Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
“Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” ỦY BAN NHÂN DÂN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG =====o0o===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ VÀ ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Tên tác giả : Hoàng Thị Lan Dung Lĩnh vực : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non NĂM HỌC: 2019-2020 1 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Như chúng ta đã biết, trong quá trình sống cơ thể con người luôn cần được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để khỏe mạnh, phát triền, tồn tại. Hoạt động ăn uống là cách cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Trong thức ăn có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể xây dựng, cấu tạo các tế bào: Thịt, da, xương... Chất dinh dưỡng còn làm cho cơ thể hoạt động nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để tiêu diệt vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể đồng thời tạo điều kiện mau khỏi bệnh, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Do đó, cơ thể con người luôn có như cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhưng nhu cầu đó không phải ai cũng giống ai nó tùy thuộc theo từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của cơ thể, tùy theo tình trạng sức khỏe và trạng thái hoạt động. Ở trẻ em nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao hơn người lớn vì đáp ứng ba yêu cầu: chuyển hóa cơ bản, hoat động của các cơ quan chức năng, tạo hình các tế bào cần thiết cho sự sinh trưởng. Trong khi đó trẻ ở độ tuổi mầm non còn nhỏ không thể ăn một lượng thức ăn nhiều như người lớn. Vì vậy trẻ ở lứa tuổi mầm non cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, cân đối tỉ lệ các chất dinh dưỡng, đảm bảo ngon, lành và dễ tiêu. Nếu trẻ ăn quá thừa hay thiếu bất kể chất nào đó cũng đều có hại cho cơ thể. Ví dự như: Ăn thừa nhiều thịt, mỡ, bột đường dẫn đến tình trạng béo phì, thiếu cạnxi, vitamin D trẻ sẽ thấp lùn, thiếu iốt gây biếu cổ, đần độn Bên cạnh đó, ta muốn trẻ hấp thu năng lượng và chất dinh dưỡng tốt nhất thì bữa ăn của trẻ phải được chế biến đúng cách. Cách chế biến đó là thức ăn phải giữ được chất dinh dưỡng có trong thực phẩm không bị hao hụt, thức ăn thơm, ngon, đẹp mắt và đảm bảo vệ sinh an toàn thức phẩm. Trẻ ở độ tuổi mầm non được nuôi dựỡng tại trường chiếm 2/3 tổng lượng calo/ ngày, nhà trẻ 600-651kcalo, mẫu giáo 665-676kcalo. Nên tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đây là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người. “Đối với một số đối tượng, cá nhân, cơ sở sản xuất thực phẩm có lẽ không cần quan tâm câu trả lời nữa, mà họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh tế, doanh thu của họ”. 2 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” - Lượng trẻ không ổn định, tăng giảm thất thường bởi dân cư chưa ổn định (con theo bố mẹ là công nhân thường xuyên di chuyển theo công trình). - Một số món ăn cho trẻ còn chưa phong phú, hấp dẫn. - Thị trường có nhiều biến động, thực phẩm không an toàn trong cộng đồng diễn biến rất phức tạp. Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để tìm ra một số biện pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non như sau. 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Biện pháp 1: Tham gia các buổi họp chuyên môn tổ nhóm nghiêm túc, chất lượng. Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường, các nhân viên tổ nuôi chúng tôi đã họp bàn và xây dựng kế hoạch phù hợp: Thời gian họp 2 lần/tháng vào tuần 2 và 4. Chúng tôi luôn tìm tòi các tài liệu và khai thác trên mạng, học hỏi các nguồn thông tin thiết yếu, phục vụ công việc. Để kết hợp cả lý thuyết vào thực hành thực tế, tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm. Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi bàn bạc sôi nổi, chia sẻ những kinh nghiệm cho đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp. Với bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, luôn thay đổi cách chế biến mới cho phù hợp với khẩu vị của trẻ, hội thảo trong tổ cùng chị em nâng cao tay nghề chế biến ngon, giúp trẻ ăn ngon miệng thể hiện qua các buổi họp hội thảo,các nội dung như sau. Ví dụ: SÚP KEM BÍ ĐỎ Trước kia Hiện tại Bí đỏ bị chín ép, nấu quá Súp béo ngậy, vị vừa ăn được trẻ thích thú. ngọt. GÀ XÀO BẮP NON Thịt gà non, xào bị đậm. Vị thơm của ngô kết hợp với thịt gà ngon khiến món ăn trở nên lạ miệng, vô cùng hấp dẫn. 4 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” tay ấn vào thịt bình thường. không để lại vết Thịt ôi: Vết lõm còn lâu hay lõm khi bỏ tay ra không trở về bình thường được 4 Tuỷ Bám chắc vào - Tủy tróc ra khỏi ống tuỷ, màu thành ống tủy, tối hoặc nâu, mùi hôi màu trong đàn hồi 5 Nước Nước canh trong, Thịt kém tươi: Nước canh đục, mùi vị thơm mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ tách ngon, trên mặt nồi ra thành vết nhỏ có lớp mỡ với vết Thịt ôi: Nước canh đục, vẫn mỡ to đục,mùi vị hôi, hầu như không vết mỡ nữa *Một số thịt lợn bị bệnh. - Lợn gạo: Do ấu trùng hoặc kén giun sán. - Giun xoắn: Kén giun xoắn nằm song song với thớ thịt có khi thấy kén đã vôi hoá, những đốm hồng trắng như đầu giun nắm trong thịt. - Sán: Ấu trùng sán thường nằm trong cơ lưỡi, cơ nhai, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Màu trắng, hình bầu dục, màu đục, to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng rắn, màu trắng to bằng hạt vừng. • Lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những vết bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. • Lợn bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt. • Lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu. • Lợn bị viêm gan: Thịt có màu vàng. • Lợn đóng dấu: Bề mặt da có lớp tròn đỏ tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau như hình đóng dấu. *Thịt bò: Thịt tươi còn tốt Thịt kém chất lượng, ôi thiu - Có màu đỏ đặc trưng. - Màu xám. - Mỡ vàng, màu nhạt. - Mỡ vàng đậm, xương cũng có 6 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” 5 Vẩy - Vẩy tươi, óng ánh dính - Vẩy mờ, lỏng bở, dễ tróc. chặt. - Không có nhiễm dịch - Có nhiễm dịch bẩn, mùi hôi hoặc có ít màu trong, trơn. không có mùi. 6 Bụng Bình thường, không Bụng phình. phình. 7 Hậu môn Thụt sâu, trắng hạt. Lồi, đỏ bẩn. 8 Thịt Rắn chắc có đàn hồi dính - Mềm nhũn, vết ấn ngón tay chặt vào xương sống. giữ nguyên. - Thịt tróc ra khỏi xương dễ dàng. *Trứng tươi ngon - Chọn trứng bằng quan sát: Vỏ màu sáng, không có những vết sám đen, không bị dập. - Quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng. - Có thể dùng nước lã để chọn: Trứng mới thì chìm xuống và nằm ngang dưới lòng chậu. - Dùng cảm giác: Cầm trứng lên xem nặng hay nhẹ ra sao và lắc thử, nếu lắc nhẹ có tiếng động là trứng không tốt. - Lươn: Trên lưng có màu nâu, dưới bụng vàng và ngắn * Rau quả tươi: - Hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên, không bị úa, dập nát hoặc dính các chất lạ, không có mùi lạ - Nên chú ý một số loại quả bên trong đã bị hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản, do đó phải xem kỹ trước khi giao nhận. 3.3.Biện pháp 3: Thực hiện đúng yêu cầu trong sơ chế thực phẩm. Ai cũng cho rằng đây là một việc làm rất dễ ràng nhưng nó lại là khâu rất quan trọng trong quá trình sơ chế món ăn. Bởi sơ chế là nhằm làm sạch nguyên liệu và loại bỏ những phần độc hại, những phần không ăn được, những phần có giá trị dinh dưỡng thấp, có ảnh hưởng không tốt cho người ăn để giúp món ăn được ngon hơn, hấp dẫn hơn. 8 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” Tôi lưu nghiệm thức ăn bằng một xuất ăn để có vấn đề không an toàn thực phẩm kịp thời có thành phẩm để xét nghiệm . Thức ăn lưu nghiệm được để nguội và cho vào tủ mát bảo quản trong 24 giờ . Khi lưu nghiệm có nắp đậy cẩn thận ngay sau khi lưu ghi ngày, giờ lưu, người lưu vào băng dính nắp hộp đựng và vào số nhật kí lưu nghiệm theo yêu cầu. 3.6.Biện pháp 6: Chú trọng việc trình bày món ăn, hình thức hấp dẫn. 3.6.1. Tôm, thịt lợn xào ngũ sắc - Phương pháp xào là phương pháp chế biến cơ bản thông dụng, ứng dụng trong bữa ăn gia đình và cả trong kinh doanh ăn uống. - Nguyên tắc: Đun dầu mỡ đến độ nóng cần thiết lần lượt cho các nguyên liệu vào theo thứ tự các nguyên liệu chính cho vào trước, nhanh chín cho vào sau, thực phẩm được làm chín trong môi trường không có nước, có ít dầu mỡ. - Đặc điểm kỹ thuật: + Nguyên liệu đa dạng, có cả động vật và thực vật, cắt thái phù hợp tính chất của thực vật, cắt thái phù hợp tính chất của từng loại nguyên liệu, một số loại ( chủ yếu là thực vật) được trần qua nước khi xào. + Nhiệt độ luôn luôn cao để thực phẩm không bị ra nước. + Lượng chất béo ít , thời gian làm chín nhanh. + Có nhiều cách xào: Xào lăn, xào giòn, xào có sốt. * Chú ý: Trong cùng một món xào có thể sử dung nhiều nguyên liệu ( cả động vật và thự vật) cần phải xào riêng từng loại, sau đó mới trộn đều. Nếu nhiệt độ cao thực phẩm dễ cháy thì kết hợp thao tác xóc chảo cho nguyên liệu đều và giảm bớt nhiệt ( khi nhấc chảo nên đổ xóc). Để sản phẩm có độ bóng và hạn chế tách nước thì một số nguyên liệu động vật có thể ướp bột đao ( trước khi xào) hoặc khi xào gần chín cho thêm bột đao ( hòa với nước). * Nguyên liệu. - Tôm lớp tươi. - Su hào. - Su su. - Cà rốt. - Đậu cô ve màu xanh và vàng. - Cà chua. - Hành khô, hành lá, mùi ta, mùi tàu. 10 “Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” * Cách làm: - Ngao rửa sạch, ngâm nước gạo cho nhả hết đất, vớt ra bỏ thêm chút muối, sát, rửa lại thật sạch, trút vào nội, đồ nước vào đun sôi, thấy ngao há miệng, trút ra rổ hứng nước ngao để riêng. Nhặt bỏ vỏ, nặn bỏ bớt phần đen, rửa lại cho sạch để ráo. Rồi xay nhỏ. - Bầu gọt vỏ rửa sạch bào sợi thái thành sợi nhỏ, bỏ ruột. - Hành cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ phi thơm hành mỡ, cho ngao vào đun to lửa đảo nhanh tay, nêm chút nước nắm cho ngấm bắc ra. - Nước ngao lọc bỏ cặn, đun sôi, nêm chút nước mắm, muối bột nêm, bỏ bầu vào đun sôi lại. - Đổ ngao đã xào vào nồi canh, nêm lại vừa ăn cho hành hoa bắc ra. * Yêu cầu thành phẩm. - Bầu chín tới, không nhũn, ngao không dai. - Nước ngọt, vừa ăn, thơm mùi hành hoa, thì là. 3.6.3 Món cháo vịt. Cháo là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Cháo dùng để ăn lót dạ, hay thay cơm, là bữa chính hay bữa phụ đặc biệt là cho trẻ em. Hơn nữa cháo sử dụng cho ăn điều dưỡng. Ninh là phương pháp cho thực phẩm vào nhiều nước, đun sôi âm ỉ trong thời gian lâu để thực phẩm chín nhừ và tiết hết chất ngọt vào nước, khi ninh cho thực phẩm chủ chốt vào nước lạnh không được cho vào nước sôi trong quá trình ninh phải đun nhỏ lửa. * Nguyên liệu : - Gạo tẻ - Rau mùi - Gạo nếp - Hành hoa - Thịt vịt - Gia vị * Cách làm : - Vịt mổ rồi rửa sạch đem lọc thịt riêng, xương riêng, xương vịt chặt khúc nhỏ sau đó cho vào nước lạnh đun sôi, hớt bọt ninh kỹ sau đó lọc bỏ xương lấy nước ngọt làm nước dùng. -Trộn gạo nếp với gạo tẻ (gạo tẻ nhiều hơn gạo nếp) vo sạch để ráo nước, đồ vào nồi nước dùng đã lọc kỹ đun nhỏ lửa cho tới khi gạo nở sánh. - Thịt vịt xay nhỏ ướp 1 chút gia vị mặn. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong.docx