Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể - Trường Mầm non Hoa Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể - Trường Mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể - Trường Mầm non Hoa Hồng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BẢO LỘC TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ Bảo lộc : Ngày 24 tháng 12 năm 2008 Giáo viên: Phan Thị Hồng Thảo - 1 - I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận và lí do chọn đề tài Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non Dạy tiếng mẹ để cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hìnhmà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Bộ môn làm quen văn học dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không thể tách rời giaữ các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng: Eiti – Khê va xem là khâu chủ yếu nhất của hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác. Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trỏng, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Để luyện cho lời nói của trẻ được mạch lạc cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu sau: * Lựa chọn nội dung nói: Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, - 3 - - Khi trẻ diễn đạt phải ngừng nghỉ ngắt giọng đúng, để giọng nói của trẻ không ê a ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói. Trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc luyện cho trẻ ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại giữa trò chơi và độc thoại qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Đối ới trẻ lớp tôi đang phụ trách 4 – 5 tuổi: Tiếp tục dạy trẻ biết nghe - hiểu - trả lời câu hỏi của người lớn. Biết trò chuyện với những người xung quanh. Dạy trẻ kể chuyện về đồ chơi, đồ vật theo tranh, kể lại các tác phẩm văn học, kể có trình tự, diễn cảm. II. THỰC TRẠNG: Tôi là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ gồm 38 cháu. Trong số này có 19 cháu đã học qua lớp mầm, còn 19 cháu chưa được học qua trường lớp mẫu giáo. 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình đổi mới. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng họ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng họ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu. 2. Khó khăn: Do trình độ nhận thức không đồng đều, gần 50% trẻ lớp tôi mới lần đầu đến trường, số trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, do đó gặp rất nhiều khó khăn. - Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau rất tinh tế trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung. Ví dụ: tay – tai, muỗi – mũi, phân biệt l – n. - 45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần torng câu, trong từ. Vì vậy những âm điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không chú ý. - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - 5 - (Cháu Phước). Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Phương lại gỡ ra rồi. (Cháu Quang). - Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác: Ví dụ: Mẹ ơi! Con muốn cái dép kia! ( phụ huynh cháu Sơn kể lại). Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng. - Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự logic. Thế nhưng qua tìm hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp chồi, tôi so sánh với lớp tôi thì đa phần trẻ vẫn chưa có khả năng kể chuyện và kể chuyện có trình tự logic. 2. Một số biện pháp giúp trẻ học tố môn làm quen văn học thể loại truyện kể: a. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ: - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để bày dụng cụ kể chuyện, khung sân sấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. - Chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả năng ngôn ngữ cho trẻ. - Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối, mô hình để giúp trẻ cảm thụ đước tác phẩm văn học đó một cách tốt nhất. b. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt: Toi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Chủ điểm: “ Các nghề phổ biến, ngày 22/12” khi dạy với đề tài nghề xây dựng. Kể chuyện: “Ba con lợn nhỏ”, tôi sử dụng mô hình rối để gây sự hứng thú cho trẻ. - Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cáh sử dụng trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo các hình thức khác nhau. - 7 - 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể cho trẻ. Ví dụ: Lễ hội 22/ 12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội, tết dương lịch, các hội thi bé kể chuyện giỏi. e. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh: - Làm bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà. - Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: Thùng giấy, sách báo cũ, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang 3. Xây dựng kế hoạch: Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ theo từng quý xuyên suốt trong một năm học: Tháng 9 + 10: Tôi chú ý chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giáng âm vị ( cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài đồng dao). Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi (tai ai thính, ai đoán giỏi), Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi phát âm sai mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày. Tháng 11 + 12: Tôi tập trung vào việc làm thế nào để tăng vốn từ cho trẻ? Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ nhiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động cảu cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha. Có con ba ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt ba ba. Bà bảo bé, bé búp bê, bé bồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh , đố ai nói giỏi, đố ai nói ngược. Tháng 1 + 2: Vẫn xuyên suốt hai nhiệm vụ ở trên nhưng tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao đặc biệt là những câu chuyện kể đầy lôi cuốn và hấp dẫn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ nghĩa. Tháng 3 +4 +5: Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Ví dụ: Trẻ “ nói theo mẫu câu” của một câu - 9 - IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể, tôi cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề: * Dạy trẻ kể lại truyện: - Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng câu chuyện. Trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt truyện. - Yêu cầu đối với trẻ: + Kể nội dung chính của câu chuyện, không yêu cầu trẻ kể chi tiết toàn bộ nội dung tác phẩm. Lời kể phải có các cấu trúc ngữ pháp. Khuyến khíc trẻ dùng ngôn ngữ của chính mình kể lại. Giọng kể diễn cảm, to, rõ, không ê a ấp úng, cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại. + Chuận bị: Tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe. Trước khi kể cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại. + Tiến hành: Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. Đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lalị nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể, lựa chọn hình thức ngôn ngữ (cách dùng từ đặt câu). Ví dụ: Truyện cây khế: Theo con tính cách người em như thế nào? + Yêu cầu với câu hỏi: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian, hành động chính, lời nói, cá tính nhân vật, không nên đặt quá nhiều câu hỏi chi tiết vụn vật. Ví dụ: Truyện: Dê con nhanh trí: Dê mẹ dặn dê con như thế nào? Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức ngữ pháp và nhận thức. Khi đàm thoại cô cần lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ đồng nghĩa những cụm từ thay thế để tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn từ để kể. Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ (mới). Mẫu truyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt được: Về nội dung, độ dài, trình tự câu chuyện. Ví dụ: Câu chuyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với người em nữa. Người anh tham lam chiếm hết ruộng - 11 - Cháu Phương Anh đóng vai Bà Tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ): Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đương lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được không? 2. Ở các hoạt động khác dạy trẻ kể lại những sự vật hiện tượng trẻ quan sát được. a. Hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ kể về những hiện tưởng, sự kiện trong cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng Trẻ phải tự chọn nội dung, hình thức ngôn ngữ sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo hai dạng: Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo chủ đề. * Kể chuyện miêu tả: Tôi dạy trẻ nêu tên, đặc điểm theo thứ tự khảo sát, tính liên hệ, kết thúc nêu ý nghĩa hoặc hành động. Ví dụ: miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, may đen, gió thổi mạnh trời sắp mưa. * Kể chuyện theo chủ đề: Tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện xảy ra trong một thời gian nhất định của nhân vật nào đó. Ví dụ: Truyện: Dê con nhanh trí : Con cáo giả làm dê mẹ lúc dê mẹ đi vắng, nó giả giọng dê mẹ, nó nhúng chân vào bột cho chân trắng giống dê mẹ. Nhưng cáo vẫn bị dê con phát hiện ra và đuổi cáo đi. b. Hoạt động góc: * Dạy trẻ kể chuyện theo tri giác: Không ngừng phát triển ở trẻ ngôn ngữ độc thoại, nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp, tư thế tác phong khi nói mà còn góp phần phát triển tốt các cơ quan cảm giác của trẻ. Bởi vì trẻ có quan sát tốt mới kể miêu tả được chính xác. - Mục đích: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển tư duy logic, khả năng quan sát. Tôi tập trung dạy cho trẻ kể chuyện tri giác theo 3 loaọi: Kể về đồ chơi, kể về vật thật, kể chuyện theo tranh. - Chuẩn bị: + Chọn đồ chơi: Đồ chơi đẹp, màu sắc rõ rangà, tươi sáng, hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ thích thú, rung động khi kể. + Chọn vật thật: Có thể là đồ dùng hàng ngày: Gương, lược, khăn, ly, chén, váy áo, tàu xe, xe máy, túi sáchNhững công cụ lao động: Cuốc, xẻng, máy giặt Súc vật nuôi trong nhà: Mèo, chó, gà Cây trồng, hoa, thiên nhiên, phong cảnhcho trẻ kể về những đồ vật từ đơn giản đến phức tạp. - 13 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu_mach_lac_cho_tre_t.doc