Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục
MỤC LỤC 1. Đặt vấn đề: 1 2. Một số vấn đề chung về trò chơi vận động 1 2.1. Khái niệm 1 2.2. Đặc điểm 2 2.3. Cách tổ chức 2 2.3.1 Dựa vào phương tiện: 2 2.3.2 Dựa vào mối tương qua của người chơi 2 2.3.3 Cách tổ chức một trò chơi vận động 3 3. Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ ở trường Mầm non hiện nay 5 3.1. Mục đích nghiên cứu 5 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5 3.2.1 Tìm hiểu nhận thức của giáo viên Mầm non về trò chơi vận động và việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non: 5 3.2.2. Tìm hiểu thực trạng việc lựa chọn, sắp xếp và sử dụng trò chơi vận động trong công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo: 5 3.3. Kết quả nghiên cứu 6 3.3.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về trò chơi vận động 6 3.3.2 Thực trạng tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non 7 4. Các giải pháp khắc phục 9 4.2. Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động 11 4.2.1. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. 11 4.2.2 Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi 11 4.3. Giải pháp 3: Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động 12 4.3.1 Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao 12 4.3.2. Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao 13 4.4. Giải pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. 14 4.5. Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. 16 5. Kết luận 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 Trò chơi vận động là một trong các loại hình hoạt động giải trí thiết thực, bên cạnh đó nó còn là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện, thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất, trí tuệ và thể lực cũng như sự lĩnh hội các phẩm chất đạo đức, các quy tắc hành vi và các giá trị đạo đức của xã hội. 2.2. Đặc điểm Đặc điểm về trò chơi vận động xoay quanh nguồn gốc và ý nghĩa của trò chơi, tuy nhiên có thể chia thành hai đặc điểm chính theo hai trường phái sau đây: Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng trò chơi mang tính bền vững, không đổi, trong trò chơi chỉ thể hiện "Bản năng sinh tồn" là các hoạt động sinh học thuần túy. Họ không nhận thấy sự đặc biệt khi hoạt động của con người trong trò chơi và lúc động vật đùa giỡn. Ngoài ra theo họ trò chơi có trước lao động và hai hoạt động này đối kháng nhau. Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa duy vật đã chứng minh rằng lao động đã sản sinh ra trò chơi và làm nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của các trò chơi. Vớ nhận thức đó các nhà giáo dục theo chủ nghĩa Mark luôn đề cao sự giáo dục toàn diện, trong hướng dẫn trò chơi phải đạt được sự phat triển cả trí tuệ, đạo đức, thể chất và các mặt giáo dục khác 2.3. Cách tổ chức 2.3.1 Dựa vào phương tiện: Với nội dung phong phú, trò chơi vận đông sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, người ta có thể chia thành các dạng hoạt động chính trong khi sử dụng các phương tiện để chơi như sau: - Chơi theo dạng mô phỏng gồm có: Diễn xuất cho giống người hay con vật - Làm theo quy ước giả định có đối kháng.(Các trò chơi này có thể kèm theo bài hát, câu đồng dao, bài thơ, hò vè, hoặc âm thanh , dẫm nhịp) - Các trò chơi tiếp sức: Nhiều người cùng luân phiên thực hiện một công việc có thể chạy, nhảy, nói, hát, vẽ vv - Vượt qua chướng ngại vật (có độ cao, độ khó khác nhau.) - Hoạt động phán đoán, tìm kiếm để đật được một kết quả nào đó từ những thông tin được thu nhận (các suy luận mang tính logic, âm thanh, hình ảnh, cảm giác thông qua các giác quan). - Các trò chơi có sự hổ trợ của các phường tiện kĩ thuật hiện đại 2.3.2 Dựa vào mối tương qua của người chơi * Trò chơi cá nhân (không phân chia thành đội) : Là những trò hoạt động tập thể, có những đặc điểm chình là trong khi tham gia vào cuộc chơi thì mỗi người đều độc lập, chịu trách nhiệm với riêng mình về vai trò và hành động, không bị ràng buộc, liên quan với các thành viên khác. Trong nhóm chơi 2 mẫu, sau đó mới tiến hành trong cả lớp. Mỗi khi giới thiệu trò chơi phải theo trình tự: - Nêu tên trò chơi - Nói cách chơi và luật lệ kèm theo - Các yêu cầu về tổ chức kỹ luật - Cách đánh giá thắng thua - Các điểm cần chú ý trong lúc tiến hành Giải thích trò chơi cần: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phải sắp xếp trình tự và âm lượng hợp lý để tất cả đều thông suốt và nắm vững cách chơi cùng với luật lệ chơi Trường hợp mà các trò chơi trẻ đã biết thì phải nâng yêu cầu và những quy định cao hơn trước đây để trẻ phải cố gắng nỗ lực hơn và động viên sự sáng tạo của trẻ. * Điều khiển một trò chơi vận động: Sau khi lựa chọn trò chơi, giới thiệu và giải thích trò chơi, người hướng dẫn phải tiến hành công việc điều khiển như sau: - Hoạt động chuẩn bị: Sắp xếp dụng cụ, bố trí đội hình chơi, tập tác động tác cần thiết, làm thử để nắm vững trò chơi hoàn toàn. - Hoạt động trong tiến trình của cuộc chơi. - Quan sát theo dõi diễn biến cuộc chơi. - Sữa chửa nhắc nhở kịp thời các lỗi sai. - Chỉnh dần cách làm đúng cho từng đội và cá nhân tham gia. - Phê phán khi có hiện tượng xấu, vi phạm luật và đạo đức lúc chơi. - Điều chỉnh lượng vận động cho phù hợp với trẻ tham gia băng các biện pháp: - Thay đổi vai trò, vị trí của trẻ trong cuộc chơi. - Thay đổi số lương trẻ tham gia. - Rút ngắn thời gian và số lần chơi. - Cho nghỉ giữa quảng (Giải lao). - Thu hẹp diện tích sân chơi - Đôn đốc cổ vũ tạo không khí cuộc chơi hào hứng * Phân chia nhóm và chọn người giư "vai trò" trong trò chơi Trong mỗi trò chời đều cần có sự sắp xếp những "vai trò" trong trò chơi cá nhân và chia đội ở nhưngx trò chơi đồng đội. Việc chỉ định ngươi "chạy" hoặc "rượt đuổi" hay chia đội ở các tổ (lớp) biên chế có sẵn sẽ làm trò choi kém sinh động. - Phần chia đội (nhóm) khi tiến hành trò chơi có thể dùng những cách sau: Theo biên chế cua đơn vị (tổ, lớp ) Theo điều kiện hoàn cảnh của người chơi (áo cùng màu, bỏ áo vào quần hoặc mặc thêm áo khoác ngoài ) 4 3.3. Kết quả nghiên cứu 3.3.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về trò chơi vận động Kết quả điều tra cho thấy 82,50% giáo viên mầm non có nhận thức đúng đắn về trò chơi vận động, khi họ nói rằng: Trò chơi vận động là những trò chơi sáng tao, được lưu truyền rộng rãi, là hình thức phát triển toàn diện phù hợp và hiệu quả nhất ở lứa tuổi mẫu giáo. Chỉ có một ít giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm trò chơi vận động. Qua xử lý số liệu thu được cho thấy phần lớn giáo viên đã nhận thức đúng về trò chơi vận động và cũng đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của trò chơi vận động trong giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Liệu nhận thức đúng về trò chơi vận động có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức nó trong giáo dục cho trẻ mẫu giáo? Về số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp hiện nay có 87,5% giáo viên cho là vừa đủ, 12,5% giáo viên cho là quá ít.Tuy nhiên 100% giáo viên không giải thích được tại sao họ lại đánh giá như vậy. Để đánh giá số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong chương trình vừa đủ hay ít cần căn cứ trên những lập luận xác đáng, khoa học chứ không thể dựa vào những ý kiến chủ quan, cảm tính. Xét về việc tổ chức trò chơi vận động không chỉ đánh giá về số lượng trò chơi được sử dụng, mà còn phải đánh giá việc lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn trò chơi của giáo viên. Để tìm hiểu vấn đề này tôi đã hỏi các cô giáo về cách thức lựa chọn trò chơi vận động để đưa vào công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Kết quả cho thấy: có tới 82,5% ý kiến cho biết chủ yếu dựa vào kế hoạch của hiệu phó phụ trách chuyên môn, 75% ý kiến cho biết họ thường lựa chọn những trò chơi quen thuộc đối với trẻ và chỉ có 7,5% giáo viên biết cách chủ động lựa chọn và lập kế hoạch sử dụng chúng. Như vậy, hiện nay các giáo viên đều dựa vào kế hoạch của hiệu phó phụ trách chuyên môn để lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động. Tôi nghĩ răng bản kế hoạch của cô phó phụ trách chuyên môn chỉ là một ví dụ cụ thể, giáo viên có thể tham khảo để áp dụng sáng tạo vò tình hình thực tế trong nhóm lớp mình. Nếu rập khuôn theo kế hoạch của cô phó phụ trách chuyên môn mà không tính đến các yêu cầu khác thì việc sử dụng trò chơi vận động sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Việc một bộ phận lơn sử dụng các trò chơi quen thuộc với trẻ đả nói lên sự hạn chế về nhận thức của họ. Trong việc lựa chọn và tổ chức các tò chơi vận động cầm đảm bảo tính vứa sức đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học và tính phát triển. Néu không bổ sung những trò chơi mới hay phức tạp hóa các trò chơi quen thuộc sẽ làm hàn chế hứng thú vận động của trẻ, cản trở quá trình hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, vận động, có thể làm giảm sút các tố chất của trẻ. Vì vây giáo viên nên chủ động lựa chọn lập kế hoạch tổ chức 6 chơi được lựa chọn phù hợp với không gian, thời gian sử dụng, có 69,3% trò chơi vận động được lựa chọn phù hợp với tính chất của vận động cơ bản. - Việc sắp xếp các trò chơi vận động Qua nghiên cứu tôi thấy răng các giáo viên còn rất hạn chế trong việc sắp xếp trò chơi vận động để đảm bảo tính hệ thống tính phát triển. Ví dụ: trò chơi "Cướp cờ", "Mèo đuổi chuột" được trải đều nhau ở các tháng, mặc dù hai trò chơi này thuộc vào lọa trò chơi dễ. Như vậy, sắp xếp cùng một số trò chơi trong thời gian dài nhưng luật chơi của chúng không được bổ sung, làm phức tạp lên sẽ không đảm bảo được tính hệ thống và tính phát triển trong giáo dục trẻ. - Việc sử dụng trò chơi vận động Tôi thấy rằng việc số lượng trò chơi vận động đã được sử dụng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là hơi ít. Mỗi tháng có từ 10 đên 14 trò chơi vận động, các trò chơi được lặp đi lặp lại và không biến đổi nhiều lần. * Đối với các lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi - Việc lựa chon trò chơi vận động Tôi thấy rằng nói chung các trò chơi được giáo viên lựa chọn để đưa vào sử dụng là phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi: Các cô giáo đả biết lựa chọn cho trẻ ở độ tuổi này các trò chơi phức tạp hơn về lương vận động, ngôn từ khó hơn so với trẻ mẫu giáo bé. Tuy nhiên còn một số trò chơi đơn giản vẫn được sử dụng ở mẫu giáo nhỡ. Qua thống kê tôi thấy mới có 41% lượng trò chơi phù hợp với không gian, thời gian sử dụng. Đồng thời chỉ có 75% trò chơi vận động được lựa chọn phù hợp với lượng vận động cơ bản, góp phần hỗ trờ cho vận động cơ bản. - Việc sắp xếp các trò chơi vận động: Cũng như đối với trẻ ở các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, trong các lớp 4-5 tuổi các giáo viên vẫn còn chưa biết cách sắp xêp các trò chơi vận động trong kế hoạch chăm sóc-giáo dục trẻ một các khoa học, đảm bảo nghuyên tắc hệ thống và phát triển. Hầu hết các trò chơi quá quen thuộc đối với trẻ được giáo viên sắp xếp lặp đi lặp lại khá nhiều mà không tính đén sự phát triển cuar trẻ. - Việc sử dụng trò chơi vận động: Việc sử dụng trò chơi vận động cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là khá ít mỗi tháng có khoảng 14 đên 18 trò chơi vận động được sử dụng và các trò chơi được lạp đi lặp lại khá nhiều lần. Như vây, số lượng trò chơi vận động được sử dụng trong kế hoạch chăm sóc-giáo dục tre 4-5 tuổi là không hợp lý, quá ít so với yêu cầu phát tiển của chúng. * Đối với các lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi: - Việc lựa chọn trò chơi vận động: 8 * Chủ đề 2: Bé và gia đình. - Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé với cái bóng của mình”. -Trò chơi dân gian: “Tập tầm vông”; “Lộn cầu vồng”. * Chủ đề 3: Nghề nghiệp. - Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; “Hái hoa tặng cô”. - Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ” * Chủ đề 4: Thế giới động vật. - Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”. - Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Xỉa cá mè”. * Chủ đề 5: Tết và lễ hội mùa xuân - Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm mũ quả”; “ Chuyền bóng qua đầu ”;. - Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn ”. * Chủ đề 6: Thế giới thực vật. - Trò chơi vận động:“Trời nắng trời mưa”; “Về đúng vườn ”;“Gieo hạt”; “ Hái quả”;“ Chuyển quả ”. - Trò chơi dân gian: “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”. * Chủ đề 7: Phương tiện và quy định về giao thông. - Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”, “Ai nhanh nhất”;“Chèo thuyền ”; “Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”;“Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay”; “Ô tô và chim sẻ”; Về đúng bến”; “Tín hiệu”. - Trò chơi dân gian : “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Dung dăng dung dẻ” * Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên. - Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa”; “Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”. - Trò chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”. * Chủ đề 9: Quê hương- Bác Hồ. - Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi xem tổ nào nhanh”; “Ai nhanh hơn” - Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba”. * Kết quả: Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi hứng thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một cách thoải mái không gò bó. 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_to_chuc_tro_choi_van_dong_c.doc