Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non

docx 14 trang skkn 28/08/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 I.Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài). 2
 II. Giải quyết vấn đề (Nội dung giải pháp, cải tiến). 4
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn 4
 đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm (các bản pháp quy, 
 quy chế, quy định, hướng dẫn,).
 2 2. Thực trạng vấn đề. 4
 2.1. Ưu điểm của vấn đề khi nghiên cứu. 5
 2.2. Hạn chế của vấn đề trước khi nghiên cứu cần phải 6
 giải quyết.
 3. Các biện pháp đã tiến hành. 6
 3.1. Vấn đề được đặt ra. 6
 3.2. Tiến trình thực hiện. 6
 4. Hiệu quả SKKN 10
3 III. Kết luận, kiến nghị 11
4 IV. Phụ lục ảnh minh họa 12
 1 “Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả 
giảng dạy cho trẻ mầm non”.
 Như chúng ta đã biết, chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với 
cuộc sống của trẻ. Nếu như một đứa trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá 
ra những đồ dùng đồ chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng dồ dùng đồ chơi đó một 
cách phù hợp và sáng tạo.
 Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối 
với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm nhưng lại đạt 
hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng 
nguyên vật liệu mở và có sẵn ở địa phương gần gũi đối với đời sống của chúng 
ta và trẻđể tổ chức cho trẻ hoạt động, đó cũng là lí do bản thân tôi muốn giới 
thiệu đến các bạn về việc lựa chọn phương pháp “Sáng tạo từ vật liệu tái sử 
dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non”. Ý tưởng 
này cũng được nãy sinh từ việc tổ chức hoạt động trên lớp.
 Sưu tầm và tự nghĩ ra làm thế nào để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi mới từ 
những nguyên vật liệu phế thải ở địa phương nhằm phục vụ công tác giáo dục 
trẻ mầm non.
 Với các đồ dung, đồ chơi tự sáng tạo và sưu tầm được tôi áp dụng trong 
công tác giáo dục trẻ tại Trường Mẫu giáo Hoa Hồng như sau:
+ Tổ chức cho trẻ làm quen và gây hứng thú tích cực vào các hoạt động có chủ 
đích (LQVH, HĐTH, LQCV, ) trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, 
mọi lúc mọi nơi.
+ Tuỳ theo độ tuổi của trẻ hay tuỳ theo từng chủ điểm, tuỳ theo nội dung giáo 
dục mà giáo viên có thể lựa chọn cách sử dụng và làm đồ dùng đồ chơi mới từ 
những vật liệu mở, vật liệu tái sử dụng 
 “Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng” nhằm giúp trẻ MGN, nâng cao phát 
triển khả năng sang tạo và tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực cho trẻ 
ham học và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật 
mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ.
 Tôi sử dụng phương pháp dung lời, phương pháp thực hành, phương pháp 
tìm tòi – sáng tạo để thực hiện để tài này.
 Trên đây là mục đích và một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng 
trong đề tài này. Vì mỗi phương pháp đều có cái hay trong quá trình áp dụng 
thực hiện. Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích 
hợp thì hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Sáng tạo từ vật liệu 
tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non”.
 3 giờ học làm quen với toán, làm quen chữ viết hoặc là từ những hộp xốp đựng 
 thức ăn ta có thể tạo thành những con rối thật dễ thương và ngộ nghĩnh để đưa 
 vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng 
 ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính 
 sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ 
 sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyên 
 truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo 
 vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã được giảm được lượng rác thải, giảm 
 chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.
- Từ những lý do trên, năm học 2019-2020, bản thân tôi là một giáo viên, được 
 phân công dạy lớp Mẫu giáo nhỡ, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của những 
 người đi trước, chịu khó tìm tòi học hỏi các bạn đồng nghiệp, dựa vào sách 
 báo tôi xin đưa ra “Cách sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao 
 hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ mẫu giáo”.
2.1. Ưu điểm của vấn đề khi nghiên cứu:
- Giáo viên có trình độ chuyên môn , yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi trong công 
 tác giảng dạy.
- Được ban giám hiệu luôn quan tâm, động viên, đầu tư nhiều đồ dùng giảng 
 dạy.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình và hiểu được tầm 
 quan trọng của bộ môn trong trường mầm non. Sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm 
 nguyên vật liệu cho việc sáng tạo của trẻ.
- Thường xuyên phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để thúc đẩy, phát 
 triển trí sáng tạo và khả năng của trẻ.
- Phòng giáo dục và Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tôi được kiến tập ở trường 
 mình, trường bạn để giúp tôi có thêm kinh nghiệm dạy trẻ.
2.2. Hạn chế của vấn đề trước khi nghiên cứu cần phải giải quyết:
 Bên cạnh những ưu điểm đó tôi cũng gặp không ít hạn chế như:
- Một số trẻ còn hiếu động nên chưa tập trung vào giờ học.
- Trình độ của trẻ chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia 
 các hoạt động.
- Đồ dùng đồ chơi nhiều nhưng tính thẩm mỹ chưa cao, chưa được phong phú.
- Khả năng sáng tạo của một số trẻ chưa cao.
- Bản thân tôi cũng còn hạn chế trong việc sáng tạo các sản phẩm từ các 
 nguyên vật liệu tái chế.
 5 5. Chụp búp bê (hoặc con vật yêu thích) vào ngón tay, làm nó cử động
6. Dùng búp bê để nói chuyện với bạn bè, để đóng kịch, múa rối hoặc diễn tả 
 một câu chuyện, chắc chắn sẽ rất hấp dẫn và thú vị.
Đồ chơi: CON RỐI BẰNG HỘP XỐP
I. Mục đích:
- Làm những con rối bằng hộp xốp đựng thức ăn. Hộp xốp trắng giúp chúng 
ta đựng thức ăn một cách sạch sẽ và tiện lợi, nhưng sau khi ăn xong, bạn 
khoan bỏ đi. Chúng ta sẽ sử dụng nó để làm một con rối đáng yêu cho mình 
nhé!
II. Vật liệu:
- Hộp xốp trắng đựng thức ăn, giấy thủ công màu, giấy bìa cứng, kéo, keo 
dán, bút lông hoặc bút màu.
III. Tiến hành:
1. Trước tiên, bạn rữa sạch hộp và lau khô.
2. Dùng giấy màu và bìa cứng cắt thành tóc, mắt, mũi, miệng cho con rối 
rồi dán lên hộp xốp.
3. Cầm hộp xốp lên và cử động bàn tay để cho búp bê hoặc con vật của bạn 
trông giống như đang ăn hay đang nói chuyện cùng bạn.
4. Bạn cũng có thể dùng con rối này để kể chuyện cho bạn bè hoặc người 
thân nghe.
-Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ:
+Thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí: Trẻ chơi với đồ chơi.
+Thỏa mãn nhu cầu nhận thức: Vận dụng vốn kiến thức của trẻ để vẽ, cắt, xé 
dán các bộ phận của cơ thể.
+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng: Trẻ có thể tưởng tượng ra các nhân vật rối 
và làm theo ý thích của mình.
- Ngoài việc làm ra các con rối ta cũng có thể làm các con vật,đồ dùng đồ 
chơi cho trẻ chơi góc thiên nhiên, khám phá khoa học (quan sát vật chìm-vật 
nổi)
Đồ chơi: BÁNH XE SÁNG TẠO
I. Mục đích:
- Nhằm giúp trẻ nhận biết những sự vật khác nhau một cách nhanh nhẹn với 
sự thích thú và sáng tạo.
 7 Đồ chơi: ĐƯỜNG PHỐ CỦA BÉ
- Từ những vật liệu như: Ống chỉ to, túi nilon, gạc y tế, các hộp giấy to, 
nhỏ Ta tạo ra được những đồ chơi xinh xắn để trẻ chơi ở góc xây dựng sẽ 
tạo hứng thú khi trẻ chơi vơi những đồ chơi lạ mắt từ các vật liêu gầ gũi trẻ. 
Từ các vât liệu trên cô và trẻ cùng tạo ra các sản phẩm như sau:
+ Cây xanh: Từ ống chỉ tô màu nâu làm thân cây, dùng túi nilon màu xanh lá 
cây tạo thành tán lá cây và dùng keo dán vào thân cây.
+ Hàng rào: dùng các gạc y tế ta dùng keo dán thành những hàng rào xinh 
xắn.
+ Đèn: Cột đèn được làm từ ống hút và bóng đèn từ các vỏ kẹo rau câu.
+ Từ hộp giấy to, nhỏ có hình dáng khác nhau và dùng giấy màu cắt dán 
thành những ngôi nhà ở khu phố thật đẹp. Ngoài ra ta cũng tạo được các 
chiếc xe có nhiều kiểu khác nhau.
*Hiệu quả của việc sử dụng rất cao, các em rất thích thú khi được làm và 
chơi vừa mang tính chất đoàn kết và liên hoàn các góc chơi.
Đồ chơi: TRÒ CHƠI LẬT NẮP CHAI
I. Mục đích:
- Trẻ tập trung quan sát và so sánh những cặp hình giống nhau thông qua trò 
chơi lật những nắp chai.
II. Vật liệu:
- 20 nắp chai nước ngọt, giấy bìa cứng, bút lông, kéo, keo dán.
III. Tiến hành:
1. Đặt nắp chai lên nắp bìa cứng, vẽ lấy dấu 20 hình tròn theo vòng tròn của 
nắp chai rồi cắt rời ra
2. Dùng bút lông viết chữ cái vào các hình tròn, sao cho chúng thành từng 
cặp giống nhau (10 cặp).
3. Dán hình tròn mới viết vào trong nắp.
4. Bây giờ đồ chơi đã sẵn sàng hãy rủ 1 người bạn cùng chơi với mình.
5. Lật úp nắp chai xuống, dùng hai bàn tay xáo trộn vị trí các nắp.
6. Luật chơi: Mỗi người chơi được lật 2 nắp lên, nếu lật được hai nắp chai có 
chữ cái giống nhau, bạn được “ăn” hai nắp đó và tiếp tục lật hai nắp tiếp 
theo. Nếu lật hai nắp có chữ cái không giống nhau, bạn phải úp nắp lại vị trí 
cũ và nhường lượt chơi cho bạn mình.
 9 - Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra 
sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để 
phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
- Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt 
động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ 
sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo 
dục trẻ.
2. Ý nghĩa của đề tài:
 “Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả 
giảng dạy cho trẻ mầm non” đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang 
tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc 
lập, sáng tạo, tiết kiệm tiền của đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm 
bảo được sự an toàn cho trẻ nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác chăm sóc - 
giáo dục trẻ.
3. Khả năng ứng dụng:
 Đề tài có khả năng ứng dụng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, 
ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động dạy và học của trẻ. Trong thời gian tới 
bản thân sẽ tiếp tục mạnh dạn dựa vào những nghiên cứu trong đề tài này để đưa 
việc thực hiện đề tài đạt kết quả cao hơn.
4. Kiến nghị:
 Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của 
quý đồng nghiệp để góp phần tốt hơn cho công tác giáo dục trẻ.
IV. PHỤ LỤC:
- Một sô sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế:
 Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2020 
 Người viết
 Lê Thuỳ Dương
 11 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_sang_tao_tu_cac_vat_lieu_tai_su_dung_n.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng d.pdf