Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non

doc 3 trang skkn 24/07/2024 810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non
 Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp 
 của trẻ Mầm Non. 
 GVMN:Nguyễn Thị Thanh Cảnh.
 Trường:MGTN-CĐMGTƯ 3
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những 
năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ 
cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học 
và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp 
cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau 
này.
Ví dụ: Ở lớp Mầm C, có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, 
không diễn đạt được ý câu trả lời khi được hỏi.
 Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được?Ta có thể xét tới 
một số yếu tố ảnh hưởng sau:
 *Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Câm, đàn độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế
 *Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho 
trẻ có cảm giác không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó 
mà ngôn ngữ không phát triển.
 *Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay 
mà không phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép.Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển.
 *Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với 
nhau do đó mà ngôn ngữ cũng chậm phát triển.
Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim 
chỉ cần lấy tay khều vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó,Cẩm liền biết ngay là Kim 
cần gì.
 *Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao 
tiếp.
Ví dụ : Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan 
tâm trò chuyện sẽ giúp trẻ nói rất tốt và ngược lại. Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao ngày 
càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một?có phải là trẻ được dạy trước 
hay trẻ học trên truyền hình?Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều 
hòan tòan khác.
 Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi là 
quá trình tự tập đọc của trẻ.Nhưng từ đâu mà trẻ lại có quá trình này?Đó là 
quá trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua 
các sách truyện, bảng hiệu, ấn phẩm
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: “Cái gì trên đó vậy 
Mẹ?” Mẹ nói đó là bảng “Hiệu uốn tóc”.Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào 
bảnh hiệu và nói: “ Hiệu uốn tóc”.
 Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe, 
nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh 
ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu , ấn 
phẩmcũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở 
trẻ.Khi trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng 
đọc sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó 
kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ.Khi trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho 
xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong 
truyện:nói như thế nào?hành động ra sao?Trẻ sẽ bắt chước, vì tuổi của trẻ là 
tuổi bắt chước rất nhanh.
 Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ 
nghe được,mà phải có sự chọn.
Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh 
động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ.
 Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng 
giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ 
bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau 
của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham gia vào câu 
chuyện.
Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô 
vừa kể, đọc.
 Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo 
mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật 
thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì 
trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang.doc