Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

doc 13 trang skkn 15/07/2024 950
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT 
LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 
 TRƯỜNG MẦM NON.
 Họ và tên: Phạm Thị Tằm
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thanh Thủy
 Trong quá trình chọn đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, rất 
mong được sự góp ý chân thành của hội đồng chuyên môn phòng Giáo dục huyện 
Lệ Thuỷ giúp tôi bổ sung đề tài hoàn thiện hơn.
 2.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, cải tiến:
 Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên 
môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non” và tôi đang tiến hành nghiên 
cứu, tích lũy và áp dụng tại đơn vị hiện tôi đang công tác. 
 Đối tượng chủ yếu là đội ngũ giáo viên đang trực tiếp công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ tại đơn vị mà bản thân công tác.
 2. phÇn néi dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu 
 *Đặc điểm tình hình: 
 Năm học 2014 – 2015 đội ngũ CB-GV-NV của trường có 31 đồng chí; trong 
đó: CBQL: 03 đ/c (1 HT, 2 PHT); Giáo viên: 25 đ/c; nhân viên: 03 đ/c. Tổng số 
trẻ toàn trường: 330 cháu; gồm 11 nhóm lớp (4 lớp mẫu giáo lớn với 127 cháu; 2 
lớp mẫu giáo nhỡ với 66 cháu; 3 lớp mẫu giáo bé: 91 cháu; 2 nhóm trẻ cộng đồng: 
46 cháu).
 Về trình độ chuyên môn: 100% CB - GV - NV đạt chuẩn; trên chuẩn: 
23/31 đ/c tỷ lệ 74,2%. Trong đó: Đại học: 20 đ/c; Cao đẳng: 3 đ/c; Trung cấp: 8 
đ/c. 
 Nhà trường tiếp tục xây dựng củng cố trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 
mức độ 1 và giữ vững danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất xắc. Để đạt được 
mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó là phải nâng cao chất 
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Trong quá trình thực hiện ở đơn vị tôi 
thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã và đặc 
biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ và bộ phận 
chuyên môn cấp học Mầm non trong các hoạt động của nhà trường.
 - Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp đặc điểm và tình hình của nhà 
trường. Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao đều tay.
 - Đội ngũ giáo viên của trường hầu hết trẻ, nhiệt tình, tận tụy với công việc, 
tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, 
có ý thức phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. - Chưa chú trọng bồi dưỡng giáo viên làm nồng cốt để tham gia hội thi 
“Giáo viên dạy giỏi” các cấp có chất lượng và hiệu quả.
 Trước tình hình thực trạng về chất lượng chuyên môn của nhà trường, tôi 
suy nghĩ, tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn 
cho đội ngũ trong đơn vị.
 2.2. Các giải pháp: 
 Giải pháp 1: Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
 Qua công tác tại trường tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên trước hết 
cần tập trung vào công tác chuyên môn. Điều đầu tiên đó là phải bồi dưỡng chuyên 
môn cho đội ngũ bỡi vì có nhận thức đúng thì mới dẫn đến hành động đúng. Để 
nâng cao nhận thức cho đội ngũ, giúp đội ngũ nắm bắt chương trình giáo dục mầm 
non, các phương pháp đổi mới giáo dục, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên đứng 
lớp đi học bồi dưỡng chuyên môn do phòng và cụm tổ chức, sau buổi học tôi đã tổ 
chức cho giáo viên thảo luận làm bài thu hoạch theo tổ và nhóm để giúp giáo viên 
hiểu sâu hơn về nội dung đã được tiếp thu.
 Phấn đấu toàn trường không có giáo viên yếu kém, những giáo viên trình độ 
trung cấp thì tiếp tục đi học để nâng trình độ trên chuẩn .
 Hàng năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào 
tạo trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học) dưới mọi hình thức. 
 Khuyến khích động viên đội ngũ giáo viên tự học theo điều kiện hoàn cảnh 
và đặc điểm đời sống của mỗi người. Ban giám hiệu nhà trường sẽ có sự động viên 
kịp thời bằng nhiều hình thức như hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện về mặt thời gian 
để giáo viên yên tâm khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn:
 Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì phải tổ chức tốt mọi 
hoạt động của hội đồng chuyên môn vì hội đồng chuyên môn là nơi thực hiện 
chuyên môn tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ năm học.
 Trường tôi có tổng số là 31 cán bộ, giáo viên , nhân viên thì có 8 cán bộ giáo 
viên nằm trong hội đồng chuyên môn, là những đồng chí dạy giỏi cấp trường, cấp 
huyện, những đồng chí tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu. Vào đầu năm học 
chúng tôi tổ chức họp hội đồng chuyên môn dự thảo kế hoạch hoạt động của hội 
đồng chuyên môn cho một năm học.
 Xây dựng các tiết dạy mẫu hàng tháng trong năm, xây dựng kế hoạch sinh 
hoạt chuyên môn hàng tháng dựa trên kế hoạch của nhà trường.
 Từ khi trường tôi có hội đồng chuyên môn thì chất lượng chuyên môn trong 
nhà trường được nâng lên hẳn mỗi đồng chí trong hội đồng chuyên môn đều nhận 
thấy mình có trách nhiệm lớn hơn. Việc nắm bắt mọi hoạt động chuyên môn ở các 
nhóm lớp nhanh nhạy hơn. Và mỗi đồng chí trong hội đồng chuyên môn chúng tôi Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự 
tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế cho trẻ thoải mái cho 
trẻ khi bước vào giờ hoạt động. 
 Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội 
cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi khám phá tri 
thức, trẻ được thể hện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ 
thể.
 Để giúp giáo viên hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp, tôi đã xây dựng 
và tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết mẫu, thông qua các tiết mẫu tôi cho giáo 
viên thảo luận, phân tích cụ thể các tiết dạy đó là. “Tiết dạy đã đổi mới chưa, đổi 
mới ở chổ nào, có gì khác so với cách dạy trước, và tiết dạy đó thực sự mang lại 
hiệu quả chưa”. Đồng thời qua những lần dự giờ trên lớp tôi cũng nhận xét rất cụ 
thể, chỉ ra cho giáo viên thấy những mặt được và những mặt hạn chế của giáo viên 
trong việc vận dụng phương pháp vào quá trình giảng dạy.
 Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp, thực sự mang 
lại hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục 
trẻ, giúp giáo viên chủ động mạnh dạn, tích cực sáng tạo hơn trong hoạt động 
giảng dạy.
 Giải pháp 4: Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
 Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy 
học, nhà trường đã thấy được tầm quan trọng của khoa học hiện đại mà cốt lõi của 
nó là ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là trong dạy học. Thực tế cho thấy khi 
áp dụng các phương tiện sử dụng công nghệ thông tin thì chất lượng các mặt hoạt 
động phát triển rõ rệt. Vì vậy bản thân lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên về soạn 
giáo án điện tử và chương trình sử dụng máy chiếu đa năng để trình chiếu giáo án 
trình diễn Power Point, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức tập huấn cho 
toàn thể giáo viên trong nhà trường về kĩ năng soạn giáo án điện tử và trình chiếu 
giáo án trình diễn Power Point; động viên giáo viên mua máy vi tính tại nhà, máy 
tính xách tay. Từ đó toàn thể giáo viên đã sử dụng thành thạo các kĩ năng và bắt 
tay vào áp dụng cho các tiết dạy trên lớp. Khi áp dụng giảng dạy, từ bài giảng, các 
hình ảnh sinh động, trực quan được các cháu quan sát một cách chăm chú, thể hiện 
sự thích thú lộ rõ trên từng nét mặt ngây thơ của trẻ.
 Ví dụ. Khi giáo dục về phát triển nhận thức trong lĩnh vực nhận biết về thế 
giới xung quanh, trẻ tìm hiểu về các nghề phổ biến, trẻ không thể đến để nhận biết 
mà chỉ nghe, biết qua trò chuyện của cô giáo, cháu tiếp thu kiến thức một cách thụ 
động. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin thì trẻ chủ động hoạt động tích cực 
bằng hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nhận biết được về các hoạt động của Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy 
cũng như các hoạt động thông qua phiếu dự giờ và kiểm tra dân chủ theo 
từng đơn vị tổ.
 Nguyên tắc kiểm tra: 
 + Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công 
bằng dân chủ.
 + Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu 
điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những 
tồn tại hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
 Thời gian kiểm tra: Trong một tháng giáo viên phải được dự ít nhất một giờ 
dạy hoặc một hoạt động. Trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3 - 4 
lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ 
giáo viên về chuyên môn. 
 Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng 
chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những 
ưu điểm, tồn tại của giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất 
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
 Giải pháp 6: Tổ chức tốt các hội thi:
 Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các phong trào thi 
đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp giáo viên mạnh dạn, bình 
tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng 
lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng 
nghiệp bạn bèTừ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng 
lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho khí thế thi đua trong nhà 
trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh.
 Thực hiện theo kế hoạch năm học của cấp học Mầm non. Năm học này nhà 
trường tổ chức các hội thi trong đó có hội thi “Giáo viên dạy giỏi” ; tổ chức tốt các 
hội giảng như Thao giảng chào mừng các ngày lễ ngày hội: 20/10; 20/11; 8/3; 
30/4; 1/5
 Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu 
vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện để khẳng định mình 
trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan 
hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. 
Trên cơ sở tổ chức hội thi cấp trường để nhằm phát hiện những nhân tố mới và tiếp 
tục bồi dưỡng những giáo viên nồng cốt đạt thành tích cao để tham dự hội thi cấp 
huyện, cấp tỉnh. + Thao giảng: 25 tiết (Tốt: 20 tiết, Khá: 5 tiết)
 + Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi
 Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường. Có 10 giáo viên tham gia đạt kết 
quả cao trong đó đã chọn 2 gương mặt tiêu biểu tham gia hội thi cấp huyện. 
 + Tham gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” Cấp Huyện có 2 giáo viên đạt giáo 
viên dạy giỏi cấp huyện trong đó có 1 giáo viên đạt giải Ba cấp huyện. 
 3. PHẦN KẾT LUẬN
 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Trong năm học 2014 - 2015 nhờ có các giải pháp chỉ đạo, nâng cao năng lực 
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non, đơn vị đã gặt hái nhiều thắng lợi, 
chất lượng đội ngũ ngày càng nâng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục trẻ đạt kết quả 
cao. Cơ bản khắc phục được những hạn chế và các mặt non yếu về chuyên môn 
trong đội ngũ giáo viên. Lực lượng nồng cốt về chuyên môn đã được bổ sung; có 
một số giáo viên trưởng thành, tiến bộ nhanh và khá vững chắc; có 02 giáo viên đã 
tham gia dự thi cấp huyện đạt giải; việc nắm bắt nội dung chương trình chăm sóc, 
giáo dục trẻ đầy đủ hơn; kỹ năng sư phạm nhất là việc sử dụng linh hoạt các hình 
thức tổ chức lớp học trong dạy học và các hoạt động giáo dục, tiến bộ khá rõ; việc 
ứng dụng CNTT đã phát triển khá mạnh trong đội ngũ...
 Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường 
mầm non. Người Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn phải nắm rõ yêu cầu của 
ngành, có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu dài trong từng 
năm, triển khai kịp thời có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng chuyên môn tới giáo 
viên, Bồi dưỡng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, làm tốt công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá giáo viên, 
đặc biệt là chế độ thi đua khen thưởng.
 Có được những thành quả trên là do nhà trường luôn đầu tư đầy đủ trang 
thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động giảng dạy của giáo viên. 
 Ban giám hiệu có tầm nhìn về sự phát triển của ngành học, nhất là yêu cầu 
chiến lược về phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ, để đưa ra kế hoạch, có các 
giải pháp phù hợp ở từng giai đoạn.
 Luôn tác động nhằm nung nấu, hun đúc sự nhiệt tình, ham học hỏi, cần cù 
chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
 Tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành luôn ủng hộ và có sự tiếp sức 
cho đơn vị các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác bồi dưỡng đội ngũ.
 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc