Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người, giúp trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi cơ thể phát triển cân đối hài hòa. Nội dung của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục phù hợp với tâm sinh lí của trẻ giúp trẻ phát triển cân đối và khỏe mạnh. Để trẻ phát triển tốt về thể chất thì chúng ta phải cân đối hài hòa hợp lí giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, nhằm giúp trẻ tăng cường sức khỏe trong những ngày nghỉ dịch. Thực hiện nhiệm vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2021- 2022 của nhà trường là một nhân viên tổ nuôi trực tiếp làm công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại trường, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn trẻ đủ chất, đủ lượng theo thực đơn, đúng khẩu phần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm thế nào để chế biến món ăn cho trẻ một cách ngon nhất, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon miệng, hết định suất, các chỉ số phát triển hài hòa theo từng độ tuổi trong những ngày nghỉ dịch nhà. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch”. 2. Mục đích chọn đề tài Giúp Ban giám hiệu có thêm thông tin để chỉ đạo các giáo viên Phối kết hợp với giáo viên tuyên truyền phối hợp tới phụ huynh chăm sóc trẻ Giúp các cháu ăn ngon miệng khi nghỉ dịch ở nhà. 3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chế biến món ăn giúp trẻ mẫu giáo ăn ngon miệng. Thời gian nghiên cứu tháng 9/2021 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát, Phương pháp thống kê số liệu, Phương pháp trò chuyện 1 /12 - Được sự quan tâm và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đa số phụ huynh đều quan tâm chăm sóc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong thời gian nghỉ dịch. 2.2. Khó khăn - Do tình hình covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng hoạt động chăm sóc giáo dục của các nhà trường nói chung, trường mầm Non Tràng An nói riêng không - Nhân viên nuôi dưỡng nghỉ ở nhà chưa chưa thường thực hiện chuyên môn để nâng cao tay nghề - Đa số phụ huynh phải đi làm chưa dành thời gian chăm sóc, chế độ ăn của trẻ chưa đầy đủ trong những ngày nghỉ dịch 3. Các biện pháp đã thực hiện 3.1. Học tập, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh ATTP “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Đối với mỗi người muốn làm tốt công việc sơ chế biến món ăn đảm bảo chất dinh dưỡng vệ sinh toàn thực phẩm thì luôn luôn phải tìm tòi học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các cô nuôi, những người trực tiếp chế biến ra các món ăn. Vấn đề cập nhật thông tin nâng cao hiểu biết và trình độ lại càng quan trọng nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại, có như vậy các cô nuôi mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên canh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn và cách chế biến món ăn cho trẻ nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Chính vì vậy, tôi luôn có ý thức việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP.thông qua những kinh nghiệm sẵn có và những lớp học nâng cao chuyên môn trong những ngày nghỉ dịch cụ thể: Tham gia học tập nhiệm vụ năm học của nhà trường, các buổi sinh hoạt tổ ôn lại kiến thức và có thêm kinh nghiệm trong chế biến món ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng tháng tổ nuôi chúng tôi đều có sự bàn bạc trao đổi với các nhân viên trong tổ để chia sẻ kinh nghiệm & kiến nghị đề xuất những vấn đề còn vướng mắc khó khăn của bản thân. Nhiệt tình hưởng ứng tham gia các phong trào, hội thi cô nuôi giỏi, hội thi nấu ăn giỏi, để trau dồi học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả tốt hơn. 3 /12 Nhóm lương thực gồm có: gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhóm giàu chất đạm là thức ăn có nguồn gốc từ động vật như tôm thịt cá trứng sữa và nguồn thực vật đậu đỗ, đặc biệt là đỗ tương. Nhóm giàu chất béo như mỡ động vật, bơ dầu thực vật và các loại hạt có dầu như dừa, hạt cải, quả cọ và đặc biệt là vừng lạc. Nhóm rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. - Đảm bảo tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn hàng ngày, nhất là bữa ăn chính của trẻ. Khi chế biến ta phải cân bằng đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt khi chế biến món ăn ta phải lưu ý nêm đủ gia vị vừa ăn, không mất chất dinh dưỡng lại đảm bảo trẻ ăn ngon miệng hết xuất ăn của mình, chế biến món ăn cần phong phú màu sắc, mùi vị, định lượng, nhiệt độ. Dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường phối hợp cùng các đồng chí trong tổ nuôi tôi đã xây dựng được thực đơn phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Sau đây là một số ý tưởng thực đơn chế biến món ăn mà tôi đã chế biến phối hợp khi phối hợp với phụ huynh trong những ngày trẻ nghỉ dịch tại nhà: * Món: Tôm xào ngũ sắc Món ăn “Tôm xào ngũ sắc” hầu như trẻ nào cũng khi ăn có vị ngọt của tôm, cà rốt. vị bùi của khoai tây có thể áp dụng vào thực đơn hàng ngày cho trẻ ở nhà - Nguyên liệu: Tôm lớp biển: 150g Dầu ăn Cà rốt: 100g, Gia vị: muối bột canh, nước mắm Khoai tây : 200g Thìa là, hành lá - Cách làm: + Tôm lớp rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, thái hạt lựu + Cà rốt, khoai tây nạo sạch vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu Cho dầu ăn vào chảo, đung nóng già, cho hành vào phi thơm. Cho tôm vào sào săn, nêm gia vị, cho cà rốt vào đun 10 phút. Cho lơ trắng vào sào chín mềm, nêm lại gia vị vừa ăn. - Trạng thái món ăn: Các nguyên liệu thái đều, vị vừa ăn, giữ nguyên màu sắc: xanh trắng của hoa lơ, vàng vào tôm. Các nguyên liệu chín mềm. * Món: Đậu phụ non sốt cà chua 5 /12 lượng yêu cầu, dầu hào, dung tay xoa đều vào bề mặt miếng thịt để 1-2 tiếng để thịt bò ngấm đều gia vị. Bước 2: Gọt khoai tây rủa sạch, thái sợi dài ngâm vào nước muối không bị thâm và khi chiên món giòn. Cho vào chiên ngập dầu để khoai tây vàng đều. Để món thêm ăn hấp dẫn tôi cắt tỉa cà rốt, đỗ quả để trang trí xung quanh đĩa. Bước 3: Khi thịt bò đã ngấm đều tôi cho lên áp chảo đã nóng già trong quá trình áp chảo lật đều 2 mặt để thịt bò có màu vàng đều, căng mọng khi ăn mềm có mùi thơm. Bước 4: Bầy món ăn ra đĩa trang trí bàn ăn, thuyết trình món ăn. Trong quá trình chế biến tôi đã quay video gửi tới ban giám khảo, công khai tại cổng TTTĐT, gửi tới giáo viên truyên truyền phụ huynh, giao lưu trò chuyện với trẻ qua phòng Zoom lớp học vui vẻ cuối tuần. Kết quả: Với kinh nghiệm của tôi đã tích lũy trong quá trình làm việc trong thời gian nghỉ dịch tại nhà tôi đã có chế biến món ăn đơn giản, rễ chế biến đầy đủ dinh dương, phụ huynh có thể chế biến áp dụng vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Tuy nhiên cũng khong lên lựa chọn 1 vài món ăn chính cho trẻ ăn mà thường xuyên thay đổi món kích thích trẻ ăn ngon miệng hết xuất đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Món ăn này có thể áp dụng vào thực đơn khi trẻ được đến trường. 3.3.Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng và chế biến món ăn phù hợp * Lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn - Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường các loại thực phẩm ngày càng phong phú và đa dạng, đời sống của chúng ta ngày càng nâng cao nhưng bên cạnh đó là sự đan xen của những thực phẩm không rõ nguồn gốc, những thực phẩm có sử dụng chất bảo quản, phẩm màu, đường hóa học. Các loại thịt bày bán trên thị trường không qua kiểm dịch, kiểm duyệt của thú y. Rồi việc dùng các loại hóa chất bảo vệ thực vật thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản với các loại rau củ quả không theo quy định của nhà nước, chưa đến ngày đã thu hoạch nên vẫn còn tồn dư các hóa chất này trên thực phẩm gây nguy hiểm cho người sử dụng vì vậy việc lựa chọn thực phẩm an toàn và đáng tin cậy là mối quan tâm hàng đầu. Đặc biệt việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh giúp trẻ ăn ngon miệng. Trên đây cũng là một số kinh nghiệm của tôi trong việc lựa chon thực phẩm: - Lựa chọn khi biết rõ nguồn gốc, nên chọn những thực phẩm tại siêu thị 7 /12 ngon của các món ăn. Cần nắm được tính chất các loại gia vị và cách thức sử dụng của nó, loại gia vị nào thì phù hợp với nguyên liệu nào, thức ăn nào mới phát huy được tác dụng của gia vị trong việc chế biến thức ăn. Gia vị là những loại thực phẩm có tinh dầu hoặc các hợp chất hóa học được cho thêm vào các món ăn để tạo nên những kích thích tích cực cho vị giác. Có nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối tạo vị mặn; ớt tiêu tạo vị cay; các loại rau thơm như rau húng rau răm, hành, thì là, tỏi, được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến. Những lúc cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, gia vị trong món ăn có thể ta có lại cảm giác thèm ăn. Đây là nguyên liệu rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị đặc trưng cho các món ăn. Sử dụng gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, tinh tế của người đầu bếp. Việc phối trộn gia vị với liều lượng tỉ lệ loại gia vị cho phù hợp thường không có một công thức chung cho tất cả món ăn (tuy có một số món ăn không thể thiếu loại gia vị nào đó). Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chế biến. Sau đây là một số gợi ý trong việc lựa chọn sử dụng gia vị mà tôi đã thường xuyên lựa chọn trong quá trình chế biến món ăn: + Muối: Dùng để ướp vào các loại thịt, cá hoặc tôm trước khi chế biến và nêm vào món ăn trong khi chế biến. Khi chế biến các món thịt, cá hoặc tôm, nếu ướp chút muối vào món ăn sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, với món thịt kho nếu ướp nhiều muối, thịt sẽ bị cứng, không ngon. Vì vậy khi kho thịt chỉ cần ướp với đường hành và một ít muối, khi kho cho thêm nước mắm vào. Khi luộc thịt hoặc nấu các món thịt, nếu muốn thịt giữ được vị đậm đà, không giảm chất ngọt, nên cho muối vào trước, nấu lửa nhỏ khoảng 15 đến 20 phút rồi mới cho muối vào. Khi làm các món xào, nên cho muối ngay sau khi cho rau và các thực phẩm khác vào. + Nước mắm: Nước mắm là loại gia vị đặc trưng với hương vị đặc biệt. Ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12. Do đó, khi chế biến, không nên đun lâu nước mắm trên bếp. Với món canh, nước mắm được cho vào sau cùng, nếu không sẽ mất ngon do hương vị nước mắm biến đổi. Với món thịt kho, nên kho thịt gần mềm với các loại gia vị khác rồi mới cho nước mắm vào và kho thêm một thời gian ngắn nữa, thịt sẽ không bị cứng và thơm ngon hơn. + Hành, tỏi: Hành dùng làm gia vị trong nhiều món ăn như kho, canh, các món xào, nấu. Phần củ hành thường làm gia vị ướp thịt, tôm cá làm chả. Tuy nhiên 9 /12 Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu tôi đã phối hợp với giáo viên nhà trường phối kết hợp chăm sóc trẻ, giúp phụ huynh Gửi các món ăn qua zalo nhóm, đăng tại cổng thông tin và đặc biệt các cô giáo viên chủ nhiệm đã giói thực cho trẻ và phụ huynh qua phòng học Zoom giao lưu Chú ý cần cung cấp đầy đủ năng lượng và những chất cần thiết cho bữa ăn của trẻ. Nhắc nhở phụ huynh cho trẻ ăn đúng giờ và tập trung vào việc ăn, không gây sức ép cho trẻ khi ăn, không để những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giờ ăn của con. Chế biến vệ sinh, cải tiến món ăn hợp khẩu vị cải tiến món ăn hợp khẩu vị trẻ tăng cường chế biến món ăn chính, phụ không nên mua sẵn bên ngoài Kết quả: Phụ huynh nhà trường đã lụa chọn và áp dụng các món ăn mà tôi chế biến để áp dụng vào bữa ăn cho trẻ 4. Kết quả sáng kiến kinh nghiệm. Nhờ sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của bản thân, hay tìm tòi chế biến các món ăn đồng thời kết hợp với những kĩ năng trong chế biến món ăn như trình bày ở trên. Mang đến cho tôi - Tầm quan trọng của món ăn dành cho trẻ trong những ngày nghỉ dịch. - Có thêm những kinh nghiệm về việc lựa chọn phối kết hợp các loại gia vị tăng mùi thơm cho món ăn. - Kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ được thao tác thường xuyên . - Xây dựng những món ăn ngon phối hợp phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. Đạt được kết quả trên đây là nhờ sự cộng tác của toàn cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, đáp ứng được yêu cầu đã đặt ra. 11 /12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.docx
- Mục lục Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian.doc
- Phụ lục Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ trong thời gian.doc