Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường Mầm non Đại Kim
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường Mầm non Đại Kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường Mầm non Đại Kim
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thấm nhuần lời dạy của Bác “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước mạnh khỏe”, ngành giáo dục và đào tạo không chỉ phấn đấu nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học mà còn luôn nỗ lực trong việc chăm sóc giáo dục, tuyên truyền về dinh dưỡng sức khỏe cho học sinh và phụ huynh, đưa giáo dục dinh dưỡng vào cộng đồng nhằm giúp mỗi cá nhân hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dinh dưỡng đối với sự phát triển của bản thân và đất nước. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giáo dục mầm non. Có thể nói giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau. Đối với trẻ, dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đối với trẻ cần bao gồm 4 nhóm thực phẩm, đa dạng, phong phú về nguyên liệu. Là một nhân viên nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở, băn khoăn, làm thế nào để có thể đưa vào món ăn của trẻ trong trường mầm non những nguyên liệu, thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, măng tây là một nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng tại các nước Âu - Mỹ. Tuy nhiên, chúng chưa thực sự phổ biến trong món ăn Việt nói chung và món ăn cho trẻ mầm non nói riêng. Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường mầm non Đại Kim”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm ra một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường mầm non Đại Kim. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường mầm non Đại Kim 2. Phạm vi nghiên cứu: Các món ăn giàu dinh dưỡng từ măng tây cho trẻ trong trường mầm non Đại Kim - Quận Hoàng Mai - Hà Nội 3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2020 đến tháng 4/2021. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Căn cứ vào các tài liệu khoa học chứng minh cho thấy măng tây là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng. Theo cơ 3 - Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo sát sao tổ chuyên môn nuôi trong việc xây dựng thực đơn theo tuần, giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến thức ăn. Đồng thời luôn định hướng, khuyến khích chị em phát huy trí tuệ, tìm tòi sáng tạo trong việc cải tiến chế biến các món ăn mới. - Nhà trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho nhà bếp như: tủ cơm, tủ sấy bát, tủ lạnh, .....thuận lợi phục vụ cho công việc sơ chế, chế biến thực phẩm hàng ngày. Bếp được sắp xếp qui trình một chiều. - Đội ngũ nhân viên nuôi có trình độ trung cấp, cao đẳng kỹ thuật nấu ăn, nhiều đồng chí đã tham gia thi nấu ăn cấp trường, cấp quận. - Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng có kinh nghiệm, luôn yêu nghề và không ngừng phát huy những kiến thức mà mình đã được học tập để nghiêm túc thực hiện quy trình chế biến món ăn cho trẻ, đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ chất, đủ lượng. Năm học 2020-2021, tôi tham gia thi Ngày hội dinh dưỡng cho bé và đạt giải Ba. 2. Khó khăn: - Kinh nghiệm trong chế biến của các cô nuôi không đồng đều. - Kiến thức về chế biến măng tây của phụ huynh, một số cô nuôi còn chưa đầy đủ dẫn đến chưa tối đa hoá được giá trị dinh dưỡng có trong măng tây. - Một số trẻ còn chưa quen với một số món ăn mới làm từ măng tây. Trước đặc điểm tình hình thuận lợi và khó khăn trên, tôi xác định nhiệm vụ trọng tâm của bản thân trong năm học này là tìm ra những biện pháp chế biến các món ăn từ măng tây phù hợp với trẻ, nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, bổ sung chất dinh dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Đồng thời làm phong phú thêm cho thực đơn của nhà trường. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong phạm vi của đề tài, tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu về măng tây * Mục đích: Tìm hiểu về măng tây giúp chúng ta hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm của măng tây và tác dụng của nó đối với sức khỏe của trẻ. *Cách tiến hành: Vậy măng tây có nguồn gốc từ đâu? Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis, có nguồn gốc từ Hy Lạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải, được du nhập vào nước ta những năm 60 thế kỷ 20. Măng tây là một loại thực vật dạng bụi, thân thảo, thuộc họ loa kèn và là một loại rau được các nước châu Âu ưa chuộng bởi hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. 5 Măng tây có tác dụng gì đối với sức khỏe của trẻ: Măng tây là một nguyên liệu từ thiên nhiên chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trẻ nhỏ ăn nhiều măng tây sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe như: • Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng và dị ứng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Ăn nhiều măng tây sẽ giúp bảo vệ bé khỏi những vấn đề này do trong măng tây có chứa rất chất chống oxy hóa có khả năng nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong măng tây còn chứa một lượng lớn vitamin A và C, những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch. • Tốt cho hệ tiêu hóa Tác dụng của măng tây đối với trẻ còn có thể kể đến như việc giúp trẻ không mắc phải các bệnh đường ruột. Lượng chất xơ lớn có trong măng tây giúp hỗ trợ hoạt động của đường ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Không những vậy, trong măng tây còn chứa một lượng lớn prebiotic, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. • Tốt cho hệ tiết niệu Măng tây hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên, giúp loại bỏ muối và chất lỏng ra khỏi cơ thể. Do đó, việc thêm măng tây vào chế độ ăn của trẻ có thể giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. • Giúp chống lại các gốc tự do Măng tây có chứa glutathione, một hợp chất giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn thương tế bào. • Ăn măng tây tốt cho thị lực Các vitamin nhóm A và D có trong loại rau này giúp trẻ giảm những nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt, ngăn ngừa chứng quáng gà. • Tác dụng của măng tây giúp ngừa suy dinh dưỡng Măng tây chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất như các vitamin nhóm A, K, C, E, B, sắt, kali, canxi, phốt pho Các vitamin và khoáng chất này sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé, giúp bổ sung thêm nguồn dưỡng chất chống lại tình trạng suy dinh dưỡng một cách vô cùng hiệu quả. • Tốt cho sự phát triển trí não Măng tây rất giàu axit folic, một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ nhỏ. * Kết quả: - Bản thân tôi nắm vững kiến thức về nguồn gốc và tác dụng của măng tây đối với con người nói chung và sự phát triển của trẻ nói riêng. 7 chế biến món ăn theo một quy trình giống nhau tại cả 3 cơ sở, tránh việc mỗi người làm một kiểu. Với các món ăn từ măng tây cũng không ngoại lệ. Tôi đã xây dựng giáo án để chế biến những món ăn từ măng tây cho trẻ trong nhà trường. *Cách tiến hành: Được mệnh danh là “rau hoàng đế” bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào vượt trội hơn hẳn nhiều loại thực vật khác, có thể chế biến măng tây thành rất nhiều các món ăn ngon khác nhau, phù hợp với trẻ mầm non. Tôi đã chia thành các loại món như sau: - Món xào với măng tây - Món canh với măng tây: - Món súp với măng tây - Món cháo với măng tây * Món xào với măng tây 1. Món măng tây thịt xào nấm tươi Nguyên liệu - Măng tây - Nấm, cà rốt - Thịt nạc vai - Tỏi, dầu hào - Gia vị, nước mắm, dầu ăn Cách sơ chế - Măng tây cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch cắt khúc nhỏ. - Cà rốt gọt vỏ rửa sạch nạo sợi - Nấm cắt bỏ gốc rửa sạch thái chỉ. - Tỏi bóc vỏ rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. 9 chín đều, khi măng tây trên chảo có vẻ khô thì chắt nước xào thịt bò từ đĩa vào cho rau ngấm. - Thấy măng gần chín, đổ đĩa thịt bò vừa rồi vào, cho hành mùi vào đảo đều khoảng 1 phút nữa là xong. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. - Cho ra đĩa, rắc chút tiêu lên trên là thưởng thức được rồi. Yêu cầu thành phẩm - Màu sắc hấp dẫn, Măng tây chín mềm, thịt bò mềm, vị vừa. 3. Măng tây, nấm tươi xào tôm lớp Nguyên liệu - Măng tây - Ngô bao tử, cà rốt - Tôm lớp - Hành khô, tỏi, mùi ta. Nấm hương tươi, nấm hải sản Cách sơ chế - Măng tây cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch cắt khúc nhỏ. - Tôm lớp rửa sạch, bóc vỏ thái hạt lựu, ướp với gia vị, dầu hào. - Cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái hạt lựu, ngô bao tử, rửa sạch, thái hạt lựu. - Nấm hương tươi, nấm hải sản cắt bỏ chân nấm, thái nhỏ, trần sơ. - Hành khô, tỏi bóc vỏ rửa sạch, đập dập, băm nhỏ. Mùi ta cắt gốc, rửa sạch. - Đun sôi nước cho vào 1 chút muối cho măng tây vào trần sơ trong nước sôi. Cách chế biến - Phi thơm hành khô, tỏi, cho tôm vào xào chín tới để riêng ra bát - Cho chảo lên bếp, tiếp tục xào cà rốt, ngô bao tử rồi xào đến nấm hương tươi, nấm hải sản, măng tây => Cho tôm vào, trộn đều các nguyên liệu với nhau, nêm gia vị, nước mắm, dầu hào cho vừa miệng, rắc mùi rồi tắt bếp. Yêu cầu thành phẩm 11 Nguyên liệu - Ức gà - Măng tây, Ớt Đà Lạt, 1 củ hành tây, hành khô - Bột bắp, gia vị, xì dầu, đường, dầu ăn, dầu hào Cách sơ chế - Măng tây rửa sạch, bỏ phần gốc già, cắt khúc ngắn khoảng 5-6cm. - Ức gà rửa sạch, thái miếng vuông - Ớt Đà Lạt rửa sạch, bỏ hạt, thái vuông; Hành tây bóc vỏ, thái vuông Cách chế biến - Ướp thịt gà với một chút xì dầu, đường và bột bắp hòa tan khoảng 30 phút. - Đun nóng dầu, cho thịt gà vào xào chín rồi múc ra đĩa. - Tiếp tục cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành. - Cho măng tây, ớt, dầu hào, xì dầu, muối, đường, vào xào với lửa lớn. - Đổ thịt gà vào xào chung, đảo đều. Đổ nốt bột ngô và nước vào hỗn hợp, đảo đều tới khi hỗn hợp sánh lại. * Món canh nấu măng tây: 1. Canh sườn nấu măng tây Nguyên liệu: - Sườn heo - Măng tây - Đậu phụ trắng - Hành lá, muối, đường, nước mắm Cách sơ chế: - Măng tây rửa sạch, cắt bỏ phần già cứng, sau đó cắt thành khúc vừa ăn. - Sườn heo đem luộc sơ qua cho sạch và đỡ mùi tanh, sau đó cho vào một nồi nước mới để nấu canh. Cách chế biến: 13 - Măng tây - Thịt nạc bằm - Hành lá cắt nhỏ, hành khô - Dầu ăn và các loại gia vị: muối, hạt nêm Cách sơ chế: - Rửa sạch măng, cắt bỏ phần già, xơ ở gốc và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. - Cho măng vào nồi luộc sơ qua, sau đó đổ măng ra rổ và để ráo nước. - Thịt rửa sạch, băm nhỏ - Hành khô băm nhỏ Cách chế biến: - Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm hành Sau đó cho thịt vào xào cùng. Khi thấy thịt gần chín thì cho măng tây vào xào chung. Sau đó cho nước vào đun sôi. Cho hành lá đã cắt nhỏ vào rồi tắt bếp. 4. Canh măng tây thịt bò Nguyên liệu - Măng tây xanh - Thịt bò: - Hành lá, tỏi - Gia vị, dầu ăn Cách sơ chế: - Măng tây: Bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc dài 3 – 4cm. - Tỏi: Bóc vỏ, bỏ rễ, băm nhỏ. - Hành lá: Bỏ rễ và lá úa, rửa sạch. Phần đầu cắt khúc, phần thân thái nhỏ. - Thịt bò: Rửa sạch, thái mỏng, ướp với tỏi và bột nêm, để khoảng 20 phút để thịt ngấm gia vị. Cách chế biến: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi thơm tỏi băm. Sau đó vớt tỏi ra rồi bỏ măng tây vào xào sơ. 15 - Lòng trắng trứng gà - Bột năng, dầu mè, dầu ô liu - Hành khô, gia vị, đường Cách sơ chế: - Cua/tôm rửa sạch cho vào nồi luộc chín. Vớt cua ra đĩa để nguội, tách bỏ lấy thịt cua và gạch cua (tôm) để ra riêng, giữ lại nước luộc cua/tôm (nếu có). - Măng tây rửa sạch, cắt bỏ đoạn già, tước bỏ xơ ở gốc, thái lát vừa ăn. - Lòng trắng trứng đập ra bát, đánh tan - Đổ bột năng vào bát, thêm nước lọc hòa tan bột. Cách chế biến: - Cho dầu ô liu vào chảo nóng đun sôi, phi thơm hành khô. Sau đó cho cua/tôm vào xào thơm. - Đổ nước luộc cua/tôm và thêm nước lọc vào nồi thịt cua/tôm. Nêm nếm gia vị muối, đường. Sau đó đun sôi hỗn hợp. - Đun đến khi sôi thì cho măng tây vào đun cùng khoảng 3 phút. Xay nhuyễn hỗn hợp bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay. - Cho hỗn hợp súp vừa xay nhuyễn ra nồi hoặc chảo để đun nóng. Cho từ từ bát bột năng vào nồi súp, dùng thìa khuấy nhẹ đều tay để hỗn hợp súp sánh mịn lại. Nêm nếm lại tùy khẩu vị. - Nhanh tay cho bát lòng trắng trứng đã đánh tan vào nồi súp. Dùng đũa khuấy nhẹ theo chiều kim đồng hồ để lòng trắng trứng gà tạo vân đẹp. Khi súp sôi, bạn tắt bếp, múc ra bát, nhỏ thêm 1-2 giọt dầu mè tạo thêm hương vị thơm ngon và cho bé thưởng thức ngay khi món súp còn ấm. 2. Súp gà măng tây Nguyên liệu - Măng tây - Thịt gà nạc, trứng gà
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_cac_mon_an.doc