Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn trong trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP AN TOÀN TRONG TRƯỜNG MẦM NON”. Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta. Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ ở các trường học và càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường, đặc biệt trong cấp học giáo dục mầm non đó là những yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. Để xây dựng môi trường trong trường mầm non ngày càng xanh- sạch- đẹp- an toàn đó là điều không dễ. Cùng với gia đình, trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục thân thiện. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục. Với tầm quan trọng như vậy, đối với trường chúng tôi, nhiều năm qua đã cố gắng rất nhiều để tạo cảnh quan môi trường, tổ chức thực hiện một số nội dung giáo dục để đảm bảo môi trường cho trẻ tham gia các hoạt động thân thiện đảm bảo tạo hứng thú, tâm lý thỏa mái cho cả cô giáo và trẻ. Tuy nhiên đối với cảnh quan sư phạm của nhà trường đảm bảo “Xanh- Sạch- Đẹp” vẫn chưa đủ mà phải là một ngôi trường phải thật sự “Xanh- Sạch- Đẹp- an toàn”, phải sạch- phải an toàn để các cháu được vui chơi, hít thở không khí trong lành dưới những bóng cây và có cả sắc hoa, có đồ chơi an toàn, ngoài ra để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh....luôn có bầu không khí thân ái, không gian thân thiện, góp phần rất lớn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo cho mỗi trẻ, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Trường mầm non chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ, ở đó trẻ được tham gia vào tất cả các hoạt động học, hoạt động vui chơi và các hoạt động: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, trẻ được đảm bảo an toàn ở mọi lúc, mọi nơi, tinh thần thoải mái, trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp, của trường trong môi trường tươi đẹp. Trẻ được chăm sóc bằng tình yêu thương yêu của các cô giáo. Nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép vào nội dung các hoạt động theo sự chỉ đạo của ngành giáo dục đến với các trường trên địa bàn huyện phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” mà nội dung quan trọng của trường học thân thiện là “Môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn và hiệu quả”. Để thực hiện được điều đó, với quyết tâm xây dựng môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp- an toàn” cho trẻ tham gia các hoạt động của nhà trường được chú ý cao, tạo một môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Là một cán bộ quản lý tôi luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo cảnh quan môi trường thật sự “Xanh- Sạch- Đẹp- an toàn” trong trường mầm non. Với 3 trường” luôn được cập nhật trên mạng internet, thông tin truyền thanh, truyền hình, báo, đài, chuyên mục “Chuyện không chỉ riêng ai”... có sự quan tâm và kết hợp giáo dục của các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhà trường và cộng đồng. Ngày 17/01/2011 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân", trong thời gian qua ngành giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này. Trong các tiêu chí xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ban hành kèm theo thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 08/02/2014 và Thông tư 36/ 2013/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 6/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải đạt yêu cầu về trường học có môi trường xanh- sạch- đẹp. Căn cứ Chỉ thị số 3031/CT- BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành giáo dục; Quyết định số 1893/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) về ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của GDMN,GDPT,GDTX; Công văn số 4358/BGDĐT-GDMN ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Vụ GDMN hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2016-2017; Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 GDMN, GDPT và GDTX, Công văn số 1824/SGD&ĐT-GDMN ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Sở GD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Mầm non năm học 2016-2017; căn cứ công văn số 706 /HD- GD&ĐT, ngày 16 tháng 9 năm 2016 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016- 2017 bậc học mầm non; thực hiện kế hoạch của nhà năm học 2016- 2017. Khi bước vào thực hiện đề tài này bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: Bản thân tôi có nhiều năm làm cán bộ quản lý, 9 năm liền công tác tại trường nên am hiểu tình hình của địa phương, nhà trường, phụ huynh và trẻ. Hiểu được một số phong tục tập quán của người dân nơi đây, hiểu và nói được tiếng địa phương. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch nhiệm vụ năm học và các cuộc vận động, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực có hiệu quả. Tích cực học tập đã hoàn thành chứng chỉ B Tin học, Ngoại ngữ, tích cực tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo. Tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đầy đủ, đã hoàn thành chương trình quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, Đại học sư phạm mầm non, trung cấp chính trị và chương trình học Tiếng Dân tộc. 5 Khuôn viên nhà trường hẹp, cây xanh ít. Sân chơi chưa được lát gạch, nhiều chỗ hơi gập gềnh nên cảnh quan chưa được đẹp, chưa đảm bảo an toàn, đồ chơi ngoài trời chưa đầy đủ vì vậy mỗi khi cho trẻ dạo chơi, hoạt động ngoài trời tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn cho trẻ. Một số phụ huynh chưa thường xuyên trao đổi thông tin của trẻ cho giáo viên chủ nhiệm. Chưa ý thức được việc tạo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động ở nhà cũng như ở trường. Trẻ rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo đặc biệt mỗi khi được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi hay một số trang thiết bị ngoài trời. Đa số trẻ ở đây đều sống gần suối mà cha mẹ thường xuyên đi làm trên nương rẩy nên việc an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà khó lường trước được. Công tác chăm sóc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh cho trẻ chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Nhiều phụ huynh còn sơ sài trong việc lắp đặt cầu thang, các thiết bị điện, bếp nấu... Đa số các gia đình sử dụng bếp củi, sử dụng nguồn nước suối, phần lớn các gia đình đều ở nhà sàn nên leo trèo bậc thang trẻ dễ bị ngã. Đa số khả năng nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế về việc đảm bảo an toàn cho con em mình nên chưa hình thành và rèn luyện thói quen vệ sinh, an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà. Công tác xã hội hóa giáo dục của địa phương tuy có nhưng không đáng kể. Việc trang trí, tạo môi trường của một số lớp chưa được đẹp, chưa sáng tạo. Đầu năm tôi đã tổ chức khảo sát kết quả như sau: * Đối với trẻ: Đa số trẻ chưa đảm bảo an toàn trong thời gian ở nhà. Đa số trẻ đem quà, bánh đến lớp, chưa biết giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định. Đa số trẻ thường hay bị té, ngã trong lúc vui chơi ở nhà. Đa số trẻ chưa biết rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh. Đa số trẻ rất hiếu động khi tham gia các hoạt động ở trường. * Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh mua quà, bánh cho trẻ đem đến trường, chưa giáo dục con em mình biết giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh môi trường. 100% phụ huynh đưa, đón trẻ đi học chưa đảm bảo an toàn, nhất là chở con đi học bằng xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở nhiều người. 100% phụ huynh chưa chấp hành nội quy quy chế của nhà trường đưa đón trẻ đúng giờ quy định. 7 vật liệu phế thải để làm đồ chơi, tạo tranh, tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải nhằm gây nhận thức cao về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm một phần kinh phí, rèn kỹ năng, sự khéo léo của giáo viên trong trường. b. Hoạt động vui chơi: Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao, đồng dao về bảo vệ môi trường để khắc sâu những hành vi tốt và tránh những hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” tôi chỉ đạo giáo viên cho các bé quan sát các cây xanh trong sân trường và trò chuyện về những lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống và nếu như chặt phá cây thì sẽ ảnh hưởng như thế nào hoặc tổ chức cho các bé nhặt những lá cây quanh trường để làm đồ chơi và những lá cây nào không thể chơi được thì các bé cũng tự biết bỏ vào thùng rác để làm sạch sân trường, các bé cũng biết bảo vệ vườn hoa của trường như không hái hoa, bẻ cành và trong khi chơi thì không dẫm đạp lên cỏ. Để giúp trẻ có một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân trường, chăm sóc cây, hoa, theo dõi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, không xả rác bừa bãi nơi công cộng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cho các cô nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, nội dung giáo dục gắn với bảo vệ môi trường cho trẻ được tích hợp theo từng chủ để, từng hoạt động cụ thể. Căn cứ vào nội dung từng chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và phương pháp tích hợp phù hợp thông qua các hoạt động một ngày của trẻ. c. Hoạt động lao động, vệ sinh: Trước hết với trẻ môi trường gần gũi nhất là môi trường lớp học, nhà ở. Trong mọi hoạt động cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, nên với việc dọn dẹp cho môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ, gọn gàng, đẹp là điều giúp trẻ nhận thấy mình cũng cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn cho lớp học luôn là môi trường “Xanh- sạch- đẹp”. Ngoài ra giáo viên luôn nhắc nhở trẻ phải có thói quen vứt rác vào thùng rác, khi thấy một vỏ nilon hay rác ở trong và ngoài lớp học, trên sân trường, cần có ý thức tự giác đem bỏ vào thùng rác. d. Hoạt động ăn, ngủ: Trong giờ ăn trẻ phải có thói quen ăn uống sạch sẽ, không rơi vãi và có hành vi văn minh trong ăn uống như không nói chuyện trong khi ăn. Sau khi ăn có thói quen dọn dẹp gọn gàng ghế vào nơi quy định. Đó là những thói quen rất đỗi bình thường nhưng đó chính là ý thức bảo vệ môi trường mình sống luôn sạch sẽ, gọn gàng. Có như vậy mới mong trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở phạm vi rộng hơn. 9 học và tổ chức hội thi để phụ huynh cùng thực hiện. Tôi giao cho chi đoàn thực hiện kế hoạch nhỏ hai tuần một lần cho từng khối các lớp ra sân tổ chức chuyên đề về môi trường và giáo dục trẻ việc bảo vệ môi trường. Ví dụ: Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường bị ô nhiểm. Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày. Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp. Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường. 4.1. Giáo dục các hoạt động trong trường mầm non đến với cha mẹ trẻ. Tổ chức các buổi họp phụ huynh để lồng ghép nội dung phổ biến các kiến thức liên quan đến an toàn cho trẻ. Cụ thể tôi đã tuyên truyền phổ biến các kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi dạy con theo khoa học...Đồng thời tổ chức huy động phụ huynh cung cấp một số nguyên vật liệu phế thải, hay đồ dùng hỏng đã qua sử dụng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, đồ vật trang trí để làm cho môi trường học tập trong các lớp thêm phong phú, hấp dẫn phục vụ cho việc học của trẻ. Ngoài ra, để việc chăm sóc giáo dục an toàn cho trẻ đạt kết quả cao, tôi cũng đã tiến hành trao đổi, thảo luận với phụ huynh, với giáo viên dạy về phương pháp, biện pháp chăm sóc giáo dục an toàn cho trẻ. Trong các buổi họp phụ huynh, khi thảo luận bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn, giúp cho cha mẹ trẻ nắm được từng nội dung kế hoạch của nhà trường, lớp về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích để ở nhà phụ huynh giúp trẻ duy trì thói quen đó, tôi còn đưa ra các chỉ tiêu từng tháng, từng quý. Từ đó tôi đã vận động phụ huynh đi họp đông đủ, đúng giờ quy định. Sau mỗi lần họp phụ huynh tôi đều tổ chức đánh giá khích lệ tinh thần hăng say của phụ huynh để họ phấn khởi. 4.2. Giáo dục tích hợp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường, lớp mầm non. Đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ trong các hoạt động ở trường, lớp, tôi thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ các lớp học, nhà vệ sinh, bếp ăn, đến môi trường xung quanh: đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí lớp và các góc sắp xếp theo từng chủ đề. Thực hiện nghiêm túc quy chế nuôi dạy trẻ trong đó quan tâm công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi đã chỉ đạo thực hiện theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên ghi sổ nhật ký sức khoẻ của trẻ hàng ngày, có diễn biến đặc biệt kịp thời thông báo cho phụ huynh và có biện pháp giáo dục phù 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chi_da.doc