Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sáng tạo trò chơi Kidsmart trong tổ chức hoạt động cho trẻ

doc 5 trang skkn 30/07/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sáng tạo trò chơi Kidsmart trong tổ chức hoạt động cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sáng tạo trò chơi Kidsmart trong tổ chức hoạt động cho trẻ

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sáng tạo trò chơi Kidsmart trong tổ chức hoạt động cho trẻ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ỨNG DỤNG SÁNG TẠO TRÒ CHƠI KIDSMART TRONG TỔ CHỨC HOẠT 
 ĐỘNG CHO TRẺ
 Mục đích của sáng kiến: 
 + Giúp trẻ hứng thú, tích cực với các trò chơi sáng tạo từ chương trình Kidsmart để 
trẻ phát triển kiến thức, kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc.
 1.Nhận thức :
 +Cuối tuổi Mầm non,trẻ mẫu giáo Lá vẫn gắn liền hoạt động chủ đạo “Học mà 
chơi, chơi mà học”. Sự đổi mới không ngừng của nội dung, phương pháp, hình thức 
chương trình giảng dạy đã giúp trẻ từ thế hoạt động thụ động sang thế chủ động rỏ nét, 
phát huy mạnh mẽ năng lực của từng cá nhân cũng như tính tích cực, năng động theo 
từng mức độ trẻ làm cho mỗi giờ hoạt động trở nên lý thú, nhiều bất ngờ, trẻ tích lũy 
nhiều kiến thức, kỷ năng. Trong những năm học vừa qua cô và trẻ được tiếp nhận thêm 
một chương trình mới là những trò chơi hấp dẫn trên máy tính của chương trình 
Kidsmart. Qua thời gian học tập nghiên cứu và vận dụng vào các giờ hoạt động của trẻ đã 
đem đến nhiều hiệu quả khi trẻ tham gia hoạt động, nhất là hình thức vận dụng và sáng 
tạo trò chơi từ chương trình gốc trên máy tính được gắn kết vào tất cả các hoạt động chơi, 
học của trẻ.
 Những hiệu quả đạt được từ khi vận dụng sáng tạo chương trình và áp dụng thành 
công một số trò chơi mới từ chương trình Kidsmart đã giúp tôi hoàn thành tốt việc ứng 
dụng sáng tạo Trò chơi Kidsmart trong tổ chức hoạt động cho trẻ.
 +Khi thực hiện việc vận dụng chương trình tôi cũng ít nhiều gặp một số khó 
khăn như sau:
- Cơ sở vật chất: Nhà trường và phụ huynh hổ trợ mỗi lớp chỉ 1 máy Kidsmart và 
 trường không có phòng máy riêng. Sĩ số trẻ đông nên còn hạn chế nhu cầu được 
 tham gia sử dụng máy, trẻ ít có cơ hội được khám phá thỏa mãn hết nhu cầu tìm 
 hiểu tất cả các trò chơi của chương trình.
- Bản thân ở đơn vị điểm đi đầu trong việc thực hiện nên việc tiếp cận, học tập, vận 
 dụng và sáng tạo chương trình đòi hỏi bản thân phải thật sự nghiêm túc nghiên cứu, 
 tìm hiểu và vận dụng đạt hiệu quả.
- Thời gian để bản thân giáo viên chúng tôi nghiên cứu trò chơi và ứng dụng sáng tạo 
 trò chơi đưa vào các hoạt động còn bị hạn chế.
 - Chính do nhận thức được vấn đề và thấy được những khó khăn cụ thể nên bản thân 
 tôi đã chọn đề tài này để tìm hiểu và đưa ra một số bài tập, trò chơi mà bản thân 
 nghiên cứu để ứng dụng sáng tạo trò chơi mới từ chương trình Kidsmart.
 .Biện pháp :
 2.1. Tình hình thực trạng của trường lớp về những vấn đề có liên quan đến đề 
tài:
 +Thuận lợi: -Khi chơi với các tính từ, con chữtrẻ được tìm hiểu các biểu hiện của từ, ngữ, tên 
 của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khám phá việc sử dụng ngôn ngữ viết như thế 
 nào?
 +Trò chơi: Con biết phải làm gì trong ngày( Sáng tạo từ hoạt động trong ngôi 
 nhà khoa học của Sammy)
 -Khi chơi trò chơi trẻ biết được các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, trẻ có 
 cơ hội quan sát sự khác nhau trong một nhóm các bức tranh liên kết.
 -Phát triển tư duy lôgic để sắp xếp các bức tranh, khám phá được một nhóm các bức 
 tranh không chỉ có ý nghĩa trong một cách sắp xếp. Trẻ biết kiểm tra thứ tự xuôi hoặc 
 ngược.
 +Trò chơi: Điều kỳ diệu từ tấm thảm nhỏ của lớp tôi ( Sáng tạo từ hoạt động 
 trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy)
 -Trò chơi giúp trẻ đi đúng hướng theo biển báo, nâng cao khả năng định hướng 
 trong không gian, trẻ biết khảo sát bằng sơ đồ để tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ, 
 phát triển những hiểu biết về các quan hệ(trái/ phải/ trước) và có thể nâng cao các hướng 
 (nam/ bắc/ đông/ tây).
 -Xây dựng cho trẻ các từ chỉ phương hướng: Đi về bên phải/ lùi/ tiến và phát triển 
 cho trẻ ngôn ngữ nói để diễn tả địa điểm đến hay miêu tả cảnh vật trẻ thấy.
 c)Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
 -Là chuyên đề trọng tâm của năm học, tôi bố trí góc chơi thuận tiện, thoáng rộng, 
 được trang trí bằng hình ảnh các con vật đại diện của các ngôi nhà một cách ngộ nghĩnh, 
 nổi bật để gây sự chú ý cho trẻ là dùng hình ảnh của nhân vật ở ngôi nhà nào tôi muốn trẻ 
 khám phá kèm chữ viết tên ngôi nhà, tên trò chơi tập dần cho trẻ biết hướng dẫn 
 và biết lựa chọn trò chơi chính xác.
 -Với các góc còn lại trong lớp, tôi vận dụng từng trò chơi trong các ngôi nhà phù 
 hợp để xây dựng các góc lấy ý tưởng từ trò chơi của chương trình Kidsmart, đểtrẻ luôn 
 được khám phá, tìm tòi, nâng cao các mặt phát triển.
 -Ngoài ra, tôi còn chú ý thường xuyên cùng trẻ tạo nhiều đồ dùng đồ chơi từ các 
 nguyên vật liệu gần gũi, dễ tìm, các đồ chơi đều mang tính sáng tạo, có hướng phát triển. 
 Tôi luôn bổ sung đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu để trẻ tự tạo đồ chơi và tạo ra các 
 sản phẩm có thể sử dụng cho giờ hoạt động chung và các hoạt động khác trong lớp.
 Vd: Tôi cùng trẻ sưu tầm hình ảnh phương tiện, hoạt động, nơi chốn, các nhân vật 
 rồi cho trẻ sắp xếp kể thành câu chuyện. Cũng hình ảnh phương tiện tiếp tục cho trẻ chơi 
 phân nhóm các phương tiện có cùng chức năng, tốc độ
- -Do số lượng trẻ ở lớp khá đông so với 1 máy, tôi sắp xếp bố trí cho trẻ được chơi ở tất cả 
 các giờ sinh hoạt ở lớp, kể cả tận dụng thói quen đón trả trẻ tại lớp của phụ huynh: tôi chú 
 ý số trẻ đến lớp sớm và ra về trể để phân bổ trẻ vào đầu và cuối giờ trong ngày, các trẻ 
 khác rải đều sau giờ sinh hoạt chung. Để đảm bảo sức khỏe và sự điều tiết của mắt trẻ lứa 
 tuổi nhỏ, tôi cho trẻ hoạt động trên máy từ 15 đến 20 phút sau đó trẻ hoạt động với bài 
 tập bên ngoài, trẻ tập, thử trên máy và sẽ đi đến kết quả, tạo sản phẩm cuối cùng ở các 
 góc hoạt động.
 d)Vận dụng lồng ghép trò chơi mới vào các hoạt động: - Với kế hoạch và các biện pháp đã sử dụng, tôi đều rút ra những kinh nghiệm sau mỗi 
 lần thực hiện. Theo tôi để áp dụng những trò chơi mới trong tổ chức hoạt động cho trẻ 
 đòi hỏi người giáo viên phải có nền kiến thức cơ bản và khả năng linh hoạt để từ 
 những cái đã có biến đổi, sáng chế tạo nhiều trò chơi phù hợp với nhu cầu của trẻ và 
 vận dụng đạt hiệu quả.
- Sáng kiến của tôi thực hiện có thể sử dụng tại tổ chuyên môn, trường và các bạn giáo 
 viên trong Quận, cần trao đổi để rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân thực hiện tốt 
 hơn nữa.
 5.Rút kinh nghiệm :
- Vận dụng những kiến thức đã có, cập nhật những trò chơi mới, tạo nhiều trò chơi đều 
 khắp các lãnh vực giúp trẻ luôn luôn háo hức hoạt động.
- Chú ý nhu cầu của trẻ, từng hoạt động với mục đích cần đạt để vận dụng trò chơi 
 thích hợp tạo hiệu quả cao nhất.
- Trao đổi, rút kinh nghiệm lẫn nhau để rút ra những mặt mạnh, hạn chế của trò chơi để 
các trò chơi sáng tạo phát huy được mạnh mẽ kiến thức, kỹ năng cho trẻ.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_sang_tao_tro_choi_kidsmart_tr.doc