Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới GD&ĐT, họ chính là những người triển khai và thực hiện các mục tiêu giáo dục, là những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu như họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Chính vì vậy, bất kể lúc nào, việc phát triển một đội ngũ nhà giáo nhằm đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho các cấp học, bậc học là một việc hết sức cần thiết và quan trọng và cần phải được thực hiện quyết liệt trong nhiều năm mới có được. Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy phải nhanh chóng cũng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT hiện nay. Là một cán bộ quản lý, tôi được cấp trên bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý một ngôi trường mới đi vào hoạt động năm 2018. Tiếp nhận đội ngũ giáo viên tại một số trường mầm non trong quận, đa số giáo viên trẻ, nhiều giáo viên mới ra trường nên nên kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ cũng như các mặt công tác còn hạn chế. Với đặc thù của trường như trên tôi nhận thấy việc tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Từ thực tiễn cũng như đặc điểm tình hình của trường, bản thân tôi rút ra được một số nội dung tôi lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non” nhằm nâng cao công tác quản lý, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ giáo viên, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong Nhà trường đạt hiệu quả cao. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên - Tìm hiểu thực trạng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trường mầm non. - Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trường mầm non 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường hiện nay. - Tìm hiểu những khó khăn khi bồi dưỡng và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. 1/10 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục mầm non đã được khẳng định trong nhiều văn bản pháp quy quan trọng, làm tiền đề cho các cấp ủy đảng, Chính quyền và các đơn vị trong toàn ngành vận dụng. Trong đó Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục ngày 15/11/2009, tiếp đó là Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế “. Chỉ thị số 33 của Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; Thựchiện Thông báo kết luận số 787-TB/QU ngày 20/8/2019của Thường trực Quận uỷ Long Biên về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên năm học 2019 - 2020 Một số văn bản của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và Phòng GDĐT, Thông tư 06/2015/TT- BGDĐT, Bộ nội vụ ngày 16/3/2015/ Quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở Giáo dục mầm non công lập. Thông tư Số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8/10/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của Sở GDĐT Hà Nội, Phòng GDĐT Long Biên và kế hoạch hiệm vụ năm học 2019-2020 của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn 2. 1. Thuận lợi: - Trường có đội ngũ CBGV trẻ, 2/3 số lượng giáo viên tuổi Đoàn thanh niên. Chính vì thế trường có sức bật lớn, thuận lợi trong việc tiếp cận cái mới để xây dựng giáo viên giỏi toàn diện. - Trình độ chuyên môn cao: 100% CB-GV-NV đạt trình độ chuẩn trở lên trong đó 90% giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng và Đại học, 85% đội ngũ giáo viên có bằng A, B về tin học và ngoại ngữ , 50% giáo viên giỏi cấp Quận. - Một thuận lợi vô cùng quan trọng là trường luôn được Phòng GD – ĐT Quận Long Biên quan tâm, được đầu tư về cơ sở vật chất, các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của cha mẹ học sinh và của nhân dân địa phương của lãnh đạo phường và quận Long Biên. 2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cũng gặp không ít khó khăn: - Sự đòi hỏi của xã hội và của nhân dân, của các bậc phụ huynh về tiêu chuẩn của một người thầy ngày càng cao. - Do đặc thù công việc của ngành nên việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ từng lúc gặp khó khăn về bố trí, sắp xếp thời gian . - Do mới thành lập, chuyển công tác sang trường mới nên một số giáo viên bị ảnh hưởng bởi tâm lý chưa tự tin, thiếu bình tĩnh trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ . 3/10 không ai thường trực giúp đỡ, giáo viên có tư duy sáng tạo, tâm huyết với công việc... Từ những tìm hiểu đó mới có thể giúp người quản lý có cách phân loại, sắp xếp giáo viên phù hợp và quan trọng là thúc đẩy được những mặt mạnh của giáo viên đó. Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng lớp kèm nhau trong 1 lớp ( Từ 2-3 GV/lớp), nhiều giáo viên cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm sẽ dễ dàng hơn một người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu giáo viên trái ngược tính cách, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ không đạt hiệu quả cao. Do đó, phân 2- 3 giáo viên đứng một lớp là việc phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt, đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lại bản thân mình được, mất những gì. Từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn. Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau. Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường. ( Ảnh minh họa 2: Giáo viên tổ chức các hoạt động) 3.3 Biện pháp 3: Thường xuyên tuyên truyền giáo dục chính trị - tư tưởng cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng với thời kỳ đổi mới. Như chúng ta đã biết kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên với những lo toan về vật chất, về cuộc sống hàng ngày. Một số đối tượng họ không giữ vững được lập trường của bản thân, đánh mất mình chạy theo những cám dỗ của đồng tiền, hoặc có những hành vi thô bạo thiếu văn hoá trong cách ứng xử..vv...Do vậy hơn lúc nào hết vấn đề chỉnh đốn tư cách đạo đức và phẩm chất của người giáo viên được trường tôi đặc biệt quan tâm đó là giáo viên phải có hành vi ứng xử đúng mực, gương mẫu trước trẻ. Nhận thức được điều đó Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng qui ước" Giao tiếp ứng xử có văn hoá giữa cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường với cha mẹ học sinh". Sau một năm thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, đội ngũ giáo viên đều có ý thức nề nếp. Sự phối hợp của phụ huynh đặc biệt là học sinh đã khắc sâu hơn nề nếp, lễ giáo, cách xưng hô, ứng xử văn hoá. Xây dựng mối quan hệ thân 5/10 Đại học 17 17 19 Chuyên môn Sau đại học 01 QLNN 0 0 02 Quản lý QLGD 0 01 02 Cơ bản 17 18 19 Tin học Nâng cao 0 3 5 A2 18 18 19 Ngoại ngữ B1 0 01 02 * Bồi dưỡng ngắn hạn: Nhà trường phân công giáo viên, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ khi phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tại trường năm học 2019- 2020. T Nội dung đào tạo Thời Lãnh đạo, CB - Đối tượng T bồi dưỡng gian phụ trách Bồi dưỡng phương pháp Lĩnh Giáo viên Khối Đ/c Hiệu phó 1 1 8/2019 vực thẩm mỹ MGN và Bé và TTCM Bồi dưỡng kỹ năng xử lý các tình Giáo viên toàn Đ/c Hiệu phó 1 2 huống sư phạm, lựa chọn kỹ năng 8/2019 trường và GV lớp điểm tự phục vụ Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn đề Giáo viên toàn Đ/c Hiệu trưởng 3 10/2019 tài và viết SKKN trường + hiệu phó 1 4 Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài CBGVNV toàn 5/2020 Đ/c Hiệu trưởng trên cổng thông tin điện tử trường 5 Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng bài Giáo viên toàn Đ/c Hiệu phó 1 07/2020 giảng Elearning trường và TTCM 6 Tham gia các lớp bồi dưỡng do Giáo viên toàn Đ/c Hiệu trưởng 08/2020 phòng, sở GD-ĐT tổ chức trường ;GV năng khiếu Ngoài việc tham gia các khoá học đào tạo dài hạn, từng CBGVNV tự bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí; năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy. Các cô còn tích cực tự bồi dưỡng chuyên môn như học múa, học đàn, học vẽ tại các khoá đào tạo của Quận, của Trường. Vì thế đội ngũ giáo viên trường tôi không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về CNTT ứng dụng bài giảng trên các tiết học. Đến nay có 17/19 giáo viên có trình độ trên chuẩn, 90% giáo viên soạn bài trên máy vi tính. Kỹ năng soạn bài giảng trên máy của giáo viên được nâng lên rõ rệt, chất lượng bài giảng đã đi vào chiều sâu và được đánh giá cao trong các hội thi của trường cũng như của Quận. Trên 80% giáo viên có trình độ ngoại ngữ, thành thạo trong việc dạy trẻ làm quen với tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc tăng cường bồi dưỡng cho 100% đội ngũ giáo viên thông qua kiến tập chuyên đề cũng được nhà trường quan tâm và tổ chức thường xuyên. Thông qua các buổi kiến tập như tổ chức các hoạt động: giờ ăn, ngủ, các hoạt động giáo dục một phần nhằm nâng cao năng lực và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, 7/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_nang_cao.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non.pdf