Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường Mầm non
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Sáng kiến: Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ ở trường Mầm non Tên tác giả: Lê Hương Giang Đơn vị công tác: Trường mầm non Nhân chính Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2022-2023 viên và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em.Thực tế, có những vụ bạo hành trẻ em như: Nhốt trẻ vào nhà vệ sinh, phạt trẻ đứng úp mặt vào tường, đánh, mắng trẻ Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non” Các biện pháp như sau: - Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về hành vi bạo hành trẻ em và tầm quan trọng của hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non. - Biện pháp 2: Tăng cường kỷ cương, nề nếp, giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà trường để phòng chống các hành vi bạo hành trẻ em. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non. - Biện pháp 3: Quan tâm hơn nữa tới đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. - Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non. - Biện pháp 5: Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nâng cao đạo đức nhà giáo cho giáo viên mầm non. * Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không * Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: - Ban giám hiệu nhà trường phải có nhận thức sâu sắc về tính cấp thiết của hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em. Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu kỹ luật trẻ em, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giải pháp phòng chống bạo hành trẻ em để triển khai trong nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường quán triệt và gương mẫu trong việc thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của ngành, của nhà trường; có hình thức khen thưởng và xử phạt rõ ràng đối với các trường hợp vi phạm các quy định trên. Cán bộ quản lý nhà trường phải có phong cách lãnh đạo dân chủ, gần gũi và am hiểu tâm lý của cán bộ, nhân viên dưới quyền, tạo được sự tin tưởng nơi họ để họ có thể chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, đề nghị trợ giúp khi cần thiết. Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em phải căn cứ vào các quy định, văn bản hiện hành của Nhà nước, của ngành. xung quanh, biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người; - Đảm bảo tạo một nền tảng tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ. - Giáo viên có kiến thức tốt về giáo dục phòng ngừa bạo hành. Phòng ngừa bạo hành trẻ có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ, là nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non cần quan tâm để đảm bảo an toàn cho trẻ. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: (So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở): Chưa có Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhân Chính, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Hương Giang Điểm Biểu được STT NỘI DUNG NHẬN XÉT điểm đánh giá nghiên cứu, áp dụng. Có tính ứng dụng, có thể áp dụng Đề tài có thể áp dụng 1 1 được ở nhiều đơn vị. được ở các đơn vị khác. Nội dung đảm bảo tính khoa học, Nội dung đảm bảo tính 1 1 chính xác khoa học. 3 Kết luận và khuyến nghị (2 điểm) Do tính đặc thù của SKKN nên tác giả không Có bảng so sánh đối chiếu số liệu đưa bảng số liệu so sánh trước và sau khi thực hiện các giải 1 0 đối chiếu số liệu trước và pháp sau khi thực hiện đề tài vào Sáng kiến. Phần minh chứng kết quả Khẳng định được hiệu quả mà SKKN 0.5 0.5 mà SKKN mang lại rõ mang lại. ràng. Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản Đề xuất và khuyến nghị lý về các vấn đề có liên quan đến việc 0.5 0.5 hợp lý và phù hợp với áp dụng và phổ biến SKKN việc áp dụng SKKN. TỔNG ĐIỂM 20 18,5 Đánh giá chung (Ghi tóm tắt những đánh giá chính): Tác giả đã nêu được lý do chọn đề tài, chỉ rõ được tính sáng tạo của các giải pháp, nội dung đảm bảo tính khoa học, chính xác không có lỗi chính tả. Tác giả đưa ra các biện pháp cụ thể khả thi, có thể áp dụng được ở đơn vị. Xếp loại: A Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm Xếp loại B: Từ 14 đến < 17 điểm Xếp loại C: Từ 10 đến < 14 điểm Không xếp loại: < 10 điểm Ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người chấm 1 Người chấm 2 Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Quỳnh Ngọc Nguyễn Thị Bích Hường Nguyễn Thị Bình I. Đặt vấn đề 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan, thế mà với xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì tình trạng bạo lực học đường, bạo hành trẻ em hiện nay liên tục xảy ra, là nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Hiện nay, trên khắp cả nước, tất cả các bậc học đã và đang tích cực thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục mầm non được xác định trong Nghị quyết là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1 ”. Bên cạnh đó, Luật trẻ em năm 2016 chính thức có hiệu lực từ 1/6/2017 đề cao tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trên nhiều lĩnh vực. Lứa tuổi Mẫu giáo có vị trí đặc biệt quan trọng, là thời kỳ vàng trong sự phát triển nhân cách của trẻ em. Ở lứa tuổi này, trẻ cần được tiếp nhận, giáo dục các giá trị, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách ở những lứa tuổi tiếp theo. Những tổn thương về thể chất và tinh thần mà lứa tuổi này gặp phải có thể để lại hậu quả và trở thành nỗi ám ảnh các em trong suốt cuộc đời. Hiện nay, bạo hành trẻ em đang là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bạo hành để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ sau khi bị bạo hành đều có những rối loạn về tâm lý, hành vi; trẻ trở nên sợ hãi và mất niềm tin vào các mối quan hệ với mọi người xung quanh Gần đây có nhiều vụ bạo hành trẻ em gây chấn động dư luận. Chỉ cần gõ từ khóa “bạo hành trẻ em”, trong vòng 0,47 giây cho kết quả là 16.000.000 bài viết về vấn đề này. Chỉ vì trẻ không chịu ngủ trưa, hiếu động, biếng ăn hoặc ăn chậm, làm vương vãi thức ăn mà nhiều trẻ mầm non bị cô giáo, bảo mẫu và cả cha mẹ, người thân bạo hành gây thương tích nặng cho trẻ. 3 quanh, biết giúp đỡ người khác. Không chỉ thế còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người; - Đảm bảo tạo một nền tảng tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ. Như vậy, giáo dục phòng ngừa bạo hành có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ, là nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non cần quan tâm để đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non Nhân Chính - quận Thanh Xuân. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non. - Về địa bàn: Khảo sát và thử nghiệm đánh giá tại trường mầm non Nhân Chính - Về khách thể nghiên cứu là: 28 giáo viên mầm non tại trường. 5 - Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của trường: Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường mầm non có tác động tích cực đến hoạt động phòng chống bạo hành cho trẻ. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các giáo viên trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là hoạt động phòng chống bạo hành cho trẻ. Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt tổ chức hoạt động phòng chống bạo hành cho trẻ càng thuận lợi, mặt khác sẽ giúp giáo viên trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên tốt hơn. 1.2. Các yếu tố khách quan - Nhận thức của xã hội về vai trò của việc phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non. Công tác phòng ngừa bạo hành cho trẻ ở giai đoạn lứa tuổi mầm non rất quan trọng đối với sự phát triển sau này của trẻ. Trẻ an toàn, khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn phụ thuộc vào nhiều việc trẻ được đảm bảo an toàn không chỉ ở nhà trường mà còn cả ở gia đình trẻ. Nhưng không phải bất cứ ai, bất cứ nơi nào cũng công nhận và coi trọng vai trò của các hoạt động phòng chống bạo hành trẻ trong trường mầm non. Nếu như người dân nói chung, cha mẹ trẻ em nói riêng có nhận thức đúng đắn về hành vi bạo hành trẻ em, về tầm quan trọng của việc phối hợp với nhà trường trong phòng ngừa bạo hành trẻ em thì hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi và ngược lại. - Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện phòng chống bạo hành trẻ mầm non. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình, môi trường cộng đồng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tới việc đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành cho trẻ, có thể gây khó khăn đến công tác phòng chống bạo hành cho trẻ của nhà trường. Nếu tình hình an ninh trật tự ở địa bàn nơi trường đóng là tốt, trình độ dân trí cao thì việc tuyên truyền phổ biến và huy động các nguồn lực tham gia hoạt động giáo 7 trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng mục tiêu chung trong hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em tại các trường mầm non. - Thúc đẩy triển khai việc tìm hiểu về mục tiêu, nội dung phòng chống bạo hành trẻ em ở trường mầm non; về phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục trẻ em. - Xác định việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải có kế hoạch theo giai đoạn, theo năm học. - Tổng kết rút kinh nghiệm công tác thông tin tuyên truyền giáo dục, biểu dương khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích trong triển khai thực hiện công tác phòng chống bạo hành trẻ em, đồng thời uốn nắn, nhắc nhở những cá nhân làm chưa theo kế hoạch, không thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Các hình thức tuyên truyền có thể thực hiện trong các buổi sinh hoạt Chi bộ, họp Hội đồng nhà trường, sinh hoạt tổ chuyên môn, các buổi sinh hoạt chính trị trong nhà trường, thông qua các hội thi tìm hiểu kiến thức phòng chống bạo hành được tổ chức tại nhà trường - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn về chủ đề phương pháp giáo dục trẻ em và sinh hoạt chính trị trong nhà trường, trong đó có nội dung về phòng chống bạo hành trẻ em. - Trong năm học xây dựng các chuyên đề, hội thảo cấp trường nhằm trao đổi về tầm quan trọng của việc phòng chống bạo hành trẻ em; trao đổi về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động này để đạt hiệu quả cao nhất. - Ban giám hiệu sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, những quy định hướng dẫn của các cấp quản lý; không ngừng bổ sung hoàn thiện các biện pháp quản lý phòng chống bạo hành trẻ em ở cơ sở do mình phụ trách. - Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tăng cường hoạt động giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm giáo dục trẻ em của các trường bạn. Từ đó họ biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm để vận dụng có hiệu quả vào công tác tổ chức hoạt động giáo dục trẻ em và tránh được các hành vi bạo hành trẻ trong quá trình công tác.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_phong_ngua.doc