Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết - Trường Mầm non Bán công Bà Triệu

doc 13 trang skkn 17/07/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết - Trường Mầm non Bán công Bà Triệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết - Trường Mầm non Bán công Bà Triệu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết - Trường Mầm non Bán công Bà Triệu
 Uỷ ban Nhân dân Quận Hoàn Kiếm
 Trường Mầm non Bán công Bà Triệu 
 
Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài:
Một số hình thức cho trẻ làm quen với
 văn học và chữ viết
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thanh
 Lớp : M3
 Trường : Mầm non Bán công Bà Triệu
 Năm học : 2005 - 2006
 năm 2006 chữ viết dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ, với tác phẩm văn học trẻ đã biết 
hay tác phẩm văn học trẻ chưa biết, tác phẩm dài hay ngắn buộc giáo viên phải 
lựa chọn hình thức cho phù hợp. Ngoài ra giáo viên còn phải dựa vào sự hứng 
thú của trẻ đối với mỗi tác phẩm văn học và điều kiện cơ sở vật chất của trường 
của lớp cũng là một yếu tố để giáo viên quyết định sử dụng hình thức nào là đạt 
hiệu quả nhất đối với trẻ.
III. quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài:
 1. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
 Trước khi đi vào nghiên cứu đề tài này, tôi thấy việc cho trẻ làm quen với 
văn học và chữ viết vẫn diễn ra theo hai hình thức chính là trong tiết học và 
ngoài tiết học những chưa có yếu tố sáng tạo, các hình thức cho trẻ làm quen với 
các tác phẩm văn học thường lặp đi lặp lại trong các tiết học dẫn đến việc trẻ ít 
hứng thú với việc kể chuyện, đọc thơ. Với hình thức đơn điệu sẽ làm trẻ không 
chú ý lên cô, tập trung vào việc khác hoặc buồn ngủ.
 2. Phương pháp thực hiện đề tài:
 Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu một số hình thức 
cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết gồm có các hình thức sau:
 - Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua các giờ hoạt 
động chung.
 - Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua các hoạt động 
khác.
 - Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua góc văn học.
 - Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua việc kể truyện 
sáng tạo.
 - Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua việc tuyên 
truyền với phụ huynh.
 3. Quá trình thực hiện đề tài:
 Việc nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức này được diễn ra song song 
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 a. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua các giờ hoạt 
động chung:
 2 hỏi trẻ về tên nhân vật và tên truyện từ đó dẫn dắt để kể lại truyện giúp trẻ thuộc 
truyện. Sau giờ hoạt động chung này trẻ đã thuộc truyện cô đã tổ chức cho trẻ 
tập đóng kịch và hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động này là 
mũ, trang phục và sân khấu. Việc thay đổi hình thức khi cho trẻ làm quen cùng 
một tác phẩm văn học đã đem lại hậu quả cao cho cô và trẻ.
 - Đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong 
nội dung tác phẩm: thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài 
từ mới và cô sẽ giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó.
 VD1: Thơ “Hoa kết trái” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên”
 Trong bài thơ này có từ “rung rinh” trong câu thơ:
 “Hoa mận trắng tinh
 Rung rinh trong gió”
 Tôi đã làm một cành hoa mận bằng giấy mỏng, các cuống hoa nối với một 
sợi dây đồng rất mảnh. Khi đọc đến câu thơ “Rung rinh trong gió” đồng thời khẽ 
lay động nhẹ làm cành hoa rung nhè nhẹ, tôi làm với trẻ “rung rinh” có nghĩa là 
rung nhè nhẹ, vì cơn gió thổi nhẹ đã làm cho hoa mận rung rình nhè nhẹ trong 
gió.
 VD2: Truyện “Sự tích cây mía” - Chủ đề “Môi trường tự nhiên”
 Sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn và rối.
 Mở đầu câu truyện là: “Trong một túp lều nhỏ ven sông có hai mẹ con 
nhà kia sống bằng nghề trồng rau, ngô, đâu”. Cô giải thích từ “Túp lều” bằng 
cách chỉ vào túp lều cô làm bằng chổi đót. Cô nói: túp lều được làm bằng tre 
nứa, rơm rạ hoặc lá cọ là nơi ở của gia đình rất nghèo, “Túp lều nhỏ” thì gia 
đình càng nghèo khổ hơn.
 Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ đó còn trẻ thì 
hiểu được từ khó đó.
 - Cuối cùng, đồ dùng trực quan còn là hình thức để trẻ kể lại tác phẩm: 
Khi tiến hành dạy trẻ kể lại chuyện sẽ có rất nhiều hình thức: kể theo cô, kể toàn 
bộ câu chuyện kể teho vai... Hình thức kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú.
 VD: Truyện “Củ cải trắng: - Chủ đề “Bản thân”
 4 trường. Còn những tác phẩm có nội dung trang nghiêm như nói về lãnh tụ, tổ 
quốc cô nên tổ chức tiết học ở trong lớp, cho trẻ ngồi ghế... như thơ “Bác Hồ của 
em”.
 * Các giờ hoạt động chung khác
 Với phương pháp dạy tích hợp, nhiều nội dung được lồng nghép trong 1 
giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết không chỉ 
được tiến hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt 
động chung khác như tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường 
 xung quanh giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng kiến thức về văn 
học cho trẻ. ở những hoạt động chung này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ 
qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài.
 VD1: Khi cho trẻ vẽ tự do theo ý thích ở giờ tạo hình cô có thể cho trẻ 
đọc bài thơ “Em vẽ” để giới thiệu bài và gây hứng thú cũng như để gợi ý đề tài 
cho trẻ.
 VD2: hay ở giờ âm nhạc khi dạy trẻ hát bài “Cháu thương chú bộ đội”, 
cjối tiết học cô cùng trẻ có thể đọc bài thơ “Chú giải phóng quân”, hay với bài 
hát “Cháu yêu bà” cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Giữa vùng gió thơm”, còn 
với bài hát “Thật là hay” cô có thể cho trẻ liên tưởng đến câu truyện “Giọng hót 
chim sơn ca”. Ngoài ra, giáo viên con có thể sử dụng hình thức này trong việc 
dạy các bài hát khác như:
 “Mừng ngày 8/3, bài hát “Màu hoa” củng cố hoặc giới thiệu bài bằng bài 
thơ “Hoa kết trái”
 VD3: Còn ở giờ cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh trong giờ cho 
trẻ “Trò chuyện, tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé” – Chủ đề “Bản thân” ở 
phần giáo dục cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bé ơi!”, hay giờ “Trò chuyện 
về gia đình của bé” – Chủ đề gia đình cô đọc bài thơ “Phải là hai tay” để giáo 
dục trẻ phải biết hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ, ngoài ra cô có thể thay 
bằng bài thơ khác: “Lờy tăm cho bà”, “Mẹ và cô”, “Mẹ và con”. Hoặc trong giờ 
“Trò chuyện về một số ngành nghề”, đối với nghề giáo viên cô đọc cho bài thơ 
 6 tục khiến trẻ mệt mỏi, chán nản. Sau một thời gian luyện tập cho tất cả trong 
lớp, giáo viên lựa chọn một số cháu có khả năng hơn cho luyện tập thêm để tiến 
hành biểu diễn cho cả lớp xem hoặc thi diễn giữa các lớp trong trường. Và tôi đã 
áp dụng hình thức này khi dạy trẻ đóng “Dê con nhanh trí”, tiết mục này của cô 
cháu lớp tôi sau khi thi với các lớp khác trong khối đã được chọn để biểu diễn 
trong dịp tổng kết năm học cùng các anh chị lớp lớn và các em mẫu giáo bé.
 c. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua góc văn học.
 Mỗi lớp mẫu giáo đều có góc văn học có đủ ánh sáng, có kê bàn, có các 
loại truyện tranh, sách tranh cho trẻ và cô cùng làm. ở những thời gian ngoài 
giờ hoạt động chung, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho 
nhau nghe. Đối với những truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm 
trẻ nghe vào các thời điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội 
dung của các hình ảnh trong truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để 
hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi d dọc 
đoạn truyện dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho trẻ xem tranh một lần nữa. Với 
những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô có thể đề nghị lần lượt các 
trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư 
duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Góc văn học thực sự sẽ thu 
hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác nếu cô giáo thường xuyên 
thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với chủ đề đang thực hiện kết 
hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề.
 Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn 
học, trẻ hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành 
những kỹ năng giúp trẻ học đọc, học viết sau này.
 d. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua việc kết 
truyện sáng tạo.
 Hình thức này rất có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời cũng 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì. 
Xuất phát từ một sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một chuyện bất 
chợt xảy ra, cũng có thể là chuyện bịa cô gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự việc 
 8 Đây là một hình thức mới, việc thử nghiệm còn chưa đồng đều, hình thức 
này sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.
 e) Hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết qua tuyên truyền 
với phụ huynh.
 Hình thức này tôi đã thực hiện bằng cách in những tờ rơi các bài thơ, câu 
truyện để trong góc “Cha mẹ cần biết” để cha mẹ cùng phối hợp với các cô giúp 
trẻ ôn luyện khi ở nhà. Những bài thơ, câu truyện này được thay đổi theo chủ đề 
và được in thành nhiều bản để nhiều phụ huynh được biết. Và để hình thức này 
có hiệu quả, tôi đã giới thiệu cho họ trong buổi họp phụ huynh đầu năm, phối 
hợp cùng ban đại diện phụ huynh lớp đánh máy các bài thơ, câu truyện trong 
mỗi chủ đề để rồi phô tô thành nhiều bản và phụ huynh các cháu có thể lấy 
mang về để đọc, kể cho trẻ nghe.
 Ngoài ra tôi còn viết báo cá và trực tiếp trao đổi với bố mẹ trẻ tích cực 
tham gia sáng tác, sưu tầm thơ, truyện để hưởng ứng cuộc thi “Bé mầm non với 
văn học”, động viên trẻ cùng bố mẹ tham gia cuộc thi này. Qua việc tuyên 
truyền này, nhiều phụ huynh đã tích cực tham gia hàng ngày, khi có những bài 
thơ, câu truyện mới được gửi đến, tôi lại đọc cho trẻ nghe, tuyên dương khích lệ 
trẻ để trẻ hứng thú với việc cùng bố mẹ sáng tác, sưu tầm thơ, truyện.
 Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi they trẻ lớp tôi rất thích 
nghe kể truyện, đọc thơ, biết đọc thơ diễn cảm, thuộc nhiều truyện và kể rất hay. 
Để thấy rõ kết quả này tôi đã lập biểu bảng so sánh để tham khảo sát trẻ trong 
tong giai đoạn:
 Kỹ năng nghe Nói Đọc Viết
 Họ và tên trẻ
 L1 L2 L1 L2 L1 L2 L1 L2
1. Đỗ Hữu An K T K T K T K T
2. Hoàng Minh Dương K T K T K T TB K
3. Phan Đăng Khải TB K TB K TB K TB K
4. Nguyễn Hồng Ngọc K T K T TB K TB K
5. Thạch Trà My TB K TB K TB K TB K
 IV. Đánh giá kết quả bước đầu
 10 thử nghệm chủ yếu ở một lớp, trong năm sau, khi tiếp tục thực hiện đề tài này 
tôi sẽ có sự thử nghiệm đối với trẻ lớp khác trong khối.
 5. Kết luận:
 Tóm lại, sau một năm nghiên cứu và thử nghiệm đề tài, tôi thấy việc lựa 
chọn hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết là rất quan trọng. Nó 
quyết định đến sự thành công của giáo viên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ 
làm quen với văn học và chữ viét, đồng thời giáo viên cũng rút ra được nhiều 
kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức những hoạt động đó. Và trong những năm sau, 
khi tiếp tục thử hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cũng như mục đích của các hoạt 
động sẽ đạt tốt hơn.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_cho_tre_lam_quen_voi.doc