Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non - Nguyễn Thị Thu Hoài

pdf 25 trang skkn 15/07/2024 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non - Nguyễn Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non - Nguyễn Thị Thu Hoài

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non - Nguyễn Thị Thu Hoài
 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
 SÁNG KIẾN 
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA 
 GIÁO DỤC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG MẦM NON” 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 
 1. Cơ sở lí luận 
 Như chúng ta đã biết giáo dục là quốc sách hàng đầu vì vậy trong những 
năm gần đây sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta luôn được Đảng, Nhà nước 
và xã hội quan tâm. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triển khoa 
học kỹ thuật thì yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, 
con người phát triển toàn diện, hài hoà mới đáp ứng được sự phát triển của công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đòi hỏi cơ sở vật chất của trường học ngày càng 
phong phú, đa dạng. Cơ sở vật chất trường học có vai trò rất quan trọng là yếu tố 
tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục, góp phần vào quyết định chất lượng 
của nhà trường. Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới cũng như ở nước 
ta cho thấy không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát 
triển của xã hội nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ 
thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp trẻ phát triển 
nhân cách toàn diện, bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đào tạo 
mới, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục chúng ta đang tiến đến phát triển 
toàn diện, xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất các trường trọng điểm và trường 
chuẩn Quốc gia. Việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản nếu có 
hiệu quả sẽ góp phần rất lớn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bởi vì nó 
là thành tố của quá trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với các thành tố khác 
của quá trình dạy học. 
 Cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu của quá trình sư phạm bởi nó là 
phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của trẻ. Một trường học khang 
trang, sạch đẹp có đủ vườn hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể dục thể thao. Một 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh1- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
dụng, tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công 
tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non Khánh Trung. 
 Sau 16 năm công tác ở các đơn vị trường học khác nay trở về quê hương 
nơi tôi sinh sống. Qua hơn 3 năm với lòng tâm huyết, trách nhiệm của người 
đứng đầu, bằng những vốn kinh nhiệm tôi đã tiếp tục tích cực tham mưu làm tốt 
công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường, bản thân đã 
 rút ra được: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa 
giáo dục xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non” và đã áp dụng có hiệu quả 
cao. 
 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 1. Giải pháp cũ thường làm. 
 1.1 Thực trạng về cơ sở vật chất. 
 Khi tôi được tiếp nhận về công tác hiệu trưởng từ ngày 3 tháng 9 năm 
2014, tại trường mầm non Khánh Trung – là một ngôi trường chưa đạt chuẩn 
Quốc Gia mức độ I. Một số cơ sở vật chất của nhà trường đang trên đà xuống 
cấp cần được tu bổ và sửa chữa. Nhà trường còn 4 điểm trường, các khu lẻ còn 
phải đi học nhờ ở những nhà kho và trạm y tế cũ của xã, hiện tại lúc thời điểm 
đó toàn nhà bằng cấp 4 xuống cấp, phòng học chật chội không đủ diện tích m2 
cho trẻ học tập, vườn hoa cây cảnh chưa được quy hoạch, nhà vệ sinh, lán để xe 
của giáo viên chưa có phải để ngoài trời lúc mưa, lúc nắng. Nhà trường chưa có 
các phòng để làm việc như: phòng làm việc của hiệu trưởng, phòng hiệu phó, 
phòng hội họp, phòng y tế, phòng kế toán. Trang thiết bị văn phòng có hai máy 
vi tính sử dụng được, một phục vụ cho công tác kế toán, một máy phục vụ cho 
công tác chuyên môn... Nhìn chung các phòng học và phòng chức năng còn 
thiếu, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo 
hướng đổi mới. 
 Về thiết bị đồ dùng: Thiết bị đồ dùng còn thiếu so với yêu cầu của việc 
đổi mới phương pháp dạy học, nhiều đồ dùng cũ, hỏng không còn khả năng sử 
dụng. Đối với trẻ mầm non đồ chơi là “sách giáo khoa của bé” vì đồ dùng trực 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh3- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
 4 phòng học kiên cố đã xuông cấp Sân trường đã bị hỏng 
 Khuôn viên nhà trường cấp 4 đặt tại thôn 1, Nhà trường học nhờ HTX 
 2.2. Thực trạng của nhân dân xã Khánh Trung. 
 Một bộ phận nhân dân có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con em cho 
nhà trường. Họ cho rằng chỉ có nhà trường mới có chức năng giáo dục, không 
thấy rõ vai trò của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Họ trông chờ vào sự đầu 
tư của ngân sách nhà nước. Việc xây dựng nhà trường là của cấp trên họ chỉ biết 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh5- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả 
thiết thực. 
 - Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu 
học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, 
dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của 
từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự 
nghiệp giáo dục đào tạo. 
 - Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa 
phương và ngành giáo dục: “nhà trường gắn liền với xã hội”. 
 - Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các 
văn bản, công văn, đề nghị...) và con đường không chính thức (thông qua 
nguyên tắc truyền thống và tình cảm). 
 - Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là 
một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu 
trưởng. Cần chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. 
 Nắm vững được các nguyên tắc xã hội hóa giáo dục nói trên, tôi bắt tay và 
làm công tác xã hội hóa giáo dục. 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh7- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
 2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch chi tiết xây dựng đổi mới CSVC nhà 
trường. 
 Xã hội hóa giáo dục là quá trình cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí 
và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của 
toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự đóng 
góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo. Đó chính là 
huy động xã hội hóa giáo dục. 
 Để tiến hành công tác xã hội hóa cơ sở vật chất nhà trường cần phải có kế 
hoạch xây dựng hoặc đổi mới CSVC theo từng năm, từng giai đoạn hoặc vài 
năm. Để có kế hoạch xây dựng CSVC cần xác định mục tiêu của kế hoạch là 
nâng cấp hay hoàn thiện CSVC của trường. Xây dựng thiết bị dạy học theo quy 
đinh của Bộ GD&ĐT, xây dựng thêm phòng học, phòng làm việc, xây nhà hiệu 
bộ, xây nhà vệ sinh, lán xe cho giáo viên, tạo cảnh quan môi trường trong và 
ngoài lớp học, sửa mái tôn bếp cho khu A. Lập một kế hoạch các công việc về 
CSVC sẽ có một bảng điền những nội dung cần thiết cho công tác xã hội hóa 
CSVC. 
 Từ đó, tôi xây dựng công tác xã hội hoá giáo dục cho phù hợp với thực tế 
của trường mầm non Khánh Trung. Phân công một số thành viên trực tiếp đi huy 
động phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác xã hội hoá giáo dục, có kỹ 
năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao, có uy tín, có khả năng thu 
phục quần chúng, biết kết hợp các tổ chức xã hội cùng tham gia vào công tác xã 
hội hóa giáo dục. 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh9- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
 ở các miền. niên, hội phụ nữ,.. 
 - Tiếp tục tham mưu xây dựng - Ban Giám hiệu, 
 - Tầm nhìn thế giới 
 thêm 2 phòng học cho trẻ, hội Chủ tịch công 
 - Phụ huynh trẻ 
 trường cho giáo viên. đoàn, thanh tra 
 - Con em quê hương 
2017 - Xây bờ bao phía sau Khu A. nhân dân, 
 công tác và làm việc 
 - Mua sắm đồ dùng trang thiết GVCNV, cùng 
 ở các miền. 
 bị cho việc dạy và học. đoàn thanh niên, 
 - Mua máy tính cho phòng y tế. hội phụ nữ,.. 
 3. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. 
 Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không 
chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ 
chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát 
triển giáo dục toàn diện. 
 Công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương đặc biệt quan trọng. Chính 
vì vậy, hàng năm, trước khi năm học bắt đầu Hiệu trưởng phải là người lên kế 
hoạch cụ thể, kịp thời và chủ động đề xuất công tác xã hội hoá giáo dục của nhà 
trường với lãnh đạo địa phương, tham mưu trực tiếp với lãnh đạo địa phương. 
Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu 
cụ thể các biện pháp thực hiện, không nên báo cáo chung chung không có căn 
cứ. Trong công tác tham mưu tôi thường nhẫn nại, kiên trì. Bản thân cho thấy 
trong công tác tham mưu nếu chỉ báo cáo qua một lần thì khó mà đạt kết quả và 
thành công. Vì thế khi tham mưu tôi chọn những thời điểm thích hợp, kiên trì. 
Đôi khi có những vấn đề khi tham mưu không thành công hoặc chưa đạt kết quả 
như mong muốn, tôi không nản mà tự kiểm tra, rà soát lại kế hoạch đề ra tìm ra 
nội dung chưa phù hợp, chưa có tính thuyết phục cao để bổ sung vào kế hoạch 
và tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền. Tạo điều kiện để lãnh đạo địa 
phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ, 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh11- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục 
 xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non 
 4. Giải pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền. 
 Để hiểu và thực hiện đúng vấn đề XHHGD cần nhận thấy có sáu nhóm 
đối tượng có thể huy động tham gia XHHGD gồm: "Lãnh đạo Đảng, chính 
quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà 
trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc XHHGD triển 
khai thuận lợi); Gia đình, cha mẹ trẻ, ban đại diện cha mẹ trẻ (lực lượng có nhu 
cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực 
lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với trẻ); 
Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với 
nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ 
chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các 
tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,); Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ 
tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân nhà 
trường cũng là một đối tượng để XHHGD; Các tổ chức, các cá nhân, đặc biệt là 
cá nhân có uy tín, các nhà hảo tâm, những người con quê hương sinh sống ở mọi 
miền đất nước. 
 Trước tiên, Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền cho tập thể cán 
bộ, giáo viên, nhân viên phải có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo 
dục. Trong Hội nghị cán bộ công chức viên chức đầu năm, Hiệu trưởng đưa ra 
quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ trong đó có kinh phí từ nguồn xã hội 
hóa giáo dục để tập thể cán bộ giáo viên biết chủ trương của nhà trường, cùng 
tham gia góp ý và thảo luận, đảm bảo tính công khai minh bạch và dân chủ. 
Thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn nhà trường thông báo rõ 
chủ trương mục đích huy động XHH. Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn để tất cả tập thể sư phạm 
trong nhà trường biết được tham gia, góp ý và hiến kế hay cho nhà trường. 
 Từ đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên là người tuyên truyền có hiệu quả đến 
phụ huynh trẻ và các mạnh thường quân trên địa bàn, phải làm sao để họ thấy 
được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm và mọi người đều có trách 
Nguyễn Thị Thu Hoài – Hiệu trưởng trường mầm non Khánh Trung – Yên Khánh13- 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qu.pdf