SKKN Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

doc 10 trang skkn 01/08/2024 920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

SKKN Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. Thông tin chung về sáng kiến
 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt 
động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19 diễn biến phức tạp”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý.
 3.Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền.
 Ngày/tháng/năm sinh: 04/01/1986.
 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non Đồng Thái.
 Điện thoại DĐ: 0974 339 652.
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường mầm non Đồng Thái.
 Địa chỉ: Bạch Mai - Đồng Thái -An Dương - Hải Phòng.
 Điện thoại: 0313 770 202.
 II. Mô tả giải pháp đã biết
 Giáo dục đào tạo là cốt lõi, là trọng tâm của chiến lược trồng người. Trong 
đó Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt 
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và 
thẩm mỹ cho trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua Chương trình giáo dục 
mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, 
thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng 
cho trẻ vào lớp 1 là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất 
lượng cao cho đất nước.
 Tuy nhiên hiện nay hệ thống giáo dục nói chung và cấp học mầm non nói 
riêng đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trẻ 
không thể đến trường, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ bị xóa trộn. 
Vậy nên điều đáng lo ngại là chất lượng giáo dục trẻ sẽ bị ảnh hưởng và phát sinh 
những vấn đề bất cập do trẻ nghỉ học ở nhà trong thời gian dài.
 Chính vì vậy, để thực hiện việc “trẻ ngừng đến trường nhưng không ngừng 
học”, trong thời gian gần đây có một số tác giả đã đưa ra giải pháp phối hợp với 
phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình như:
 Đề tài 1: Đồng hành cùng phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 
mầm non tại nhà trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19. Tác giả: Phạm 
Thị Thanh Huyền- Phó Hiệu trưởng trường mầm non Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, 
tỉnh Quảng Bình. Bài viết được đăng trên website trường mầm non Cự Nẫm, ngày 
01/11/2021. 3
 Thực tế năm học 2020-2021 dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp nên 
trẻ phải nghỉ học theo từng thời điểm để đảm bảo công tác phòng, chống dịch 
bệnh. Nhà trường đã thực hiện tinh giản Chương trình giáo dục mầm non 
(CTGDMN) tại thời điểm trẻ nghỉ học, lựa chọn một số nội dung giáo dục phù 
hợp với điều kiện phụ huynh có thể tổ chức cho trẻ học tập, vui chơi tại gia đình. 
Tuy nhiên với cách làm trên chưa đảm việc bao quát, kiểm soát chất lượng thực 
hiện Chương trình giáo dục mầm non.
 Chính vì vậy, khi kết thúc năm học nhà trường đã tổ chức rút kinh 
nghiệm, thảo luận về việc xây dựng CTGDMN “Cốt lõi” để rút gọn CTGDMN 
theo từng độ tuổi, trong tình huống khi có dịch covid-19 bùng phát trẻ phải nghỉ 
học ở nhà sẽ tổ chức thực hiện nội dung CTGDMN rút gọn. Các mục tiêu, nội 
dung giáo dục “Cốt lõi” lựa chọn đảm bảo bao quát được Chương trình GDMN 
khung quốc gia, ưu tiên lựa chọn các nội dung “Cốt lõi” mà phụ huynh có thể dễ 
dàng tổ chức cho trẻ học tập, vui chơi tại gia đình. Dự kiến cụ thể nội dung hoạt 
động hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà như sau:
 + Độ tuổi mẫu giáo: Thực học là 35 tuần, nội dung cốt lõi dự kiến thực 
hiện là 184 nội dung (trong đó: dự kiến số lượng hoạt động hướng dẫn phụ 
huynh CSGD trẻ tại nhà là: 04 hoạt động học/tuần + 01 hoạt động hướng dẫn 
CSND/tuần + 01 hoạt động thể dục sáng /tháng).
 + Độ tuổi nhà trẻ: Thực học là 35 tuần, nội dung cốt lõi dự kiến thực hiện 
là 114 nội dung (trong đó: dự kiến 02 hoạt động học/tuần + 01 hoạt động hướng 
dẫn CSND/tuần) + 01 hoạt động thể dục sáng /tháng .
 Mục tiêu, nội dung cốt lõi được tích vào trong bảng nguồn Excel 
CTGDMN (thêm cột “mục tiêu, nội dung cốt lõi”) để thuận lợi cho công tác 
quản lý và thực hiện, tránh phát sinh nhiều loại kế hoạch, hồ sơ sổ sách.
 * Quy định cụ thể về cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ theo các 
tình huống kịch bản như sau:
 - Đối với lớp đi học ổn định, có một số trẻ nghỉ học: Xây dựng kế hoạch 
chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định. Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục 
trẻ phòng chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp vào các hoạt động giáo dục trẻ 
hàng ngày. Tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covd-19 giáo viên 
chủ động điều chỉnh, bổ sung các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với thực tế để 
đảm bảo công tác an toàn sức khỏe cho trẻ.
 - Đối với lớp có số trẻ đi học dưới 5 trẻ: Thực hiện xây dựng song song 2 
loại kế hoạch: 5
 Góc sách truyện: Kể chuyện sáng tạo về việc phòng tránh dịch bệnh 
covid-19...
 Thực hiện khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp học, nhà vệ sinh, đồ dùng, thiết bị 
đồ chơi theo quy định. Kết thúc mỗi ngày học thực hiện lau, rửa các giá đồ chơi, 
các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ dùng chung trong ngày bằng dung dịch cloraminB 
hoặc xà phòng.
 * Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ:
 - Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch bệnh trong tổ 
chức hoạt động giáo dục trẻ theo các văn bản chỉ đạo của các cấp. Nhà trường 
chủ động phương án khi có dịch bệnh trên địa bàn mà trẻ vẫn được đi học thì 
thực hiện các yêu cầu để đảm bảo an toàn như sau:
 Hoạt động thể dục sáng:
 Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên tổ chức hoạt động thể dục 
sáng trong lớp để đảm bảo công tác an toàn phòng, chống dịch bệnh. 
 Hoạt động ngoài trời:
 + Nhà trường lịch hoạt động ngoài trời đảm bảo luân phiên mỗi buổi chơi 
ngoài sân có một lớp chơi. Các lớp còn lại chơi trong lớp để đảm bảo dãn cách giữa 
các lớp.
 + Đối với các lớp tổ chức cho trẻ chơi tại lớp: Khai thác, sử dụng hiệu quả các 
mô hình trò chơi vận động trên hiên trước cửa lớp, các đồ dùng đồ chơi vận động 
tại lớp để tổ chức cho trẻ hoạt động.
 Hoạt động học/HĐ có chủ định; hoạt động góc/HĐ chơi- tập theo ý thích:
 + Số lượng trẻ chơi trong mỗi nhóm không quá 5 trẻ.
 + Hạn chế tổ chức các hoạt động vui chơi liên quan đến thực hành chế biến 
món ăn (vật thật), tổ chức ăn uống trong hoạt động.
 + Khuyến khích giáo viên sáng tạo đồ dùng, đồ chơi có thể dễ lau, rửa 
bằng dung dịch sát khuẩn sau khi trẻ chơi như: đối với những bảng thảm chơi 
các trò chơi khám phá, ôn luyện kiến thức có thể gắn yêu cầu, lô tô chơi vào 
bảng và dùng gai dính dính tấm bóng kính lên. Trẻ dùng bút dạ nối theo yêu 
cầu....; tích cực sáng tạo các trò chơi để trẻ chơi cá nhân hoặc có thể khử khuẩn 
được hàng ngày để đảm bảo phòng dịch bênh cho trẻ; Có thể cho trẻ đọc thơ chữ 
to, gắn tranh sẵn lên bảng thảm và dùng gai dính dính tấm bóng kính lên để trẻ 
kể chuyện theo tranh; Sử dụng các nhân vật làm bằng chất liệu nhựa, mếch, xốp 
để trẻ kể lại chuyện hoặc kể chuyện sáng tạo...
 - Tăng cường giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn vệ sinh cá nhân 
trong các hoạt động. 7
cầu). Căn cứ vào ý kiến phản hồi của phụ huynh về hiệu quả của các nội dung, 
hình thức hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà giáo viên thực 
hiện điều chỉnh kịp thời. 
 Nội dung 4: Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng thực 
hiện:
 Ban chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của trường thường xuyên kiểm tra, 
giám sát, tư vấn hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên. Kiểm tra các nội dung như: 
Chương trình giáo dục “Cốt lõi”; Kế hoạch phối hợp, hỗ trợ phụ huynh chăm 
sóc, giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh 
Covid-19. Theo dõi, đánh giá số lượng phụ huynh tham gia hướng dẫn trẻ thực 
hiên hoạt động; phản hồi của phụ huynh; giải pháp rút kinh nghiệm điều chỉnh 
hoạt động; lưu video, audio, ảnh, tin nhắn, tài liệu trực tuyến giáo viên gửi cho 
phụ huynh và phụ huynh gửi cho giáo viên hoạt động của trẻ thực hiện tại gia 
đình.
 Tổ chức họp nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện các 
hoạt động chuyên môn trong thời gian cho trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh. 
Bên cạnh đó nhà trường thực hiện phỏng vấn một số phụ huynh học sinh đánh 
giá về hiệu quả của các hình thức hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục 
trẻ trong thời gian trẻ nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19. Căn cứ vào ý 
kiến phản hồi của phụ huynh về hiệu quả của các nội dung, hình thức hướng dẫn 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà để chỉ đạo giáo viên thực hiện điều 
chỉnh kế hoạch kịp thời. 
 Xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện chương trình giáo dục trong thời 
gian trẻ nghỉ học để phòng chống dịch bênh Covid-19. Đánh giá chất lượng thực 
hiện, ghi nhận, khen thưởng, tạo động lực cho giáo viên tích cực hoàn thành tốt 
nhiệm vụ.
 III.2. Tính mới, tính sáng tạo: 
 Hiện nay đã có một số đề tài đã nghiên cứu về giải pháp thực hiệnChương trình 
GDMN trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như của tác giả Phạm Thị Thanh 
Huyền- Phó Hiệu trưởng trường mầm non Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng 
Bình và tác giả: Hồng Thị Hiền - Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng, thị trấn 
Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên đề tài chưa có giải pháp cụ thể 
thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19. 
 Để thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” tôi đã 
nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế 
nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non như: 9
chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình (bố cục đầy đủ các thông tin, khoa học, ngắn 
gọn, giáo viên dễ dàng thuận lợi thực hiện). 
 Giải pháp “Chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm 
non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” đã 
được áp dụng thực hiện hiệu quả tại trường mầm non Đồng Thái huyện An Dương 
thành phố Hải Phòng . Các giải pháp đưa ra mang tính cấp thiết, phù hợp, linh hoạt, 
sáng tạo và có thể áp dụng hiệu quả tại các cơ sở giáo dục mầm non. 
 III.4. Hiệu quả, ích lợi thu được khi áp dụng giải pháp:
 - Nhà trường có cách phương án cụ thể để thích ứng với tình hình diễn biến 
phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
 - Giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả 
các nền tảng công nghệ, kho học liệu video, audio hướng dẫn phụ huynh chăm 
sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. Đến nay đa số giáo viên đã có kỹ năng ứng dụng 
công nghệ thông tin, chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
 - Nhà trường đã xây dựng được kho học liệu dùng chung cho từng khối 
tuổi, kho học liệu cơ bản có các nội dung, video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, 
giáo dục trẻ đảm bảo chất lượng.
 - Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ “không có trẻ bị bỏ lại phía sau”. 100% 
trẻ trong nhà trường được học tập, vui chơi trong môi trường giáo dục đảm bảo an 
toàn, có các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19 phù hợp, linh hoạt, hiệu 
quả. 
 - Công tác truyền thông, tuyên truyền với phụ huynh đạt được hiệu quả cao, 
phối hợp với phụ huynh đảm bảo “trẻ ngừng đến trường nhưng không ngừng học”. 
Phụ huynh tin tưởng vào chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. 
 Trên đây là sáng kiến “Giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt 
động giáo dục trẻ mầm non nhằm thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 
diễn biến phức tạp” mà tôi đã áp dụng thực hiện với phạm vi trường mầm non 
Đồng Thái trong năm học 2021 - 2022, bước đầu thực hiện đã thu được những kết 
quả rất khả quan, song rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí lãnh đạo, 
đồng nghiệp để tôi thực hiện công tác quản lí chỉ đạo đạt hiệu quả hơn.
 Xin trân trọng cảm ơn!
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Đồng Thái, ngày 10 tháng 12 năm 2021
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 Nguyễn Thị Huyền

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.doc