Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
I . ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và làm nền móng không thể thiếu được ở cơ sở của các cấp học. Mục tiêu của giáo dục mầm non là thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người phát triển toàn diện. Nghề giáo viên mầm non là một nghề có những đặc thù nhất định, trong một chừng mực nào đó là sự tổng hòa các đặc điểm lao động của nhà giáo dục, lao động của người Mẹ, lao động của người thầy thuốc và lao động của người nghệ sĩ và đồng thời còn là người bạn của trẻ em tuổi mầm non. Do đối tượng giáo dục của giáo viên mầm non là trẻ từ 3 đến 72 tháng tuổi, giai đoạn hình thành nhân cách, phát triển mạnh mẽ về cả tâm lý và sinh lý. Do vậy, người giáo viên mầm non có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ, đồng thời giữ vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Giáo viên mầm non không chỉ “ dạy” mà còn phải “ dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “ tìnhyêu”. Do đó, những yêu cầu mới về phẩm chất đạo đức, năng lực của người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng ngày càng được nâng cao, chính vì vậy giáo viên mầm non phải có nhiều phẩm chất tốt đẹp thì mới có thể đảm đương được nhiệm vụ. Chính vì vậy, trên thực tế giảng dạy trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên vẫn cần tiếp tục học tập để thu nhận các hiểu biết sâu rộng hơn, cần linh hoạt, nhậy bén và có chuyên môn sâu, có kỹ năng đáp ứng với công tác giảng dạy, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng trong giao tiếp, quan hệ với trẻ, với đồng nghiệp và với phụ huynh . Sau 10 năm đứng lớp làm giáo viên mầm non, với 2 năm làm công tác quản lý phụ trách chuyên môn của nhà trường. Tôi nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của người giáo viên mầm non, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Mỗi người giáo viên cần phải nhận rõ vai trò trách nhiệm to lớn của mình đang thực hiện, phải tích cực trong trau dồi kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp để thực hiện sứ mệnh của mình. Với mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm đã có trong quá trình công tác, tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1/10 + Nhà trẻ: 02 lớp +Mẫu giáo bé: 02 lớp +Mẫu giáo nhỡ: 02 lớp +Mẫu giáo lớn: 03 lớp 2.1. Thuận lợi. - Chính quyền địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ mọi hoạt động của nhà trường và ban đại diện huynh học sinh luôn đồng hành, động viên nhà trường. - BGH chỉ đạo các hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, việc kiểm tra đánh giá thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công bằng, phân công công việc cho giáo viên hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời, hiểu rõ hoàn cảnh giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. - Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong công việc. Giáo viên luôn tự giác trong tự học tập, tích cực học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. 2.2 Khó khăn. - Một số giáo viên trẻ nên năng lực và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. - Một số giáo viên tuổi cao ngại tìm tòi, nghiên cứu học hỏi trên các trang mạng - Việc nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn còn hạn chế nên còn một số giáo viên chưa nắm vững được các tiêu chuẩn, các yêu cầu về vị trí và việc làm của mình. - Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp giáo viên nhận biết và nâng cao các kĩ năng nghề nghiệp của mình trong chăm sóc giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao nhất. Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm như sau: 3. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện. 3.1 Biện pháp 1: Giúp giáo viên nâng cao kĩ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp giúp hình thành mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh, phụ huynh với nhà trường và giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.Do đó, ngoài những kiến thức chuyên môn, những cô giáo mầm non cần trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp . * Giáo viên trong giao tiếp với trẻ Đối với giáo viên mầm non, điều đầu tiên cần thiết đó là giao tiếp với trẻ . Giao tiếp của giáo viên kích thích sự phát triển hoạt động nhận thức như năng lực quan sát, sự tập trung chú ý và các chức năng tâm lý khác như tình cảm, ý thức, tư duy, ngôn ngữ, giúp trẻ hình thành nền tảng ban đầu của nhân cách con người 3/10 Giáo viên cần luôn chuyên nghiệp (Ngay cả khi phụ huynh không như vậy): Bất kể giáo viên cố gắng thế nào đi nữa, đôi lúc sẽ phải gặp phụ huynh không hợp tác.Trước hết, giáo viên hãy cố nhớ nguyên nhân dẫn đến sự không vui của phụ huynh. Hãy giao tiếp để phụ huynh bằng thái độ ôn hòa để họ biết rằng không chỉ họ mà bạn cũng muốn tốt nhất cho các con. Nếu cha mẹ trở nên quá bất lịch sự, hãy nhớ giữ bình tĩnh và duy trì sự kiểm soát. Là một giáo viên phải giữ một số nguyên tắc nhất định và sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu giáo viên tham gia tranh cãi với một phụ huynh. ( Ảnh minh họa 2: Giáo viên giao tiếp với phụ huynh thông qua họp CMHS ) * Giáo viên trong giao tiếp ứng xử với cấp trên, với đồng nghiệp Cấp trên người tạo điều kiện cho chúng ta có được môi trường làm việc tốt nhất. Đôi khi họ cũng là người chia sẻ, giúp chúng ta trong công việc chuyên môn hoặc những công việc riêng trong cuộc sống. Vì vậy các nội dung được triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, phân công nghiệm vụ, chúng ta phải nghiêm túc chấp hành, thực hiện đúng thời gian.. Trong giao tiếp cấp trên cần phải lịch sự, chào hỏi nghiêm túc, thể hiện sự tôn trọng. Mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp cũng giúp cho giáo viên mầm non dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Luôn thể hiện sự khiêm tốt, tôn trọng, chân thành và bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kị, kéo bè cánh, phe nhóm làm mất đoàn kết nội bộ nhà trường. Việc mỗi cá nhân tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong giao tiếp, ứng xử trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng trong việc xây dựng đoàn kết nội bộ nhà trường. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần xây dựng văn hóa nhà trường, tạo nên những nét riêng, truyền thống của mỗi nhà trường. ( Ảnh minh họa 3: Giáo viên trao đổi thẳng thắn trong các cuộc họp ) 3.2. Biện pháp 2: Nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ Một trong những việc làm để góp phần cho trẻ mầm non được phát triển toàn diện đó là công tác chăm sóc sức khỏe trẻ. Bởi trẻ có sức khỏe tốt thì mới có khả năng dễ dàng tiếp thu các kiến thức, tham gia các hoạt động trong trường mầm non. Giáo viên cần thực hiện tốt các hoạt động sau: Theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ thông qua việc kiểm tra cân nặng và chiều cao. Giáo viên thực hiện cân đo theo đúng kế hoạch đã xây dựng đầu năm. Cân trẻ 3 lần/năm và khám sức khỏe 2 lần/năm. Cân đo hàng tháng đối với trẻ suy 5/10 giáo viên phải nắm chắc và xử lí tốt những thông tin có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng, thực hiện kế hoạch lớp. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các điều kiện trong lớp, trong trường, phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, phần mềm giáo dục gokids có những tính năng tiện dụng cho việc quản lý: Duyệt các kế hoạch, duyệt bài soạn, góp ý bài soạn, chỉnh sửa bài soạn. Với tính năng này giúp cán bộ quản lý có thể sát sao hơn trong kiểm tra việc thực hiện soạn giảng cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch của giáo viên. ( Ảnh minh họa 5: Tập huấn sử dụng phần mềm gokids trong giảng dạy ) 3.4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, chúng ta luôn tuân theo nguyên tắc giáo dục và dạy học tích hợp. Sau đây xin được chia sẻ với các đồng nghiệp về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ: - Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, sự kiện: Việc lựa chọn chủ đề trước hết xuất phát từ nhu cầu của trẻ, sự quan tâm và kinh nghiệm của trẻ. Hoặc giáo viên có thể lựa chọn chủ đề xuất phát từ phía giáo viên, do giáo viên lựa chọn dựa trên gợi ý trong chương trình GDMN. - Mỗi nội dung hoặc một chủ đề giáo viên thực hiện theo ba giai đoạn: + Giai đoạn 1- Chuẩn bị: Lập kế hoạch để thực hiện, lựa chọn các nội dung cần thiết phù hợp với trẻ ở lứa tuổi khác nhau. + Giai đoạn 2- Thực hiện: Đầu tiên cần tạo sự quan tâm của trẻ với nội dung hoặc chủ đề đã lựa chọn bằng cách trò chuyện, đàm thoại để tìm hiểu kinh nghiệm của trẻ đã có và xác định mức độ nắm kiến thức của trẻ để lựa chọn các nội dung thực hiện phù hợp. Giáo viên có thể tổ chức thông qua các hoạt động như : tham quan, quan sát, trò chuyện, phỏng vấn khách mời, qua đọc sách, thí nghiệm Ví dụ tìm hiểu về chủ đề "Trường Tiểu học", giáo viên có thể cho trẻ đi thăm quan trường Tiểu học ở trên địa bàn phường. Giáo viên cần liên hệ và trao đổi trước kế hoạch với ban giám hiệu nhà trường, xác định những đối tượng trẻ được quan sát, gặp gỡ và trò chuyện. ( Ảnhminh họa 6: Trẻ lớp MGL đi tham quan trường tiểu học Phúc Đồng) + Giai đoạn 3- Đánh giá chủ đề, sự kiện: Giáo viên thực hiện đánh giá chủ đề dựa trên mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ theo 5 lĩnh vực phát triển. Trên cơ sở đó giáo viên xác định các biện pháp giáo dục cụ thể, thích hợp với trẻ trong các chủ đề tiếp theo. 7/10 biệt mọi hoạt động trong khi trẻ ngủ cần giữ yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh gây ồn làm trẻ tỉnh giấc + Quản lý giờ trả trẻ: Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi bố mẹ đến đón. Giáo viên tuyệt đối không được trả trẻ cho người lạ. Đối với trẻ dưới 10 tuổi không có đủ trách nhiệm và kỹ năng để bảo vệ trẻ nên không được đón trẻ. Giáo viên phải chủ động trao đổi tình hình của trẻ trong ngày với phụ huynh. - Thứ ba: Việc thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên mầm non. Giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch năm, tháng, ngày phải trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm trẻ và điều kiện thực tế tại nhóm lớp. Phương pháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục cần linh hoạt, sáng tạo, nhằm vào sự phát triển của trẻ. - Thứ tư: Thực hiện đánh giá sự phát triển của trẻ. Đánh giá trẻ theo mục tiêu . Các mục tiêu là thước đo giúp giáo viên làm căn cứ để đánh giá trẻ trên năm lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. - Thứ năm: Quản lý cơ sở vật chất của nhóm lớp. Cơ sở vật chất của nhóm lớp là toàn bộ các phương tiện vật chât và kĩ thuật được nhà trường cấp để chăm sóc giáo dục trẻ. Vào đầu và giữa mỗi năm học, giáo viên cần đề xuất với Ban giám hiệu về tình hình sử dụng các đồ dùng, tranh thiết bị để được bổ sung, sửa chữa kịp thời. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4.1. Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ CBGV nhiệt tình, trách nhiệm, có thái độ hòa nhã, tạo môi trường giáo dục chất lượng, tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động, được phụ huynh tin tưởng và gửi gắm . 100% các lớp thực hiện đúng theo kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề, sự kiện, phù hợp với từng độ tuổi ,tạo nhiều góc mở, nguyên liệu mở cho trẻ hoạt động và thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động. 4.2. Về học sinh Trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển kỹ năng chơi, kỹ năng tập thể, kỹ năng tự phục vụ tốt; có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. 4.3. Về phụ huynh Phụ huynh phấn khởi, nhiệt tình ủng hộ hưởng ứng các phong trào của nhà trường, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, cùng với nhà trường quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia góp ý cùng nhà trường xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. 9/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_mam.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục.pdf