Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ LINH HOẠT, THÍCH ỨNG VỚI DIỄN BIẾN DỊCH COVID 19 TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (01) 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 09 năm 2021 đến ngày 10 tháng 05 năm 2022 4. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Lụa Ngày tháng năm sinh : 24- 09- 1983 Nơi thường trú: Trực Thắng – Trực Ninh – Nam Định Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Thắng Điện thoại: 0962772919 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: Họ Và tên: Năm sinh: Nơi thường trú: Trình độ chuyên môn: Chức vụ công tác: Nơi làm việc: Điện thoại: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sang kiến:.. % 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thắng Địa chỉ: Xóm 13 – Trực Thắng – Trực Ninh – Nam Định Sáng kiến có thể áp dụng cho các trường mầm non trong toàn huyện Trực Ninh. - Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu rõ được hết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh covid - 19 - Còn 1 số phụ huynh chưa phối hợp cùng nhà trường trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho trẻ. - Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ, còn chủ quan lơ là. - Chưa có những kiến thức cơ bản giúp con phòng chống dịch bệnh - Chưa thực sự tin tưởng vào nhà trường và giáo viên - Chưa hăng hái giúp đỡ, ủng hộ các cô trong các hoạt động của nhà trường 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Dựa trên những văn bản, kế hoạch chỉ đạo của các cấp, qua thực tế thực hiện tổ chức công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường trong mùa dịch, tôi xin nêu một số giải pháp sau: 2.1 Giải pháp 1 Bổ sung về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đủ điều kiện tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong mùa dịch. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện bảo đảm cơ sở vật chất cho nhà trường. Rà soát các trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi ăn bán trú, công tác tổ chức các hoạt động giáo dục tại các nhóm lớp sao cho đảm bảo an toàn đối với cô và trẻ trong mùa dịch Khuyến khích, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực, vận động ủng hộ từ cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư, bà con nhân dân để góp phần giải quyết các khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. nhân lực sẵn sàng ứng phó trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh; đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022. 2.3 Giải pháp 3 Xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh, kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng linh hoạt, thích ứng trong mùa dịch. Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm Covid-19 trong nhà trường; tham mưu với y tế địa phương tổ chức diễn tập xử trí tình huống xuất hiện ca bệnh trong nhà trường; chủ động bố trí phòng cách ly tạm thời tại 02 khu đảm bảo theo đúng hướng dẫn của y tế; Thường xuyên phối hợp vơí chính quyền, y tế địa phương và gia đình học sinh để nắm bắt tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Huy động các nguồn lực xã hội, vận động cha mẹ học sinh cùng nhà trường phối hợp với ngành y tế tổ chức xét nghiệm định kỳ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhằm đánh giá nguy cơ dịch bệnh trong và ngoài nhà trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong trường học, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. biến kế hoạch ứng phó với dịch bệnh của nhà trường để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng cha mẹ học sinh đồng lòng, quyết tâm triển khai thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường. * Tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng Nhà trường tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thường xuyên rà soát, kiểm tra phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Lựa chọn và kí hợp đồng thực phẩm với các cơ sở cung ứng thực phẩm đảm bảo yêu cầu quy định; xây dựng thực đơn dinh dưỡng tăng rau xanh và trái cây, bổ sung nhóm vitamin C vào thực đơn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chất lượng bữa ăn, năng lượng phân phối cho các bữa ăn, tỉ lệ, cơ cấu các chất cung cấp năng lượng đảm bảo theo quy định tại Chương trình giáo dục mầm non. Tuân thủ các qui định vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, trang phục và thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; thực hiện quy trình kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Đối với hoạt động tổ chức ăn tại nhóm, lớp: 100% các nhóm lớp linh hoạt chuyển từ hình thức cho trẻ ăn tập trung tại nhà đa năng sang hình thức tổ chức ăn tại nhóm lớp; tăng cường tổ chức hình thức nhóm nhỏ hoặc ăn theo suất bằng khay để đảm bảo an toàn cho trẻ; sắp xếp bàn ăn đảm bảo khoảng cách tối đa phù hợp với diện tích nhóm, lớp. Giáo viên thực hiện đeo khẩu trang, mặc trang phục theo quy định trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ tại nhóm, lớp. Đối với việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ: Rà soát, mua sắm bổ sung, đảm bảo có đủ trang thiết bị phục vụ cho trẻ theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ nằm ngủ trên chiếu trải trực tiếp trên nền nhà, sắp xếp vị trí ngủ đảm bảo độ giãn cách, đặc biệt giáo viên cần trực, theo dõi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt giờ ngủ. Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh cho trẻ,đặc biệt hình thành nền nếp rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn, khi tay bẩn; sát khuẩn tay trước khi vào lớp, chuẩn bị ra về và khi cần thiết. Đảm bảo đầy đủ xà phòng rửa tay tại khu vực vệ sinh của trẻ; phân luồng thành nhóm nhỏ, hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách trong quá trình đi vệ sinh, rửa tay. - Hoạt động thể dục buổi sáng: Chuyển từ hình thức tập trung tại sân trường sang hình thức tại lớp học. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thống nhất bài thể dục buổi sáng theo chủ đề, giám sát việc tổ chức thực hiện của giáo viên. - Hoạt động học, hoạt động chơi các góc: Tăng cường tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ, cá nhân; lựa chọn hình thức sắp xếp vị trí chỗ ngồi của trẻ đảm bảo tối đa khoảng cách theo các nhóm từ 2-3 trẻ/nhóm và cá nhân; động viên, khuyến khích trẻ luân phiên tham gia hoạt động tại các góc. - Giáo viên, nhân viên nhóm, lớp thành lập các nhóm zalo, Facebook của nhóm, lớp thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, phối hợp với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn của tổ đảm bảo theo quy định, linh hoạt với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến qua phần mềm Zoom phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Triển khai tập huấn xử lý các tình huống khi xảy ra dịch trong nhà trường tới toàn cán bộ, giáo viên và nhân viên ...sẵn sàng và chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Với biện pháp triển khai kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, đến nay chưa có ca F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên xuất hiện trong nhà trường. Kết thúc học kì I năm học 2021-2022, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo theo đúng kế hoạch. Ngày 14 tháng 02 năm 2022, rất vinh dự cho cô và trò nhà trường được đón đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm Trưởng đoàn tới thăm và kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp tại đơn vị. Qua kiểm tra, đoàn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp xã, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của nhà trường trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch Covd-19 an toàn, hiệu quả. 2.5 Giải pháp 5 Kết hợp cùng Hội CMHS, các Ban ngành, đoàn thể cùng chăm lo, đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa dịch. Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin đến phụ huynh và tiếp nhận thông tin từ phụ huynh qua các kênh thông tin như qua cổng thông tin điện tử của nhà trường, nhóm zalo, Facebook trao đổi trực tiếp qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, qua hệ thống đài truyền thanh của xã...Mời đại diện Chính quyền địa phương, ban chi hội phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ em trước khi đến trường, nếu trẻ có biểu hiện ho sốt tuyên truyền phụ hunh chăm sóc trẻ tại gia đình, tránh lây lan dịch bệnh trong trường học. Nhà trường thành lập tổ thẩm định kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của nhà trường xây dựng kịch bản, thẩm định nội dung, quay video phối hợp, hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại nhà, đảm bảo trẻ đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi theo độ tuổi như: hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch, hướng dẫn một số trò chơi phát triển vận động, các kỹ năng tự phục vụ, một số hoạt động giáo dục các lĩnh vực phát triển, viết bài tuyên truyền ...trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp Trong năm học 2021– 2022 qua học kỳ I sau khi tôi mạnh dạn áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác, tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ tới lớp nhanh nhẹn khỏe mạnh, tự tin tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, làm việc trao đổi chia sẻ bày tỏ ý kiến của mình với các bạn, tỉ lệ trẻ đạt các mục tiêu cao, đa số trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt, số trẻ mắc covid không còn. Kết quả theo đánh giá trên trẻ của nhà trường kết thúc học kỳ II năm học 2021 - 2022: Mức độ đạt Số trẻ được TT Nội dung KS Đạt Chưa đạt % 1 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân 425 98% 2% Trẻ đạt được các mục tiêu 100 2 425 0% % Trẻ hứng thú tích cực tham gia với các 3 425 99% 1% hoạt động học trên lớp Đối chiếu với bảng đánh giá đầu năm học tôi thấy số trẻ mắc covid giảm rất nhiều, trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động tăng lên rõ rệt, và đặc biệt số trẻ đạt được các mục tiêu là100%. Vì vậy có thể kết luận rằng nếu vận dụng sáng tạo linh hoạt, thích ứng các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ vừa có sức khỏe tốt, đảm bảo an toàn mà vẫn tiếp thu tốt các kiến thức trong tất cả các hoạt động. * Đối với giáo viên: - Tất cả giáo viên đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động: “Tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường mầm non Trực Thắng” Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Từ khi sử dụng các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với dịch bệnh covid -19, với các giải pháp trên giáo viên trường tôi rất tự tin và phấn khởi vì kết quả đạt trên trẻ rất tốt, số trẻ mắc covid-19 giảm, trẻ hứng thú trong các hoạt động học, phát triển tính tự lập cho trẻ, đó cũng là động lực mà bản thân tôi sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp qua các phương tiện thông tin đại chúng .... trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh rất tin tưởng phấn khởi ủng hộ các phong trào của nhà trường, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp với cô giáo ôn luyện kiến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_ke_hoach_va_to_chuc_hoat_dong.doc