Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiên xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiên xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thực hiên xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I SAU 5 NĂM.” Quảng Bình, tháng 05 năm 2015 1 Đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I SAU 5 NĂM.” 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết Chuẩn quốc gia (CQG) về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường học, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở giai đoạn 2005-2010, nhiều địa phương đã xây dựng trường mầm non nông thôn với những điều kiện cơ sở vật chất phù hợp thực tiễn cuộc sống để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho trẻ mầm non ở trường, so với tiêu chuẩn đạt chuẩn có yếu tố vượt chuẩn, nhưng lại có nhiều trường, do phòng học có hạn, số học sinh trong địa bàn đến trường quá đông, diện tích lớp trở lên chật hẹp, do vậy tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia được thay đổi bằng Quyết định 36/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 16/7/2008 được ban hành thay thế “Quyết định số 45/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn từ năm 2002 - 2005. Đến tháng 2/2014 lại một lần nữa Thông tư số 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 được ban hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2014 và thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Nếu như hàng năm các trường mầm non có điều kiện để thực hiện kế hoạch bổ sung diện tích đất, bổ sung thêm phòng học khi số trẻ đến trường tăng lên, cơ sở vật chất được tôn tạo phù hợp với chất lượng cuộc sống nhân dân hiện nay, môi trường xung quanh được chăm sóc làm đẹp thường xuyên, đội ngũ giáo viên được cập nhật trình độ đạt chuẩn vv... thì khả năng tụt hậu về các tiêu chuẩn trường chuẩn là rất ít. Nhưng một số trường đã không có khả năng làm được những việc đó, do đó sự tụt hậu của một số trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 đến nay khó có thể bổ sung cho đủ điều kiện để công nhận lại theo quy định trường chuẩn QG như Thông tư 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 mà Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Nhà trường nơi tôi đang công tác trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm đã bám sát các tiêu chuẩn theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và sau đó là Thông tư số 02/2014/TT-BGD ĐT ngày 8/2/2014 được ban hành và thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tháng 3 bếp ăn bán trú không còn đáp ứng theo yêu cầu mới. Khuôn viên, cây xanh bóng mát hạn chế, thiếu đồ chơi ngoài trời. Trang thiết bị các phòng chức năng cũng như phòng làm việc của các bộ phận, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu nhiều. Về đội ngũ đạt chuẩn 100% trong đó trên chuẩn chỉ mới đạt 55,5%. Các chuẩn còn lại còn một số hạn chế nhất định. Với sự phấn đấu, nổ lực của tập thể cán bộ, giáo viên,nhân viên trong nhà trường, tháng 6 năm 2014 trường mầm non chúng tôi vừa được kiểm tra và công nhận lại chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm. Để phấn đấu đạt được những mục tiêu trên tập thể trường chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: Là một xã có phong trào trong công tác xây dựng trường đạt CQG của huyện nhà, đặc biệt từ năm 2008 trở lại đây, các trường trên địa bàn xã đều được UBND tỉnh công nhận đạt CQG. Trường mầm non chúng tôi có 3 điểm trường, trong đó có 2 điểm trường được xây dựng kiên cố, trường hạng 1 có 19 nhóm lớp/529 học sinh. Trẻ em được phân chia nhóm lớp theo từng độ tuổi và được tổ chức ăn bán trú 100%. Đội ngũ CB,GV,NV đa số là người địa phương. Trình độ đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao so với quy định. Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm của ngành, huyện, sự quan tâm chăm lo đầy trách nhiệm của HĐND, Đảng ủy, UBND, các ban ngành đoàn thể cấp xã, hội cha mẹ học sinh nên trường có điều kiện để tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy học, và có môi trường giáo dục thuận lợi. 2.1.2. Khó khăn: Những năm đầu xây dựng CQG, là một xã còn khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân ở mức trung bình, địa bàn rộng, giao thông chưa thuận lợi, cơ sở vật chất trường lớp đầu tư chưa nhiều, nguồn lực hạn chế, nhưng thời gian qua Trường đóng trên địa bàn thuộc vùng thấp trũng, thường xuyên chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt gây ra. Trường có nhiều điểm trường nên việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học dàn trải có những khó khăn nhất định. Bản thân tôi và các đ/c trong BGH nhà trường chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong việc xây dựng trường MN đạt chuẩn CQG. Mặt khác trong quá trình xây dựng trường MN đạt CQG, đã có 3 lần thay đổi, bổ sung Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tiêu chuẩn đặt ra ở mỗi giai đoạn đều có sự phù hợp nhất định, tuy nhiên tiêu chuẩn CSVC là trọng tâm nhất. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn về các mặt như đã nêu trên, để XD dựng và được công nhận trường MN đạt CQG mức độ 1 sau 5 năm. Việc XD CQG Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/2/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban 5 chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối làm việc trong trường mầm non. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản thiết bị và các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hồ sơ nhà trường được lưu trữ qua hàng năm đầy đủ, cẩn thận, khoa học. Tất cả các dữ liệu, thông tin của nhà trường được lưu trữ trên các phần mềm máy vi tính. Các nhóm lớp có đủ hồ sơ, sổ sách, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao động như chế độ phiên lương, phụ cấp ưu đãi, chế độ thâm niên, nâng lương thường xuyên, chế độ thai sản... - Nhà trường thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. Năm học 2013-2014 nhà trường Tham gia hội thi “Tìm hiểu DD trẻ MN qua mạng” Trường được xếp vị trí thứ 8/30 trường tham gia. Có 4 cháu tham gia hội thi “ Bé khéo tay” cấp huyện, có 3 cháu đạt, trong đó 2 cháu đạt giải Ba. Có 01 cháu được chọn tham gia thi tỉnh và đạt giải nhất. Phong trào xây dựng THTT-HSTC được xếp loại xuất sắc. - Biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên: Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, phối hợp với công đoàn tổ chức thăm hỏi giáo viên lúc ốm đau hoạn nạn kịp thời, xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao. Sắp xếp tạo điều kiện động viên giáo viên đi học nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chế độ khen thưởng cho giáo viên dạy giỏi và có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, trong thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có thời gian làm công tác quản lý liên tục trong ngành giáo dục mầm non, hiệu trưởng 29 năm, phó hiệu trưởng 1 có 22 năm, phó hiệu trưởng 2 có 18 năm công tác, hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp ĐHSPMN đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định; có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng được cấp quản lý giáo dục trực tiếp đánh giá xếp loại tốt của chuẩn hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Có đủ số lượng phó hiệu trưởng theo quy định. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đã bám sát Điều lệ trường mầm non, làm việc theo chức năng, quyền hạn quy định đảm bảo đúng quy chế quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương về kế hoạch năm học, xây dựng các biện pháp chỉ đạo có hiệu quả đạt được mục tiêu đề ra. 7 Để việc tự học phát triển rộng rãi trong nhà trường, bản thân hiệu trưởng là người gương mẫu thực hiện trước khuyến khích mọi người tham gia Phát huy năng lực của mọi giáo viên bằng cách giao nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ thể hiện, biết động viên khích lệ kịp thời (nêu gương, khen thưởng) để họ sẵn sàng bộc lộ hết khả năng của từng cá nhân vào công việc của tập thể. Ngược lại cũng cần giúp đỡ bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn như giao nhiệm vụ đồng thời phân công giáo viên có năng lực chuyên môn kèm cặp giúp đỡ. Cần xác định đời sống tinh thần, vật chất của giáo viên được ổn định thì cá nhân mỗi người mới an tâm công tác. Vì thế Ban giám hiệu, chủ tịch Công đoàn của trường cần luôn dành thời gian quan tâm nắm bắt điều kiện hoàn cảnh từng cá nhân để phân công bố trí công việc phù hợp (giáo viên con nhỏ phân công lớp với giáo viên độc thân có sức khoẻ, năng lực) để giúp đỡ hỗ trợ nhau, khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thường quan tâm giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phép và các chế độ khác đầy đủ kịp thời. Đặc biệt thường xuyên động viên, khen thưởng những nhân tố tích cực cũng như tổ chức thăm hỏi động viên đúng lúc những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn từ đó đã phát huy sức mạnh của khối đoàn kết tập thể. Nhờ vậy mà kết quả đạt như sau: - Đội ngũ bố trí đảm bảo đúng định biên theo quy định của ngành. Lớp bán trú: Mẫu giáo 2,07GV/lớp (15 lớp/31 giáo viên (bình quân: 14.2 cháu/cô), Nhà trẻ 04 nhóm 10 giáo viên /90 cháu (9,0 cháu/ 1 cô) - Trình độ giáo viên: Đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định. Đạt trình độ chuẩn 44/44 đạt 100%; Trong đó trên chuẩn: 35/44 đạt 79,5%. - Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc, tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn và vi phạm pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ chị em, bạn bè đồng nghiệp, gần gũi, quan hệ tốt với phụ huynh. Nhà trường có 25/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt tỷ lệ 61,0%, trong đó có 9/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh đạt tỷ lệ 22%. Có 85% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có 6 CB,GV đề nghị danh hiệu CSTĐCS 6/40 (LĐTT) đạt 15,0%. Không có cán bộ, giáo viên, 9 - Về nâng cao chất lượng chăm sóc: Hiểu rõ chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm non là một giai đoạn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng rất phức tạp. Trách nhiệm ở trường mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình chăm sóc giáo dục trẻ làm cho trẻ tăng trưởng thể lực đi đôi với phát triển trí tuệ. Về công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhà trường đã xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Lựa chọn những loại thực phẩm có sẵn ở địa phương như: cua, trứng, hến, đậu, cá ... vừa rẻ tiền vừa giàu dinh dưỡng. Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, việc làm chưa tốt của giáo viên, nhân viên. Công tác vệ sinh: bao gồm vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng lớp, nhà bếp, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Bằng cách tổ chức thực hành chuyên đề vệ sinh cho cô và trẻ, tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế. Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh của trẻ, nhóm lớp, nhà bếp để ngăn chặn được dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài ra nhà trường cần quản lý tiền ăn của trẻ qua hồ sơ quản lý ăn bán trú, quản lý thực phẩm khẩu phần ăn có sự phối hợp của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và trưởng các đoàn thể kiểm tra giám sát bất kỳ không báo trước. - Về nâng cao chất lượng giáo dục: Trường học là một tổ chức học tập không chỉ đối với học sinh mà cả đối với người quản lý và giáo viên. Để nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn nhà trường cần thường xuyên tổ chức tốt các phong trào thi đua: thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, thi trang trí lớp cũng như các hội thi có sự kết hợp cả 3 đối tượng cho cô, trẻ và cùng các phụ huynh Chỉ đạo tốt hoạt động dạy và học và các phòng trào thi đua trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và các hoạt động. Nhờ vậy mà kết quả đạt được như sau: + Toàn trường có 19 nhóm, lớp/529 cháu ( NT 90; MG 439 cháu) được tổ chức ăn bán trú đạt tỷ lệ 100%. Cung cấp được 50-60% nhu cầu dinh dưỡng trong ngày cho trẻ tại lớp đối với trẻ mẫu giáo, đối với trẻ nhà trẻ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày là 60-70% Mức ăn cho trẻ 9.000đ/ngày/cháu và ăn 2 bữa đối với trẻ mẫu giáo, 3 bữa đối với trẻ nhà trẻ. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_thuc_hien_xay_dung_tr.doc