học; có tinh thần ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Tập thể giáo viên đoàn kết, tôn trọng, thẳng thắn góp ý, cùng nhau tiến bộ. Có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, hình thức xây dựng tổ chức hoạt động giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mùa dịch. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều những hạn chế và khuyết điểm như: Một số máy tính có tình trạng xuống cấp và hư hỏng, đời thấp nên không hỗ trợ cài đặt các phần mềm biên tập. Trang thiết bị điện tử như tivi, đầu đĩa đã cũ hỏng, lạc hậu. Một số giáo viên còn ngại khó trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy; khả năng CNTT chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bản thân tôi là quản lý phụ trách chuyên môn, CNTT trong nhà trường tôi nhận thấy giáo viên tuy đã chủ động trong mọi hoạt động song cho đến nay vẫn còn một số bộ phận tuy không nhiều giáo viên vẫn còn hạn chế về cả nhận thức và trình độ tin học, chứng chỉ CNTT của giáo viên đã đầy đủ tuy nhiên khả năng sử dụng, khai thác các phần mềm xây dựng bài giảng, thiết kế các bài giảng còn đơn điệu, trẻ không hứng thú; chưa nắm vững thể thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CPdẫn đến chưa có hiệu quả cao trong việc tương tác bài giảng cũng như trong công việc. Ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học: cũng do khả năng của đội ngũ mà việc thực hiện ứng dụng trong dạy học còn nhiều bất cập như: việc thiết kế các bài giảng trình chiếu, video gửi về cho phụ huynh mùa dịch, việc sử dụng, khai thác các tư liệu sẵn có làm minh họa trong bài giảng còn nhiều vụng về trong kỹ thuật sử dụng các phần mềm công cụ thiết kế bài giảng E-learning, lạm dụng các hiệu ứng, thiếu hợp lý về tính logic của bài giảng, chưa khoa học. Bên cạnh đó trẻ em ở nhà xem tivi, điện thoại nhiều. Phụ huynh thì đi làm, không có thời gian chơi với các con và điều đáng quan tâm hơn cả đó chính là cấp học mầm non chưa được chú trọng. Chính vì vậy đã gây áp lực cũng như những khó khăn nhất định cho giáo viên đó chính là phải làm như thế nào mới có thể thu hút trẻ, làm những video chất lượng, hiệu quả. Năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho việc trẻ đến trường để tham gia vào các hoạt động bị gián đoạn. Trong thời gian trẻ nghỉ + Phần mềm Canva,. chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh. Kết quả trước khi thực hiện đề tài Nội dung khảo Thành thạo Chưa thành thạo Chưa biết STT sát giáo viên Số Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng 1 NỘI DUNG 1 20/25 80% 5/25 20% 0/25 0% 2 NỘI DUNG 2 12/25 48% 13/25 52% 0/31 0% 3 NỘI DUNG 3 10/25 40% 9/25 36% 6/25 24% 4 NỘI DUNG 4 8/25 32% 7/25 28% 10/25 40% 5 NỘI DUNG 5 4/25 16% 7/25 28% 14/25 56% 6 NỘI DUNG 6 0/25 0% 2/25 8% 23/25 92% 7 NỘI DUNG 7 0/25 0% 0/25 0% 25/25 100% Từ bảng điều tra trên cho thấy một số bộ phận GV vẫn còn rất yếu về kỹ năng sử dụng CNTT, mới chỉ đơn thuần là sử dụng để soạn thảo văn bản chưa bám sát vào nghị định 30/2020/NĐ-CP, chưa đi sâu khai thác cũng như chưa thường xuyênsử dụng các tính năng của phần mềm. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Dựa vào những hiểu biết của bản thân và bằng tâm huyết của mình đồng thời dựa trên những tiếp thu học hỏi từ những nghiên cứu thành công khác cùng với việc được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 2.1. Biện pháp 1: Kiểm tra về cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị CNTT của giáo viên Do ảnh hưởng của đại dịch trẻ em không đến trường học được nên việc học tập của trẻ chủ yếu là học online gửi các video hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại nhà và xây dựng các hoạt động giao lưu kết nối với trẻ trên nhóm zalo của lớp. Chính vì vậy giáo viên phải sử dụng đến CNTT là chủ yếu. Thực trạng các đồng chí giáo viên ở mỗi nhóm lớp đã đều có máy tính laptop, điện thoại thông minh. Tuy nhiên sau khi rà soát tình hình thực tế về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên, thì nhiều chiếc máy tính đã hỏng một số các bộ phận (hỏng ổ cứng, liệt bàn phím, hỏng loa, chết bin,), máy tính đời thấp nên khó thích ứng với các phần mềm hiện đại, Sau khi nắm bắt được tình hình tôi đã mạnh dạn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng lên kế hoạch sửa chữa các thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng CNTT. Hiểu được sự cấp thiết của việc ứng dụng CNTT và mong muốn cho giáo viên được bồi dưỡng kịp thời nhất nên đồng chí Hieuj trưởng đã đồng ý sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ máy tính, máy in trong toàn trường và hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng một số máy tính cá nhân, liên hệ với Công ty sửa chữa máy tính Vạn Phát Computer bảo dưỡng, sửa chữa máy tính của các lớp để kịp thời thực hiện tốt các công tác của nhà trường. (Bản thân tham gia vào các khóa học Công nghệ thông tin chuyên sâu để nâng cao trình độ) Trong thời gian vừa qua nhìn thấy giáo viên của nhà trường rất vất vả trong việc tiếp cận với các phần mềm mới, trình bày văn bản, xây dựng video các hoạt động.... Chính vì vậy bản thân tôi phải là người đi đầu trong việc nâng cao trình độ về CNTT để chia sẻ, giúp đỡ các giáo viên trong nhà trường bồi dưỡng thêm về trình độ CNTT, tự xây dựng các bài giảng điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ như: Powerpoint,hoặc chia sẻ cách sử dụng sử dụng phần mềm cupcut, Canva ...để các giáo viên có thể thao tác trên chính chiếc điện thoại thông minh mà mình đang sử dụng để tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao được khả năng tin học của giáo viên. 2.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu Xây dựng kế hoạch là việc làm không thể thiếu trước khi chuẩn bị tập huấn cho giáo viên. Bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, phụ trách lĩnh vực CNTT nên tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT. Từ đó giúp đẩy mạnh phong trào ứng dụng CNTT trong việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đem lại hiệu quả cao cho nhà trường. trước khi xây dựng kế hoạch đầu tiên tôi phải khảo sát thực tế nhà trường, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên hạn chế việc Ứng dụng CNTT như:khai thác các phần mềm hỗ trợ biên tập các video tuyên truyền hướng dẫn các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình mùa dịch, xây dựng các bài giảng điện tử cũng như việc sử dụng word. Tôi đã rất trăn trở để xây dựng kế hoạch, lên nội dung, lựa chọn các phần mềm hỗ trợ như thế nào để phù hợp với giáo viên, với thực tế, áp dụng phù hợp với trường mình và đặc biệt là hạn chế tối đa kinh phí hỗ trợ mà lại đạt hiệu quả cao. Trước tình hình đó tôi đ đã lên ý tưởng xây dựng kế hoạch để bồi dưỡng cho giáo viên, lựa chọn một số phần mềm phù hợp, dễ sử dụng và đặc biệt là giúp cho giáo viên giảm tải công việc cũng như sẽ có những bài giảng điện tử, video chất lượng, hấp dẫn trẻ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt nhất cho công tác bồi dưỡng cho giáo viên tôi đã chia sẻ cho giáo viên khai mầm non và tiểu học nhất là trong thời gian dịch bệnh covid 19 diễn ra các con lại phải học trực tuyến tại nhà, máy tính, điện thoại dành cho các con tham gia học trực tuyến. Điều quan trọng nhất là tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp nên phải đảm bảo giãn cách theo chỉ thị không được tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi trường học và tuân thủ hướng dẫn 5k của Bộ y tế. Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện phương tiện để hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm đạt hiệu quả thì việc hướng dẫn giáo viên của mình khai thác nguồn tư liệu trên mạng Internet, nguồn dữ liệu khổng lồ như việc tìm những video của sở, tìm hình ảnh, âm thanh, video chất lượng (hình ảnh động, hình ảnh hoạt hình, cách lựa chọn dowload âm thanh mà không lấy hình ảnh từ một video có sẵn,) cũng vô cùng quan trọng để thuận lợi hơn trong quá trình biên tập, thu hút học sinh cả về mặt nội dung lẫn hình ảnh. Chính vì những lý do trên nên tất cả phải tính toán, cân nhắc để làm sao cho lớp bồi dưỡng đảm bảo đúng tiến độ và sau khi hoàn thành tất cả các giáo viên đều có kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học và hạn chế kinh phí cho nhà trường một cách thấp nhất. Với phương châm tận dụng nguồn lực sẵn có, người biết dạy cho người không biết, người biết nhiều dạy cho người biết ít và tôi đã thành công. * Tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên Tôi luôn tâm niệm rằng trở thành giáo viên không có nghĩa là ngừng học. Chỉ cần ngừng một ngày thôi, thế giới đã thay đổi và bản thân luôn đặt mục tiêu học hỏi thêm kiến thức mới và ứng dụng kiến thức đó vào giảng dạy lên hàng đầu. Thầy cô giỏi chính là tiền đề cho học sinh giỏi. Căn cứ vào điều lệ trường mầm non quy định về vai trò nhiệm vụ của GV Với vai trò là quản lý phụ trách giáo dục cũng như là người phụ trách ứng dụng CNTT trong nhà trường. Ý thức được điều này tôi đã đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng, kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT cho giáo viên. Sau khi được đồng chí Hiệu trưởng chỉ định tôi và một đồng chí giáo viên nữa là báo cáo viên phụ trách tập huấn cho giáo viên trong nhà trường. Chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc việc bố trí thời gian dạy và phân lớp làm sao cho phù hợp vì trình độ CNTT của giáo viên là không đồng đều. Việc sắp lớp làm sao cho phù hợp, sắp xếp giáo viên trẻ, giáo viên nhiều tuổi như thế nào? Đặc biệt là phải đảm bảo giãn cách theo chỉ thị không được tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi trường học và tuân thủ hướng dẫn 5k của Bộ y tế. (Bản thân làm báo cáo viên lớp bồi dưỡng CNTT cho giáo viên)
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_nang_cao_ki_nang_ung_dung_co.docx