Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng TVNV Khoa học & Công nghệ thành phố Tam Điệp - Hội đồng Sáng kiến Sở DG&ĐT Ninh Bình Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường mầm non - Lĩnh vực áp dụng: Trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 5/9/2021 I. Mô tả bản chất của sáng kiến Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tới xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để có trường học hạnh phúc thì phải có những lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay. Là những giáo viên mầm non, chúng tôi luôn mong muốn trường chúng tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp chúng tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường 3 lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Để tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, nhà trường sắp xếp các khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi....Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng giúp trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật. + Ưu điểm: Với việc được tiếp xúc với môi trường trong ngoài lớp học đẹp mắt, hấp dẫn kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích quan sát, tìm hiểu và khám phá mọi vật xung quanh. + Nhược điểm: Môi trường trong ngoài lớp học chưa đẹp mắt, thu hút, tính thẩm mỹ dạng chưa cao, không phong phú, đa, hình ảnh không sống động, nên chưa kích thích được ở trẻ sự tò mò, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của trẻ trong các hoạt động.Trẻ chưa có môi trường tốt để được tự do trải nghiêm, thỏa mãn nhu khám phá của trẻ 1.3. Giải pháp 3: Động viên, khích lệ trẻ Để giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin thể hiện cảm xúc của mình thì có một điều không thể thiếu được, đó chính là sự khích lệ động viên kịp thời của cô giáo đối với những sản phẩm, việc tốt mà trẻ làm được, hay đối với những trẻ chưa làm tốt, chưa hoàn thành xong sản phẩm của mình thì một lời khích lệ sẽ làm cho trẻ cố gắng hơn nữa trong giờ hoạt động lần sau. Việc nhận xét của giáo viên đối với sản phẩm, việc làm của trẻ cũng rất quan trọng, nó giúp cho trẻ rút được những kinh nghiệm để làm tốt hơn vào lần sau, cũng như bước đầu hình thành khả năng nhận xét đánh giá trên bản thân trẻ. Chính vì vậy, trong các hoạt động chúng tôi luôn biết cách động viên khích lệ trẻ đúng lúc và cũng khéo léo nêu ra những mặt còn hạn chế trên trẻ để không làm trẻ tự thấy thoả mãn ở khả năng của bản thân mình để tiếp tục cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên, việc đánh giá trẻ cũng cần phải chính xác, phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ cũng như cách cảm nhận của trẻ đối với hành động của mình. + Ưu điểm: Sự động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên làm tăng hứng thú của trẻ. Từ đó giúp trẻ tích cực và vui vẻ tham gia vào hoạt động. + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì sự động viên, khen ngợi quá mức có thể khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Nếu khen ngợi quá nhiều trẻ sẽ cho là mình nhất, dễ trở nên kiêu ngạo và coi thường các bạn khác. 1.4. Giải pháp 4: Nâng cao trình độ bản thân Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ là việc mà bất kỳ giáo viên nào cũng nên làm và phải làm thường xuyên. Chính vì thế chúng tôi thường xuyên sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham khảo thông tin trên mạng các nội dung liên 5 cái mới, cái sáng tạo của riêng mình hơn, ít nụ cười vang một góc chơi và tôi cũng ít được nghe những câu chuyện ngây thơ chân thật từ cảm xúc của các con. Thậm chí có những lúc tôi đứng hình khi nhận được những phản ứng ngược từ học trò của mình bằng những cái lườm, những lời lẩm bẩm không rõ lời, những ức chế không nói thành lời và cả những giọt nước mắt của các con... Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “Khuôn mẫu” mà tôi không nghĩ trẻ muốn làm theo những gì mà mình muốn. Liệu rằng trẻ có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ như một con robot như thế? Mỗi ngày tôi thấy mình thật sự mệt mỏi, tôi thiết nghĩ mình yêu thương các con như vậy, dành nhiều tâm huyết cho các con như vậy mà sao tôi không có được tình yêu thương của bọn trẻ, tôi rất buồn, và tôi nghĩ mình phải thay đổi. Và thay đổi như thế nào? - Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục tự bồi dưỡng lý tưởng sống từ tình yêu nghề, yêu trẻ Với mỗi cá nhân khi chọn nghề đều vì yêu nghề, nhưng theo thời gian với những áp lực của nghề, của cuộc sống tình yêu nghề, nhiệt huyết ban đầu dần dần phai nhạt dần. Chính vì vậy, cá nhân tôi thấy rằng mỗi giáo viên mầm non cần phải tự bồi dưỡng tình yêu nghề để thấy được rằng việc gắn bó với nghề là một điều quý giá, được trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước là một việc đáng trân trọng và mình thực sự là người có lý tưởng sống, có ích cho xã hội. Mỗi người có một cách riêng nhưng cá nhân tôi tự tìm lại lý tưởng của mình chính từ những kỷ niệm ban đầu khi chọn nghề, từ nhưng nụ cười hạnh phúc của các con, từ những thành công dù là nhỏ nhất của trẻ, nghe thêm những câu chuyện truyền lửa từ các thầy cô giáo vùng cao nơi khó khăn nhất cho việc dạy và học, nhưng những người thày, người cô ấy vẫn bám làng, bám bản cõng những con chữ đến những em nhỏ. - Thứ hai, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho bản thân Công việc áp lực, cường độ lao động cao dễ dẫn tới nảy sinh những cảm xúc tiêu cực và những cảm xúc tích cực giảm dần, đây là nguy cơ dễ dẫn các hành vi không tích cực chính vì vậy mà vai trò của cảm xúc tích cực vô cùng quan trọng, cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên mầm non, giúp giáo viên có thể làm chủ được cảm xúc của mình, suy nghĩ và hành động tốt, chính xác và đạt được thành công, tình yêu nghề cũng ngày một đi lên, trẻ cũng được nhận nhiều hơn tình yêu thương. Nhưng những cảm xúc tích cực không phải tự nhiên mà có, nó phải được bồi dưỡng, được chính bản thân mỗi người tự nuôi dưỡng. Theo tôi, cần phải bồi dưỡng tình yêu nghề; biết và thực hiện các cách thức để quản lý, điều khiển các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em; và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực. 7 sự đồng cảm với trẻ, với những khó khăn mà trẻ gặp phải khi đến lớp, dần dần tâm sự để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho trẻ, nếu như trẻ sợ môi trường mới thì có thể cho trẻ làm quen dần với cô, với bạn, nhóm bạn, với lớp học. Nếu như trẻ nhớ mẹ thì cô có thể cho trẻ thấy tình yêu thương của cô của bạn và hướng trẻ vào các hoạt động để trẻ quên dần đi. Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ bắt nhịp nhanh hơn với lớp học, trẻ tự tin hơn khi đến lớp và sự dỗi hờn, khóc lóc thậm chí gào thét dần được thay thế bằng nét mặt buồn và nụ cười dần tươi trên mỗi khuôn mặt khi được đến lớp. - Ưu điểm: Bản thân chúng tôi đã thực sự thấy được niềm vui, thấy hạnh phúc, thấy mình lại là người có lý tưởng trong cuộc sống và công việc, sống tích cực hơn, cười nhiều hơn, lắng nghe, tôn trọng, quan tâm bản thân nhiều hơn. Chúng tôi nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực, nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng con mắt yêu thương, bao dung và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác. Chúng tôi đã biết giáo dục bằng cả trái tim và khối óc, trái tim để yêu thương, để tôn trọng, để lắng nghe, khối óc để biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, biết chơi cùng trẻ nhiều hơn, tôi đã trao đi những cái ôm, trao đi những nụ cười. Chúng tôi sử dụng thật nhiều những lời khen gợi động viên và khuyến khích trẻ, trẻ đã thực sự coi chúng tôi như một người mẹ, một người bạn, đã xóa đi khoảng cách cô trò. Hình ảnh 1, 2: Cô và trẻ vui vẻ trong giờ đón trẻ 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc và quy tắc hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Việc xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ giúp chúng tôi và giáo viên trong lớp cùng có một định hướng rõ ràng, giúp các Giải pháp thực hiện xây dựng lớp học hạnh cho trẻ phúc đạt kết quả tốt nhất, phù hợp với khă năng, năng lực, tinh thần của giáo viên, học sinh và phụ học sinh trong lớp tôi. Dựa vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của lớp. Chúng tôi đã thảo luận cùng giáo viên trong lớp lựa chọn, thay đổi nội dung để xây dựng những tiêu chí phù hợp với đặc điểm của giáo viên, học sinh, phụ huynh và điều kiện thực tế của lớp. Chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho lớp mình như sau: 2.1.Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc STT Tiêu chí Nội dung Môi trường lớp 1.1. Môi trường lớp học đảm bảo xanh, sạch, đẹp học xanh, - Có góc thiên nhiên được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện cho 1 sạch đẹp, trẻ khám phá, trải nghiệm. an toàn, - Trong lớp học cây xanh có lợi cho sức khỏe phải được sắp thân thiện xếp phù hợp và thường xuyên chăm sóc. 9 5.1. Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, trẻ và trẻ trong lớp học là mối quan hệ tích cực dựa trên sự tôn trọng, yêu thương, Mối quan chia sẻ, giúp đỡ 5 hệ trong và 5.2. Phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống ngoài lớp nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh phúc. - Ưu điểm: Khi xây dựng được bộ tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc đã giúp tôi giải tỏa những áp lực, những suy nghĩ nặng nề về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc mà chúng tôi đã được học trên lý thuyết. Qua bảng tiêu chí này giúp chúng tôi có con đường nhanh nhất để xây dựng thành công lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. - Nhược điểm: Bộ tiêu chị này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh và trẻ. Nhưng trong quá tình thực hiện đôi lúc chưa có sự thống nhất giữa các bên. 2.2. Xây dựng quy tắc hạnh phúc, áp dụng khen thưởng, kỷ luật tích cực vào xây dựng lớp học hạnh phúc *Quy tắc của hạnh phúc * Yêu thương: Yêu thương là sự quan tâm. Giáo viên quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến trẻ. Yêu thương là sự chia sẻ, mỗi người có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau. Yêu thương là sự tin tưởng lẫn nhau, giáo viên tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại, hoài nghi và đố kỵ sẽ không bao giờ có thể hạnh phúc. Yêu thương là sự hỗ trợ, hỗ trợ về mặt tinh thần, bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc. * An toàn : Lớp học phải an toàn về thể chất lẫn tinh thần. Cô và trẻ đều được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần, nói không với bạo lực học đường, để lớp học thực sự là ngôi nhà thứ hai của mình. * Tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo lên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, không đem giá trị của một vài cá nhân trẻ để áp dụng cho cái chung. Tôn trọng sự khác biệt để phát huy sáng tạo và đổi mới * Hạnh phúc: Không so sánh bản thân với bất kì ai. Cho đi mới thật sự là người hạnh phúc, cho đi đừng mong cầu nhận lại. Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc