Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông. Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước. Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI có hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm non. Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của từng cơ sở giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học bởi đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải kiến thức, tư duy cho trẻ. 1 một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non". 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất. Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường. 1.3. Phạm vi áp dụng Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay, Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này được áp dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng Bình. 3 hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Những khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng CSVC, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học. * Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên: - Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, các phòng học và trang thiết bị đã xuống cấp. - Kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. - Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao tầng ở điểm trung tâm đang còn chậm. - Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực. Những nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, nhân dân còn nghèo. Tôi cũng đã nghiên cứu các Chỉ thị; Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mong sao tìm được giải pháp, và rồi tôi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng tham gia? Có lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của mình, thì chỉ bằng “con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy nhanh việc xây dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường và xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2014-2015. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non” là để xác định vai trò của người Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường có CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội. 2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể: Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất lượng để duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề này, người Hiệu trưởng là 5 * Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy, tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối với tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt đối với công tác lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất không chỉ một năm, hai năm mà phải 10 năm, 15 năm thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm được điều này, là một người quản lý khi xây dựng kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng thể và tầm nhìn chiến lược, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Tổ chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo các tiêu chuẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào trong kế hoạch phát triển. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch sát thực, tính khả thi cao, như vậy sự thành công của các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và mục tiêu sẽ đạt được. Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 đến 10 năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD&ĐT đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngắn hạn (2 - 3 năm); Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao hơn, tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 2014-2015 được UBND xã và Phòng GD&ĐT phê duyệt để thực hiện xuyên suốt trong năm học và đem đến kết quả cao. Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một điều cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch là Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường. Chính vì thế, khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám sát các văn bản hướng dẫn của của các cấp, như: - Quyết định số 60/2011/QĐ-TTG ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015... 7 Ngoài ra, những hạng mục cấp thiết thì tôi đưa vào kế hoạch hàng năm để tranh thủ các nguồn vốn huy động được từ công tác xã hội hóa và nhà trường chủ động bàn bạc thực hiện như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng, * Giải pháp 3: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu - Ban giám hiệu nhà trường phải là những người nắm vững chuyên môn, hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về cấp học Mầm non để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trò, vị trí của cấp học Mầm non nhất là trong giai đoạn hiện nay. - Xây dựng đề án phát triển dài hạn của nhà trường, giai đoạn 2014 - 2020 cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi, được HĐND xã nhất trí thông qua và trở thành Nghị quyết. - Dựa trên kế hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm sát đúng với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường đảm bảo tính đồng bộ hóa cao. - Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch tích lũy nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. - Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. - Thực hiện đúng việc thu theo Công văn số 2093/SGDĐT-KHTC ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác Kế hoạch - Tài chính năm học 2013-2014; Công văn số 1196/UBND-TCKH-GDĐT-NV ngày 10 tháng 9 năm 2013 về việc thực hiện các khoản thu, chi tại các trường học thuộc Phòng GD&ĐT. Công văn số 1374/UBND-GDĐT-TCKH-NV ngày 20 tháng 10 năm 2014 của UBND huyện Lệ Thủy về việc điều chỉnh công văn số 1196/UBND-TCKH-GDĐT-NV ngày 10/9/2013. - Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với việc tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh, thu hút mọi người quan tâm đến sự phát triển giáo dục Mầm non. - Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các lớp. - Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao. - Khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với Ban giám hiệu nhà trường vận động các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh phí, công sức để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tham_m.doc