Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non

docx 10 trang skkn 21/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà 
bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một 
ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Vậy “Trường học hạnh 
phúc” là gì?
 Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích 
thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ 
huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ 
cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với 
sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn 
khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội 
ngũ giáo viên chung tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả. 
Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ 
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.Xuất phát từ những lý 
do trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc 
thông qua thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ tại trường mầm non”. 
 2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi nghiên cứu chọn đề tài này nhân tìm hiểu và xây dưng một ngôi trường 
hạnh phúc tại trường mầm non.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Thực trạng về việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ trong và ngoài lớp 
lớp học tại trường mầm non.
 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng về việc thiết kế môi trường hoạt 
động cho trẻ tại trường mầm non.
 - Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021. Thời gian bắt đầu từ tháng 
9/2020 đến hết tháng 3/2021.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu, phương pháp quan sát, phương pháp đánh giá, 
phương pháp giám sát, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp..
 1/10 phúnên chưa gây được nhiều hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động, chưa phát huy 
tính sang tạo của trẻ.
 Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về thực trang trên, tôi đã tìm và áp 
dụng một số kinh nghiêm nhằm đổi mới môi trường cảnh quan sư phạm của nhà 
trường tốt hơn.
 3. Một số kinh nghiệm đã tiến hành
 3.1. Chỉ đạo tổ chuyên môn tiên phong nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về 
hạnh phúc và cách thức tiếp cận
 Để xây dựng được ngôi trường thật sự hạnh phúc thì chúng ta phải hiểu 
hạnh phúc là gì? Hạnh phúc bắt đầu từ đâu? Tôi thực hiên như sau:
 - Cung cấp tài liệu liên quan đến hạnh phúc và về trường lớp mầm non hạnh 
phúc do phòng giáo dục cấp, sưu tầm, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn.
 - Tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tiên phong nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về hạnh 
phúc và cách tiếp cận các buổi hội thảo tại trường về quan điểm hạnh phúc của mỗi 
người. Tại buổi hội thào này mọi người cùng nhau chia sẻ quan điểm hạnh phúc của 
mình, chia sẻ cách tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình trong gia đình, tìm thấy hạnh phúc 
trong nghề khi nào và như thế nào? Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc có gặp những 
thuận lợi và khó khăn gì? Từ đó biết được những nhu cầu gì của họ đã được thỏa mãn và 
những nhu cầu gì họ cần ban giám hiệu hỗ trợ để cảm thấy thoải mái và hạnh phúc trong 
công việc và trong cuộc sống. Từ đó chất lượng công việc của họ đạt được kết quả tốt 
hơn, hứng thú trong công việc hơn, hăng say vì nghề hơn.
 3.2. Thiết kế môi trường cảnh quan sư phạm toàn trường
 Xây dựng cảnh quan sư phạm là mối quan tâm hàng đầu trong các trường 
học, công đồng và xã hội. Xây dụng cảnh quan sư phạm tạo môi trường “Sáng – 
xanh – sạh – đẹp” chính là cụ thể hóa ý tưởng: “Trường ra trường, lớp ra lớp” của 
cố thủ tường Phạm Văn Đồng. Vì vậy làm tốt công tác này sẽ nâng cao chất lượng 
giáo dụctoàn diện, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, sẽ làm cho trẻ cảm 
thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Việc học tập của trẻ sẽ hứng thú hơn, 
dạy học của giáo viên sẽ hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc thiết kế môi trường cảnh 
quan sư phạm toàn trường là một trong những công việc mà tôi bắt tay vào làm nay 
từ đầu năm học. Sau đây là cá nội dung mà tôi đã tiến hành:
 3.2.1. Duy trì và thay đổi sáng tạo mô hình chăm sóc và bảo vệ thiên 
nhiên trong học đường khu vực miền Bắc năm học 2018 
 Saukhi đã tìm hiểu, tham khảo tài liệu sách báo về việc tạo cảnh quan thiên 
nhiên phù hợp với môi trường sư phạm và sự góp ý, chỉ đạo của cấp trên về việc 
 3/10 3.2.2.2. Xây dưng, thiết kế góc dân gian
 Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa 
đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng 
cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp 
em hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nướcTrò chơi dân gian trẻ em 
có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt: Đức 
- trí - lao - thể - mỹ.
 Ở góc chơi này, tôi yêu cầu tổ chuyên môn phải xác định rõ mục đích, kỹ 
năng, luật chơi, cách chơi, đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu của từng trò chơi cụ thể 
hợp. Từ đó, đưa từng trò chơi vào phù hợpvới các lứa tuổi khác nhau mới phát huy 
được khả tư duy, sáng tạo, khéo léo của trẻ
 Mỗi khi chơi những trò chơi dân gian, trẻ rất chăm chú, thích thú khi được 
tham gia chơi tại góc dân gian. Qua những trò chơi đời thường, giản dị đó, không 
những giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà trẻ cũng sẽ học hỏi 
được để có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, 
giữa con người và thiên nhiên
 3.2.2.3.Xây dưng, thiết kế khu chợ quê
 Với mục đích duy trì và phát triển giá trị văn hoá dân tộc, khu chợ quê được 
tái hiện ngay tại sân trường một không gian mộc mạc mà thân thương đây là nơi 
cho trẻ hoạt động trải nghiệm sáng tạo về với nét đẹp văn hóa của người Việt, được 
truyền từ đời này qua đời khác. 
 Với khu chợ quê, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn đưa các sản phẩm của các nghề 
truyền thống của dân tộc, đặc biệt là của địa phương cho trẻ trải nghiệm thực hành, 
trưng bày, bán ở khu chợ quê phù hợp theo chủ đề, sự kiện của từng tuần, từng tháng.
 Khi chơi ở khu chợ quê, trẻ được cô giáo giải thích ý nghĩa về từng nghề, 
từng sản phẩm trong các gian hàng. Cô dạy trẻ, cho trẻ trải nghiêm làm và đóng 
làm người bán hàng trong một không gian chợ quê mộc mạc, yên bình. Tác dụng 
giáo dục ở đây không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn là một trải nghiệm thực tế 
có tác dụng rèn luyện kĩ năng sống, rèn sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, giáo dục 
trẻ hướng về cội nguồn, biết yêu thương và trân trọng những giọt mồ hôi của người 
lao động, 
 3.2.2.4. Xây dưng, thiết kế khu vui chơi trải nghiệm
 Hoạt động vui chơi, trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một 
phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa 
vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
 5/10 Thực tế cho thấy, khu vui chơi đã đáp ứng nhu cầu của trẻ là được vui chơi, 
chạy nhảy, nô đùa, tha hồ cười nói thỏa thích Đúng như mong đợi ban đầu của 
tôi, khu vui chơi trải nghiệm đã khiến trẻ được “chơi mà học – học mà chơi”, nâng 
cao hiểu biết và nhận thức của trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể 
chất, tinh thần, tình cảm và nhiều kĩ năng xã hội. Hoạt động trải nghiệm giúp cho 
việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
 3.2.2.5. Thiết kế, xây dựng khu “CLUB FITNESS & YOGA”
 Hiện nay, nhiều gia đình người Việt chú trọng cho con học tập, giáo dục tri 
thức trong những môi trường toàn diện. Tuy nhiên việc rèn luyện thể chất cho trẻ 
mầm non nhiều khi lại bị các bậc phụ huynh lãng quên, đặc biệt là đối với trẻ ở độ 
tuổi 3 – 6.
 Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở 
những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng 
như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao 
giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể 
thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự 
phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì 
trẻ mới có thể học tập tốt được. Tôi thiết kế khu “CLUB FITNESS & YOGA” bởi vì:
 - Xây dựng môi trường khu “CLUB FITNESS & YOGA” cho trẻ mầm non 
gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập.
 - Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, 
phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau, giúp trẻ 
có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp thực hiện với các đồ dùng, 
dụng cụ luyện tập.
 - Các dụng cụ luyện tập thể dục giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm 
vụ vận động trong những điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, 
ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, thể chất và tâm thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói 
quen rèn luyện thân thể thường xuyên.
 - Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự lĩnh hội kĩ năng vận động 
nhanh, chính xác.
 Đây chính là một trong những đổi mới căn bản trong việc phát triển thể chất 
thể chất cho trẻ tại trường Mầm non Tràng An. Phụ huynh học sinh rất hứng thú và 
quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện thể chất cho trẻ. Trẻ thích thú tham gia các 
buổi tập luyện cùng với sự hướng dẫn của cô giáo. Sức khỏe, sự nhanh nhẹn, độ 
bền, dẻo dai và khéo léo của trẻ ngày càng tốt hơn. 
 7/10 sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên và tạo 
được sự tin tưởng của phụ huynnh nhà trường.
 3.2.4. Xây dựng và bồi dưỡng môi trường bên trong để mang lại hạnh phúc 
cho trẻ
 Sau khi đã xây dựng tốt môi trường cảnh quan trong và ngoài lớp học, thì 
việc thiết kế, xây dựng cho trẻ môi trường hoạt động bên trong là rất quan trọng.
 - Chỉ đạo giáo viên tích cực giao lưu tình cảm với trẻ qua các thông điệp yêu 
thương vào đầu giờ sáng và thực hiện xuyên suốt các hoạt động trong ngày tại lớp. 
 - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng thiết kế các trò chơi, hoạt động mới lạ 
theo các chủ đề. Xây dựng cụ thể, chi tiết trong kế hoạch giáo dục của tưng khối, 
từng lớp phù hợp với đặc điểm lưa tuổi của trẻ. Đồng thời đổi mới, sáng tạo hình 
thức tổ chức cá hoạt động để trẻ hứng thú tham gia, phát huy tính tò mò, ham hiểu 
biết và tư sáng tạo của trẻ.
 - Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về các hoạt động tập thể, ngày hội ngày 
lẽ cho trẻ thông qua các hoạt động giao lưu, trò chơiTạo sân chơi bổ ích, phát 
triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ cho trẻ.
 Việc xây dựng và bồi dưỡng môi trường bên trong qua các hoạt động, những 
giờ học, giờ chơi, những trải nghiêm bổ ích cho trẻ và đã thực sự mang lại hạnh 
phúc cho trẻ.
 4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm
 Sau gần một năm học, vừa thực hiện, vừa tổng hợp đánh giá kết quả để diều 
chỉnh và bổ sung kế hoạch thực hiện chuyên đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. 
Một số kinh nghiệm xây dựng trường học hạnh phúc thông qua thiết kế môi trường 
hoạt động cho trẻ tại trường mầm non Tràng an đã đạt được kết quả như mong đợi.
 - Cảnh quan sư phạm toàn trường đạt tiêu chí “Sáng – xanh- sạch – đẹp” và 
đã nhận được sự đánh giá cao của các cấp lãnh đạo và của phụ huynh học sinh.
 - Môi trường bên trong các lớp đạt tiêu chí theo quan điểm “Xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và tiêu chí “Trường học hạnh phúc”. Trẻ có 
một môi trường an toàn về cả thể chất và trí lực. Trẻ được “chơi mà học – học mà 
chơi” một cách tự nhiên và thoải mái. 
 - Cán bộ giáo viên nhân được làm việc trong một môi trường sư phạm lý tưởng 
để phát huy hết khả năng của từng cá nhân, hăng say trong sự nghiệp trồng người.
 - Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng nhà trường, gửi con em mình đến 
lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện. Số lượng trẻ đến 
với trường mầm non Tràng An ngày càng phát triển hơn.
 9/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc.docx