Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non
UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƢỜNG MẦM NON LÝ THƢỜNG KIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non Lĩnh vực/ Môn: Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học: Mầm non Họ và tên: Hoàng Thị Tiến Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng ĐT: 0943 85 89 85 Email: hoangtien.2804@gmail.com Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp kế tục sự nghiệp của cha anh Nói đến quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì các cô phải chăm sóc như thế nào để trẻ có được một cơ thể tốt, một sức khỏe tốt đó mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo. Và đối với kế toán phụ trách công việc lên thực đơn cho trẻ phải có trình độ chuyên môn về nuôi dưỡng và có tinh thần yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm để có các món ăn ngon đủ dinh dưỡng chất và calo phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường Để trẻ phát triển tốt về thể chất chúng ta phải cân đối hài hòa hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon, giúp trẻ ăn ngon miện và hết suất của mình, nhằm giúp tăng cường sức k hỏe làm cơ sở cho sự phát triển của nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia đình cũng như ở nhà trường một cách tốt nhất, quan trọng hơn là sự phát triển về nhân cách cho trẻ Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tôi cùng các nhân viên nuôi dưỡng đã thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất, song bên cạnh đó tôi vẫn thấy còn một số trẻ chưa ăn ngon miệng, ăn chưa hết suất, một số trẻ không ăn thịt, không ăn rau Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường, đem đến cho trẻ những bữa ăn ngon, hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả thể chất lẫn trí tuệ. Tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, và chấp nhận tất cả các mòn ăn trong trường Từ những suy nghĩ trăn trở đó, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và áp dụng một số giải pháp đơn giản nhưng có hiệu quả và trình bày trong đề tài; Chính điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo” ở Trường mầm non 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Trên cơ sở đề xuất 1 số biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, và chấp nhận tất cả các món ăn trong trường 2 Trong cuộc sống chúng ta muốn được thành đạt trong công viejc của mình thì đầu tiên chúng ta phải có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái diều đó đối với trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, vì trẻ thơ là “tương lai của đất nước” là “nền tảng” là “nòng cốt” cho tất cả quá trình phát triển của trẻ có thể tham gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực và hứng thú Để làm được điểu đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm đến vấn đề dạy kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục vần quan tâm hơn nữa về công tác chăm lo cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có được một cơ thể khỏe mạnh “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” 2 Thực trạng a) Thuận lợi Phía nhà trường - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh, đặc biệt là các con là nguồn động viên lớn nhất cho tôi và các nhân viên. Đây là động lực để tôi hoàn thành tốt công việc của mình trong năm 2017 – 2018 - UBND Quận và ban giám hiệu nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại như tủ cơm, tủ sấy bát, tủ hấp khăn, máy xay thịt để phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng. - Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ rang, có sự kiểm định an toàn về chất lượng: + Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi nuôi dưỡng giỏi giúp nhân viên nâng cao tay nghề tại trường như: Ngày 20/11, ngày 08/03 + Về phía nhân viên Tất cả các nhân viên đều được đào tạo hệ chính quy trung cấp nấu ăn Bản thân tôi nhân viên nuôi dưỡng mầm non yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm về chế biến các món ăn theo mùa, phù hợp với trẻ + Về phía trẻ - Trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cô - 100% Trẻ ăn bán trú tại trường 4 3. Một số biện pháp thực hiện Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người sức khỏe tốt. nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người một sức khỏe tốt. Nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có kết quả như mong đợi. Để làm tốt được công tác chăm sóc phù hợp ở gia đình chúng ta và đặc biệt ở trường mầm non thì theo tôi chúng ta phải tuân thủ theo các biên pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo “Đi một ngày đàng học mọt sàng khôn” Với câu nói trên cho thấy chúng ta phải học, học mãi đến lúc nào đó chúng ta có một kết quả mà mình mong đợi. Đối với mỗi con người chúng ta dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt tôi là người trực tiếp chế biến ra các món awnn, thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất ăn. Vì thế chúng ta phải luôn có sự tâm niệm “Học, học nữa, học mãi” Câu nói đó của Lê Nin đã in đậm trong tôi làm tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thong tin lien quan đến vấn đề chế biến món ăn, giúp tôi có nhiều kinh nghiệm chế biến các món ăn trong gia đình cũng như ở trường. Ngoài ra tôi thường xuyên thực nghiệm nấu các món ăn mà tôi học hỏi ở nhà để mọi người cùng thưởng thức, góp ý kiến sau đó áp dụng vào trong trường. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc. 3.2 Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh phù hợp lứa tuổi trong quá trình chế biến món ăn, tôi không sử dụng các chấ phụ gia, phẩm màu, đường hóa học. Đặc biệt không mua thực phẩm chế biến sẵn Do đó việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng, vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn, có đảm bảo vệ sinh, 6 - Đối với loại hạt củ, quả khô: Khi mua không nên chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất là khi chọn gạo, bánh đa khô, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon không có trấu, không sạn, không mọt, không bị hôi và mốc - Đối với bún phở tươi: Nên chọn các cửa hang tin cậy, trước khi cho trẻ ăn ta nên kiểm định mẫu rồi mới cho trẻ ăn vì trong thực phẩm này các nhà sản xuất thường sử dụng hàn the và bánh phở không có mùi chua - Đối với thực phẩm làm gia vị: Như nước mắm, dầukhi mua chúng ta nên chú ý đến hang sản xuất và thời hạn sử dụng để đảm bảo tính an toàn - Đối với hoa quả tươi: Khi mua ta nên để ý màu sắc độ căng mọng của hoa quả, chọn quả theo mùa chất lượng sẽ đảm bảo hơn. Như chúng ta đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm góp phần không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như nhà trường Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh nhà bếp cũng rất quan trọng trong việc chế biến thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậyvà được xử lý hang ngày. Ngoài ra các nhân viên nuôi dưỡng cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: Đầu tóc, quần áo gọn gang, sạch sẽ, phải mặc quần áo chuyên dụng khi sơ chế thức ăn (tạp rề, đeo khẩu trang, mũ) không được để móng tay dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ xâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phì hợp với trẻ mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sin, tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Qua việc nghiên cứu đề tài tôi đã rút ra cho mình 1 số kinh nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng cho gia đình và nhà trường để chế biến ra những món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng. 3.3 Biện pháp 3: Lưu ý cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo Như chúng ta đã thấy quá trình phát triển của trả được phân chia thành nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến món ăn cũng phải tuân thủ theo các giai đoạn đó cho phù hợp với độ tuổi của trẻ đảm bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thế, việc chế biến món ăn cho trẻ đòi hỏi các cô 8 - Màu sắc tự nhiên, hấp dẫn có độ sánh Món 2: Cảnh rau cải xanh nầu cua đồng Nguyên liệu: Cua đồng, Rau cải xanh, Hành khô, Dầu ăn, muối, bột nêm *Cách làm: - Cua đồng rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm, rửa lại, để ráo nước - Rau cải nhặt bỏ gốc, lá úa, rửa sạch rồi thái nhỏ Hành khô lột vỏ, đập nhỏ, phi cùng gạch cua - Đổ nước cua đã lọc vào nồi đun sôi, cho rau cải xanh vào nêm gia vị (mắm), dầu ăn - Đun sôi lại, khi rau cải xanh đã chin mềm, nêm lại gia vị cho vừa miệng - Cho gạch cua đã trưng vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp * Yêu cầu thành phẩm: Canh có vị ngọt, mát, thơm mùi cua Nổi màu xanh của rau, màu vàng của gạch cua, rau chin tới không bị nát Món 3: Cháo gà, đỗ xanh, hạt sen Nguyên liệu: Thịt gà Thịt nạc vai Hạt sen Đỗ xanh Cà rốt Bột gạo tẻ Gia vị, mắm, dầu ăn, hành khô *Cách làm - Thịt gà rửa sạch, xát muối, lọc xương, xay nhỏ - Xương gà cho vào nồi ninh lấy nước dùng - Thịt nạc vai rửa sạch xay nhỏ - Hạt sen, đỗ xanh ngâm nước nóng rửa sạch, xay nhỏ - Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ - Bột gạo tẻ ngâm nước cho nở - Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ - Thịt nạc vai xào săn với gia vị - Chọ thịt gà, thịt nạc vai đã xào săn, hạt sen xay nhỏ, cà rốt xay nhỏ vào nồi, đổ nước dùng, om khoảng 10 phút - Cho bôt gạo tẻ ngâm nở từ từ vào nồi, khuấy đều tay để khỏi bị vón 10 Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng chế biến món ăn thì chúng ta phải trải qua rất nhiều công đoạn và theo thôi chúng ta nên chế biến theo quy trình bếp một chiều từ thực phẩm sống làm sạch rửa thái nhỏ nấu chin chia ănĐây là một quy trình rất phù hợp cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi chế biến thực phẩm xong chúng ta nên đậy vung lại để đảm bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn. Làm thế nào để trẻ thích thú với giờ ăn, ăn ngon miệng, hết suất? Muốn biết điều đó thì các nhân viên nuôi dưỡng và kế toán phải thường xuyên đến lớp dự giờ ăn, qua đó nắm bắt ý thích của trẻ, từ đó điều chỉnh cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với trẻ, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. 3.4 Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm để chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn, tùy từng bữa ăn hang ngày, hang tuần cho trẻ. Ngoài ra xây dựng thực đơn nhằm chủ động cho việc thực hiện kế hoạch ăn uống cho phù hợp đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Khi xây dựng thực đơn cần chọn những thực phẩm phù hợp theo mùa Thường xuyên thay đổi thực đơn để chế biến món ăn được đa dạng phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình Ngoài ra cần lưu ý đến sự phối hợp giữa các loại thực phẩm để tạo nên bữa ăn ngon, phải tận dụng sự bổ sung lẫn nhau giữa các chất để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các món ăn Chúng ta cần quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ thì phải có đủ bao nhiêu thực phẩm và bao nhiêu chất cho phù hợp và phải xây dựng thực đơn phù hợp theo độ tuổi Một ngày thì trẻ cần đủ các chất dinh dưỡng sau: đạm, chất béo, bột đường, vitamin từ đó mà có thể xây dựng thực đơn đầy đủ các chất trong 1 ngày cho trẻ Đây là thực đơn mùa hè cho trẻ mẫu giáo trường tôi đã xây dựng và thực hiện trong quá trình mà tôi nghiên cứu đề tài. Mỗi ngày ở trường trẻ mẫu giáo được ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ, để đảm bảo cân đối chất, khi xây dựng thực đơn chúng tôi lưu ý; - Nếu bữa chính món mặn là chất tanh từ tôm, cá mực thì món canh sẽ là rau nấu thịt theo mùa - Nếu bữa chính món mặn là thịt lợn, thịt gà, thịt bò ..thì canh sẽ là rau nấu tôm, cua. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Chế biến món ăn cho trẻ Mầm non.pdf