Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trẻ 24-36 tháng tuổi. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày tháng ... năm ... đến ngày tháng năm . 4.Tác giả: Họ và tên: Năm sinh: Nơi thường trú: Trình độ chuyên môn: Trung cấp Mầm non. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Điện thoại: 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Địa chỉ: Điện thoại: Vì vậy, tôi mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. * Giải pháp 1: Sử dụng các phương pháp cũ - Tôi dạy trẻ theo phương pháp cũ, còn dập khuôn máy móc. - Trong giờ hoạt động tôi chưa lồng ghép nội dung tích hợp, câu chuyện, câu đố, trò chơi. - Tôi còn dùng câu hỏi đóng. - Vì vậy trong các giờ hoạt động tôi thấy trẻ không hứng thú, không mạnh dạn, thoải mái tự tin, còn gò bó nên hiệu quả của giờ học chưa cao. * Giải pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho chuyên đề phát triển nhận thức: - Tôi nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi nên thường xuyên làm đồ dùng để phục vụ giảng dạy tuy nhiên những đồ dùng làm ra chưa được bền, đẹp, chưa thu hút trẻ, thực tế đồ dùng tự làm chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. * Giải pháp 3: Tuyên truyền các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ, tôi thấy ở lứa tuổi này trẻ con rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, dễ thương, trẻ học nhưng chưa biết chọn lọc cái gì nên học và không nên học. Phần lớn bố mẹ các cháu đều rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít thời gian quan tâm đến các con. Một số phụ huynh còn chưa hiểu tầm quan trọng của việc phát triển nhận thức cho con. Vì vậy tôi làm công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh để phụ huynh phối hợp cùng với giáo viên, việc tuyên truyền là phải dùng lời nói kết hợp Trong lớp có tới 95% học sinh chưa học nên việc tiếp thu còn hạn chế, thiếu hệ thống. Có đến một số trẻ mới ra lớp tháng 1 do đó giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu mới đi học còn khóc nhiều, chưa bắt kịp, thích nghi với các bạn đi học trước và điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có sở thích và cá tính khác nhau.Trẻ đi học không chuyên cần nhất là những ngày mưa, gió hoặc giá rét. Khả năng ghi nhớ có chủ đích của trẻ còn hạn chế. Trẻ thường phân tán, mất tập trung trong các giờ học.cũng gặp nhiều thuận lợi. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Trẻ học thoải mái hơn không gò bó. Trẻ năng động sáng tạo học mà chơi, chơi mà học. Câu hỏi mang tính chất gợi mở. Học lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ thích thú khi đến trường. - Khi trẻ đến trường, đa số đều rất bị động trong các hoạt động. Trẻ chưa mạnh dạn giao tiếp với cô và bạn. Trải qua một quá trình rèn luyện trẻ mới dần hình thành được các thói quen. Vì vậy giải pháp mới ra đời thay đổi về phương pháp cũng như hình thức giảng dạy giúp trẻ hứng thú, tự tin học hơn nữa. Hàng ngày tôi dạy trẻ và tích hợp vào các hoạt động học để giáo dục, tôi đã sử dụng các giải pháp khác nhau. * Giải pháp 1: Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ -Vàng thông qua các hoạt động có chủ đích. Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - dỏ -vàng tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ -vàng vào các tiết học khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học. Tranh ảnh đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản xanh - đỏ - vàng để gây sự chú ý thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết ba màu xanh - đỏ - vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn. a. Thông qua tiết dạy nhận biết tập nói: Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ, màu vàng để trẻ gọi tên kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh - đỏ - vàng cho trẻ được cầm, được chọn yêu cầu của cô để trẻ Qua giờ chơi hoạt động với đồ vật tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh mà còn tích hợp nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng, đặt câu hỏi gợi mở, khối gỗ màu gì? Khối gỗ để làm gì? Thông qua mỗi nhánh trong chủ đề tôi chọn ba màu duy nhất xanh - đỏ -vàng cho trẻ hoạt động, để từ đó trẻ khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu này. VD: Đầu năm học, trong tiết xâu vòng. Để củng cố kiến thức của trẻ, tôi cho trẻ xâu vòng đỏ. “Cô có chiếc vòng màu gì đây?”, “Để xâu được chiếc vòng đỏ này cô chọn những hạt vòng màu gì?”, “ Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô hạt vòng màu đỏ”. Yêu cầu trẻ chỉ chọn những hạt vòng màu đỏ để xâu. Qua đó trẻ biết phân biệt màu đỏ với các màu khác. Trong lúc trẻ làm cô hỏi trẻ: +Con đang làm gì vậy? +Bạn búp bê chỉ thích vòng đỏ thôi vậy con phải chọn hạt vòng màu gì? +Con đang xâu hạt vòng màu gì? VD: Trong nhánh những người thân yêu trong gia đình. Tôi cho trẻ xếp ngôi nhà. Tôi chuẩn bị khối vuông màu vàng và khối tam giác màu đỏ. Tôi hỏi trẻ: +Để xếp được ngôi nhà cô cần những gì? +Khối vuông có màu gì? +Mái nhà màu gì vậy? +Con xếp ngôi nhà như thế nào? Từ đó trẻ được tư duy và ghi nhớ có chủ đích màu sắc của các khối hình. VD: Trong nhánh phương tiện giao thông đường bộ có tiết xếp ô tô, tôi chọn khối cho trẻ xếp là khối màu xanh, đỏ, vàng. Trong quá trình xếp tôi hỏi trẻ về màu sắc và cho trẻ phát âm khối gỗ màu xanh, đỏ, vàng. + Đây là khối gì? +Khối vuông có màu gì? +Khối chữ nhật màu gì? Khối chữ nhật để làm bộ phận nào của xe? d. Thông qua giờ học tạo hình: Qua tiết tạo hình tôi chọn ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng cho trẻ dán, tô màu, nặn nhằm gợi hỏi trẻ về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ. Ví dụ 1: Tiết dán lá và quả theo màu. Tôi cho trẻ quan sát tranh mẫu có dán lá quả theo màu: quả đỏ - lá đỏ, quả xanh – lá xanh, quả vàng – lá vàng. Sau đó yêu cầu trẻ tìm và dán đúng theo mẫu +Đậu rán có màu gì? Ở chủ đề nhánh: “Đồ dùng đồ chơi của bé” cũng vậy. Trên tường có 3 toa tàu có màu xanh, đỏ, vàng và yêu cầu trẻ chọn đò dùng có màu tương ứng với toa tàu đó và gắn lên ô tương ứng: Từ đó trẻ lại được khắc sâu kiến thức nhận biết phân biệt và khả năng ghi nhớ rõ rệt hơn. b. Trẻ học nhận biết phân biệt mọi lúc mọi nơi: Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay có ba màu xanh - đỏ - vàng thì tôi đều hỏi trẻ. Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi có màu gì? Để trẻ trả lời. Giờ ăn phụ với hoa quả: tôi hỏi trẻ: “Con ăn gì? Dưa hấu có màu gì? Đu đủ có màu gì? Quả chuối màu gì?... để trẻ nói tên các màu đó. Giờ đón trả trẻ giờ chơi tự do tôi luôn trò chuyện gần gũi để trẻ nắm bắt được tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh - đỏ - vàng để rèn cho trẻ nhận. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc này số trẻ trong lớp ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ khác. VD: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ điểm những bông hoa đẹp thì tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết: + Con biết những loại hoa gì? + Bông hoa có màu gì? +Ngoài hoa hồng con còn biết những hoa gì nữa? +Hoa đồng tiền có những màu gì? Vào buổi chiều trước khi trẻ ra về tôi hỏi trẻ về những việc trẻ làm trong ngày. Trong lúc chơi tôi hỏi trẻ: +Con chơi trò chơi gì? +Xếp được cái gì? +Đồ chơi màu gì? c. Trẻ học nhận biết phân biệt qua hoạt động dạo chơi : Qua dạo chơi thăm quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được qua sát, gợi hỏi để trẻ nói lên màu sắc qua sự vật hiện tượng được nghe và nhìn thấy. VD: Khi dạo chơi đến vườn hoa. Cô cho trẻ quan sát và tìm bông hoa nào màu đỏ, bông hoa nào màu vàng Dựa trên kết quả quan sát tôi thấy được khả năng nhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng tốt hơn. *Giải pháp 4: Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tư duy, nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ. Quan sát trẻ là theo dõi trẻ có mục đích, ghi lại những trẻ nhận biết phân biệt màu tốt, chưa tốt, hay mức độ phân biệt màu của trẻ. Dựa trên kết quả quan sát này tôi thấy được khả năng nhận biết và phân biệt màu của từng trẻ để từ đó có biện pháp phát triển giúp cho trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn. Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2 – 3 trẻ ở một hoạt động nào đó. Sau mỗi buổi làm việc tôi dành ra 2 – 3 phút ghi lại những gì quan sát được ở trẻ. Qua các kết quả quan sát giúp tôi biết cách điều chỉnh Phuong pháp dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏm vàng cho trẻ và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích, không gò bó, áp đặt trẻ. *Giải pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng. a/ Qua giờ đón - trả trẻ: Môi trường sống của trẻ chủ yếu là ở trường và ở gia đình. Nếu chỉ giáo dục ở một trong hai nơi này tốt chưa chắc đã có kết quả giáo dục hiệu quả đến trẻ. Chính vì vậy sự kết hợp giáo dục giữa cha mẹ và cô giáo theo hướng tích cực sẽ là chiếc cầu giúp trẻ đến một tương lai tốt. Trong thời gian đón - trả trẻ, tôi tranh thủ gặp gỡ trao đổi bàn bạc với phụ huynh tìm ra những biện pháp giúp trẻ nhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng khi ở nhà. Vào đầu chủ điểm tôi lên kế hoạch các nội dung chương trình học của bé. Giờ đón, trả trẻ, tôi nhắc phụ huynh đến xem để phụ huynh biết ở lớp con học những gì? Trao đổi với phụ huynh trong chủ điểm đó con học cần những đồ dùng gì? Có màu sắc gì? Để nếu phụ huynh có điều kiện thì phụ huynh có thể tận dụng từ thiên nhiên, đồ dùng sẵn có ở nhà giúp con nhận biết tốt khi ở nhà. VD: Chủ điểm nhánh đồ dùng gia đình. Tôi trao đổi thống nhất với phụ huynh về một số biện pháp giúp đỡ trẻ nhận biết phân biệt màu xanh - đỏ - vàng khi ở nhà như, tận dụng thời gian rảnh rỗi, mọi lúc mọi nơi những đồ dùng mang màu sắc xanh - đỏ - vàng sẵn có ở trong nhà để dạy trẻ phân biệt được tốt hơn. -Con lấy cho mẹ chiếc mũ màu đỏ - Huy động phụ huynh học sinh để cùng làm đồ dùng đồ chơi, san đất làm sân trồng hoa, huy động được ngày công lao động của phụ huynh học sinh. - 100% học sinh lớp tôi đều thích đi học. - Trẻ tự tin, mạnh dạn trong các giờ học. - Trẻ thích tham gia vào các phát triển nhận thức. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Với các biện pháp thực hiện trên, tôi nhận thấy lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ 24- 36 tháng tuổi trong trường mầm non đạt được những kết quả sau: Giáo viên nâng cao rõ rệt trình độ chuyên môn, chủ động, tự tin đưa các biện pháp mới phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy vào hoạt động. Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Trẻ tự tin, hoạt bát trong mọi hoạt động. Trẻ hứng thú thích đi lớp. Qua việc dạy trẻ phân biệt màu thông qua quan sát để trẻ tìm hiểu khả năng và tư duy nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ. Những đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên vật liệu phế thải giúp bảo vệ môi trường, sạch đẹp, không bị ô nhiễm. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết không sao chép của ai. Nếu vi phạm tôi xin chịu trách nhiệm. Trên đây là bài sáng kiến kinh nhiệm về phát triển nhận thức của riêng bản thân tôi sau thời gian giảng dạy và nghiên cứu, rất mong được sự góp ý giúp đỡ của hội đồng tư vấn khoa học các cấp để tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy. Xin trân trọng cảm ơn. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) (xác nhận) ............................................................. ............................................................ ............................................................ (Ký tên, đóng dấu) Phùng Thị Trang
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_nhan_biet.docx