Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

docx 15 trang skkn 27/08/2024 660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
 MẦM NON”
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc 
bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của 
mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi 
còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát 
triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì 
không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con 
người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là 
thế hệ trẻ.
 Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên 
đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau 
trên thế giới.
 Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động... Hiện nay, thế hệ trẻ 
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn 
được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những 
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị 
lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ 
bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn 
hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ 
cần thiết nhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong 
thời đại hiện nay để sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.
 Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trãi nghiệm tôi quyết định 
trình bày sáng kiến Kinh Nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ Mầm non” một vấn đề đang được quan tâm trong giáo dục Mầm non hiện nay.
 * Vấn đề được nghiên cứu:
 Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn 
vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn 
diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, 
biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
 Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát 
triến nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ nhận thức đúng và 
có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
 * Thực trạng vấn đề:
 Lâu nay, chúng ta thường quan niệm: Rèn dạy kỹ năng sống chủ yếu chỉ 
dành cho người lớn. Nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi tập nói, dạy lễ giáo đạo đức ban phải đào tạo ra những con người “phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, 
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là 
bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của 
công tác giáo dục trẻ.
 III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia đình 
và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí gia 
đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ 
năng ứng xử của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về 
nhà không thưa người lớn trong gia đình
 Năm học này, tôi được phân công đứng lớp Lớn 2 Tam Hòa hầu hết các cháu 
là con nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó 
còn có các cháu gia đình luôn nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu 
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mẫu giáo, nên 
thường khoán trắng cho giáo viên.
 Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói 
leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp...
 Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơi của 
trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận.
 Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng 
trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được 
những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp 
phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh 
lịch.
 IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của ngành, tôi quyết tâm lấy mục tiêu 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ của năm học này, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình 
thành nhân cách trẻ thơ trong thời đại mới.
 Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ dạy đạo đức riêng, 
mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để 
hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo.
 1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua tiết học:
 Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học nhằm hình thành cho 
trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa.
 Ví dụ:
 * Giờ học phát triển thể chất
 Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể 
khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau...
 * Giờ học khám phá xã hội: Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một cân 
gạo, bao nhiêu vậy cô?
 + Trò chơi đóng vai Y tá – Bác sĩ:
 Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt 
lắm không? ...”
 Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc.
 Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá.
 Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào 
hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người.
 Trong một thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi kỹ năng chào hỏi lễ phép, giao tiếp 
lịch sự có phần chuyển biến rất tốt.
 3. Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc mọi nơi:
 Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận những 
gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trẻ và trả trẻ tôi ân cần và chuẩn 
mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ phép với cô và 
bố mẹ trẻ.
 Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan...tôi đều quan tâm nhắc nhở trẻ 
luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, khi 
làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, ai cho gì thì nhận bằng hai tay 
và cảm ơn, biết giữ vệ sinh môi trường, thân thể sạch sẽ...
 Biện pháp này đạt kết quả rất cao, tôi tiếp tục áp dụng.
 4. Giáo dục kỹ năng sống qua ngày hội, ngày lễ:
 Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ 
mầm non.
 Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11, 
Ngày Tết Trung Thu, ... tôi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian, 
đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết 
nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thông qua 
đó trẻ có ý thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người có ích cho xã 
hội.
 5. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình:
 Với phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường học” thì việc phối kết 
hợp với các bậc phụ huynh là một trong những biện pháp rất cần thiết để giáo dục 
trẻ. Gia đình giáo dục tốt, trẻ sẽ có điểm xuất phát tốt và nề nếp tốt. Ngược lại, trẻ 
sẽ không có gì khi không được gia đình quan tâm giáo dục. Như vậy, xuất phát 
điểm của trẻ là chưa công bằng. Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường sẽ xóa đi 
rào cản đó. Vì vậy, Giáo viên và phụ huynh đều phải tiến hành giáo dục trẻ song 
song với nhau. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ Bản thân tôi được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh nghiệm trong 
 việc giáo dục trẻ, được phụ huynh và các bạn đồng nghiệp thương yêu, quí mến 
 hơn.
 * Kết quả đạt trên trẻ:
 - Kỹ năng giao tiếp: 90%
 - Kỹ năng chăm sóc bản thân: 95%
 - Kỹ năng quản lí cảm xúc: 90%
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: 95%
 - Kỹ năng lãnh đạo: 90%
 VI. KẾT LUẬN:
 Từ những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện với trẻ lớp tôi trong năm học 
này, đến nay tôi nhận thấy kết quả rất khả quan điều đó chứng tỏ việc áp dụng các 
biện pháp của đề tài đã có một hiệu quả nhất định.
 Tuy kinh nghiệm còn khiêm tốn nhưng được rút ra từ thực tiễn giảng dạy 
cùng với sự đóng góp một phần không nhỏ của Ban giám hiệu nhà trường và tập 
thể Hội đồng Sư phạm.
 * BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1. Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
 non.
 2. Kỹ năng sống được lồng ghép thông qua các hoạt động có trong nhà
 trường và ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động chuyên môn, lễ hội
 3. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm 
 với trẻ với phụ huynh thông qua các giờ đón trả trẻ, các hoạt động giao lưu văn 
 nghệ giữa giáo viên và phụ huynh, các hoạt động lễ hội
 4. Cô giáo là trung tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, là một khuôn mẫu để 
 trẻ tiếp cận và học tập.
 5. Trong quá trình áp dụng các biện pháp, cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp 
 với nhau để đạt hiệu quả cao.
 VII.ĐỀ NGHỊ:
 Kính mong được đón nhận những góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học 
Giáo dục để SKKN này phong phú và đạt hiệu quả hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người viết
 Lê Thị Lệ Trang Bé tập làm nội trợ
 Bé ăn xế Bé bỏ rác đúng nơi qui định
 Bé không bẻ lá cành TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn hè năm 2010-2011; 2011-2012
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III.
 ***************************************** PHÒNG GIÁO DỤC ĐẠI LỘC 
 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI QUANG
 =====***=====
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
 MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
 KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 Giáo viên : Lê Thị Lệ Trang
 Năm học : 2012-2013

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giao_duc_ky_nang_son.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.pdf