Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ (CSGD). Có thể khẳng định rằng CSVC trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong quá trình nâng cao chất lượng CSGD trẻ mầm non. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người. Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế- xã hội, khoa học và công nghệ thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn, dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục Quốc dân, đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tạo tiền đề và đảm bảo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội 1 Cơ sở vật chất trong trường mầm non còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ở cấp học mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết có tính chất quyết định quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đáp ứng một cách đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy họcvì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, toàn diện và đầy đủ hơn. Với những lý do thiết yếu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non" làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng kiên cố hoá, đồng bộ hoá và chuẩn hoá để giữ vững và xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm học 2021 - 2022. 1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Đề tài này vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu cấp thiết của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I trong năm học 2021 - 2022. Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất; Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác tham mưu của Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Đặc biệt chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo cán bộ, giáo 3 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1: Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường, là thành tố không thể thiếu được trong công tác giáo dục trẻ và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên còn phải tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường. Trong quá trình thực hiện ở đơn vị bản thân xác định có những thuận lợi và khó khăn như sau: + Thuận lợi: Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp của nhà trường, các cấp uỷ đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể như: Hội khuyến học, hội phụ nữ, mặt trận, xã đoàn và đặc biệt là ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã hội hoá giáo dục. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, Chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên nhiệt tình, chịu thương, chịu khó, có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận với chương trình đổi mới nhanh, có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi, chủ động trong việc tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. + Khó khăn: Trường có nhiều điểm trường nên việc xây dựng cơ sở vật chất chưa tập trung và thiếu đồng bộ, đồ dùng và các trang thiết bị phân bổ nhỏ lẻ. Có 01 điểm trường lại thấp trủng thường xuyên ngập lụt sâu nên các phòng học, và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lý, bị hư hỏng nặng sau mỗi trận lũ lụt (đặc biệt trong trận lũ lịch sử vừa qua điểm trường lẽ nước ngập 1,9m) nên nhà trường phải đầu tư cho việc tu sữa, sữa chữa qua hàng năm là rất nhiều và rất tốn kém. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương thuộc vùng trung du nên đời sống nhân dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, nhận thức của nhiều bậc phụ 5 2.2. Một số giải pháp thực hiện: Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị ở trường mầm non. Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được các yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây dựng kế hoạch có tính khả thi bản thân đã tập trung nghiên cứu Điều lệ trường mầm non ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo ban hành và được thay thế bởi Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non. Thông tư số 02/2010/TT- BGD ĐT về quy định danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ cho chương trình giáo dục mầm non, Quyết định số 36//2008/QĐ – BGD& ĐT về Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó CSVC và trang thiết bị là một tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường mầm non Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 Qui định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường Mầm non, TH, THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học. Quyết định số 878/ QĐ- BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2021 về việc ban hành thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, Phổ thông Các văn bản trên quy định Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học như: Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định; Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ; Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng. Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi; 7 cuối năm học trước, tôi tiến hành lên kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho năm học mới. Đây là yếu tố then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển cơ sở vật chất của nhà trường bao gồm (Kế hoạch dài hạn, Kế hoạch trung hạn và kế hoạch cho năm học); Kế hoạch dài hạn gọi là Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 đến 10 năm và được xây dựng trên cơ sở Kế hoạch giáo dục đào tạo của UBND huyện giai đoạn 2020 -2025; Kế hoạch trung và ngắn hạn có thời gian 3-5 năm, kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD-ĐT. Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao hơn, tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một điều cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch là: Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường, nhu cầu bức thiết của từng giai đoạn. Chính vì thế, khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám sát các văn bản hướng dẫn của ngành, của địa phương: Kế hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo; Nghị quyết Đảng ủy xã khóa XXIV, kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến chi tiết, thời gian bắt đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, tổng kinh phí thực thiện và dự kiến mốc hoàn thành. Bên cạnh đó, kế hoạch cần nêu rõ các hạng mục đầu tư mới hay tu sữa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, công tác dạy và học, công tác bán trú. Khi xây dựng kế hoạch cần hoạch định rõ những hạng mục nào cần sự hỗ trợ của UBND huyện, hạng mục nào đầu tư từ nguồn học phí và hạng mục nào cần nguồn huy động xã hội hoáviệc xác định rõ các nguồn lực đầu tư sẽ giúp Hiệu trường nhà chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp để tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất. Hiện nay trường chúng tôi có 3 điểm trường, tuy cơ sở vật chất khá đảm bảo nhưng vẫn chưa đáp ứng với sự phát triển của điều kiện hiện nay, một số phòng học hệ thống cửa của các điểm trường bị mối, mọt nên mức độ an toàn và đảm bảo an ninh trật tự trường học còn hạn chế. Đồ chơi ngoài trời một số cái bị hư hỏng và xuống cấp, khu vui chơi phát triển thể chất cho trẻ sử dụng chưa hiệu quả. Sau khi xác định rõ những hạng mục cần đầu tư, tôi bắt đầu đưa vào kế hoạch của năm học và xác định nguồn lực thực hiện. Điểm lưu ý khi xây dựng Kế hoạch 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_tang_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non.pdf