Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-Learning bằng phần mềm Ispring vào giảng dạy cho trẻ mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-Learning bằng phần mềm Ispring vào giảng dạy cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-Learning bằng phần mềm Ispring vào giảng dạy cho trẻ mầm non
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING BẰNG PHẦN MỀM ISPRING VÀO GIẢNG DẠY CHO TRẺ Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiên Đơn vị công tác: TrườngMỤC LỤCmầm non Đặng Xá MỤC LỤCChức ---------------------------------------------------------------------1 vụ: Giáo viên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT---------------------------------------------1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI---------------------------------------------------2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ------------------------------------------------2 1. Cơ sở lý luận -------------------------------------------------------------2 2. Thực trạng vấn đề -------------------------------------------------------4 2.1. Thuận lợi -------------------------------------------------------------4 2.2. Khó khăn -------------------------------------------------------------4 3. Cách xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring - 5 Năm học 2020 - 2021 3.1. Giới thiệu về phần mềm Ispring suite 9--------------------------5 3.2. Hướng dẫn cài đặt phần mềm -------------------------------------6 3.3. Các chức năng chèn hình ảnh, ghi âm, ghi hình ----------------6 1/20 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Với trẻ thơ, được chơi và học là niềm hạnh phúc lớn lao và hơn thế được học và chơi ở một môi trường lớp học gần gũi thân thiện và hiện đại thì niềm hạnh phúc đó lại được nhân lên gấp bội. Nhận thức được điều đó bản thân tôi - 1 giáo viên mầm non đã luôn cố gắng xây dựng môi trường lớp học thân thiện và đặc biệt sáng tạo trong các bài giảng điện tử cho bé yêu của mình để mỗi sớm mai thức dậy bé lại hào hứng: “Bố mẹ ơi cho con tới lớp”! Vậy chúng ta phải làm gì, khi ngày nay, con người đang tiến vào kỷ nguyên của CNTT với sức phát triển mạnh như vũ bão của thế giới? Việc đưa các bé đến gần với những thành tựu hiện đại, mở ra cho bé niềm mơ ước, khát khao vươn tới chiếm lĩnh những chân trời tri thức, khoa học công nghệ mới trong tương lai cũng là ước mơ của mỗi người giáo viên khi hướng đến một nền giáo dục hiện đại. Nhưng để ứng dụng được CNTT vào giảng dạy không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đòi hỏi sự say mê nhiệt huyết, có tâm với nghề của giáo viên mầm non. Trong thực tế việc áp dụng CNTT vào giảng dạy là điều cần thiết, cấp thiết để trẻ tham gia vào bài học hứng thú. Mặt khác trẻ được làm quen, tiếp cận với CNTT sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa hình thức và nhiều sáng tạo. Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục – đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Hơn nữa, việc học tập là học suốt đời. E-Learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Năm học 2019-2020 và 20202021, dịch bệnh kéo dài khiến học sinh các cấp phải nghỉ học. Nhiều trường học phải cố gắng đẩy mạnh dạy và học online, truyền hình theo chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy nhiên việc dạy học online vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với trẻ mầm non khi khả năng tập trung vẫn chưa cao hơn nữa các phương tiện và thời gian phụ huynh dành cho trẻ học online cũng chưa được dặc biệt quan tâm. Bởi vậy việc tạo bài giảng e- learning với quy trình đóng gói chuẩn, giáo viên có thể tải bài giảng vào các hệ thống học tập Learning Management Systems (LMS). Ở Việt nam hiện nay LMS nổi tiếng là Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên, phụ huynh có thể có một trang web trên đó có thể upload bài giảng e-learnming để học trực tuyến trên trang: 3/20 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã và đang tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay trong mọi hoạt động nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những nhân tố mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để giáo dục theo kịp thời đại thì nhất thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy: ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo của bản thân để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo kịp thời phát triển xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, ngành giáo dục đào tạo đã đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các cấp học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng quản lý của trường ngày càng được coi trọng, là một bước ngoặt trong nhận thức, tư duy và đổi mới giáo dục. Những ứng dụng từ công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để soạn thảo giáo án, thiết kế bài giảng điện tử làm cho giờ học trở nên thú vị. Hiện nay, việc áp dụng CNTT vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án điện tử”, bài giảng elearning. Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại rất nhiều những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin mang đến cho trẻ cái nhìn trực quan sinh động, gần gũi hơn về bài học. Thông qua những giờ học có áp dụng CNTT và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới các con nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở trẻ em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Với ngành học mầm non, các trường đã trang bị đầu tư trang bị máy tính, nối mạng internet, đầu tư phần mềm dạy học để tổ chức dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Qua một khoảng thời gian thực hiện cho thấy, phần nhiều các giáo viên mầm non không nắm bắt được cách sắp xếp hệ thống một bài giảng E learning ra sao cho hợp lý và dễ sử dụng. Mặt khác giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án điện tử. Một số 5/20 - Không phải giáo viên nào cũng có thể thiết kế một bài giảng E learning do chưa được bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm Ispring. - Những ngày đầu làm quen với giảng dạy trực tuyến, không ít giáo viên gặp khó khăn. Từ việc đang quen tương tác trực tiếp sang dạy online khiến nhiều người lúng túng, phải cố gắng tưởng tượng những tình huống sư phạm để truyền đạt sinh động, cuốn hút học sinh. Việc soạn bài giảng trực tuyến mất nhiều công sức hơn, bởi phải kết hợp nhiều yếu tố. Không chỉ tìm kiếm các tư liệu, ví dụ cho bài giảng, các cô còn phải học cách sử dụng công nghệ để quay không bị rung, dựng hình ảnh, âm thanh, cắt chỉnh Công việc này tốn nhiều thời gian hơn là việc dạy học trực tiếp. Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng giảng dạy. Giáo viên chưa được đào tạo để giảng dạy online nên chưa có nhiều cơ sở để đánh giá khả năng học tập của trẻ. Ngoài ra, việc dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non còn thử thách hơn, đòi hỏi sự kết hợp của gia đình.- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với cách học truyền thống, trẻ cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với cô giáo, phù hợp với nhiều trẻ khác nhau. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi trẻ qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả trẻ, nó chỉ phát huy hiệu quả khi trẻ có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao. - Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy. E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy – học. - Máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này đôi lúc có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như mất điện, máy bị treo, bị nhiễm virus... Mỗi khi gặp sự cố như vậy, giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng như ý muốn. 3. Cách xây dựng bài giảng E- Learning bằng phần mềm Ispring Nghiên cứu hướng dẫn sử dụng và cài đặt phần mềm Ispring 9 để xây dựng bài giảng E learning 3.1. Giới thiệu về phần mềm Ispring suite 9 a. Tổng quan về phần mềm quản lý học tập. 7/20 - Bấm nút Flash trên bảng chọn. - Chọn tệp muốn chèn - Bấm nút OK Ghi âm: Bạn chèn tệp âm thanh bằng công cụ của powerpoint. Để ghi âm trực tiếp, thao tác như sau: - Bấm nút Record Audio trên bảng chọn. - Bấm nút Start Record – bắt đầu ghi âm. Bây giờ bạn bắt đầu giảng bài. - Kết thúc giảng, bấm nút Stop (vị trí nút Start Record ban nãy) Ghi hình: Chèn đoạn phim bằng công cụ của powerpoint. Để ghi hình trực tiếp, thao tác: - Bấm nút Record Video trên bảng chọn. - Bấm nút Start Record – bắt đầu ghi hình. Bây giờ bạn bắt đầu giảng bài. - Kết thúc giảng, bấm nút Stop (vị trí nút Start Record ban nãy) 3.4. Tạo sách điện tử tương tác Bấm nút Interaction, xuất hiện cửa sổ cho phép biên soạn và chèn vào slide 4 kiểu sách tương tác sách gồm: 3D Book: Dạng sách điện tử đơn giản với hiệu ứng lật sách 3D giúp người dùng có cảm giác như đang đọc sách thật. Với kiểu sách này người biên soạn có thể nhúng phim, ảnh, âm thanh, Flash đặc biệt có tích hợp chức năng thu âm trực tiếp rất đơn giản và dễ sử dụng. Ví dụ: Tạo sách điện tử tương tác về Thế giới động vật, trước hết tôi lên mạng tìm những hình ảnh sinh động, sắc nét về các con vật và tìm kiếm thông tin về các loài vật qua https://vi.wikipedia.org để có những được những kiến thức chính xác nhất. Sau khi có đủ các dữ liệu, trước hết ta vào Interactinon → Book → Sẽ hiện ra các trang sách trắng, tôi chèn hình ảnh con vật và thông tin về các con vật đó (Mỗi con vật 1 trang sách) 9/20 3.5.1. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm và bước tạo a. True/ False (Đúng/ Sai) Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Có/Không”. Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án. Các bước tạo: - Vào Ispring \ Quiz \ Create a new graded quiz \ True/False - Nhập nội dung câu hỏi trong mục True/False Question - Chọn phương án đúng trong mục Answer - Bấm nút Blank để thêm câu hỏi mới hoặc bấm nút Save & Close để lưu và hoàn tất. Ví dụ: Câu hỏi: Đây là hình ảnh của Mặt trời đúng hay sai? Ta vào Quiz → Graded Question→ Chọn gói câu hỏi True/False, sau đó Vì đối với trẻ mầm non chưa đọc được chữ. Câu hỏi ta nên chèn câu hỏi bằng ghi âm với phần Audio và chèn hình ảnh qua Picture và biểu tượng đúng sai ta nên chèn mặt cười mặt mếu bằng cách vào biểu tượng , sau đó ta sẽ chọn đáp án đúng vào hình tròn nhỏ ở trước đáp án.Ở các câu hỏi khác cũng tương tự như vậy b. Multiple Choice (Nhiều lựa chọn) Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Chọn một” Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất Các bước tạo: - Vào Ispring \ Quiz \ Create a new graded quiz \ Multiple Choice - Nhập nội dung câu hỏi trong mục Multiple Choice Question
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_bai_giang.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-Learning bằng phần mềm Ispring vào giả.pdf