Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON” Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Như chúng ta đã biết cấp học mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non - chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên.” Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Với trọng trách là một cán bộ quản lý trường mầm non, trước mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà Đảng và Nhà Nước đã đặt ra cho ngành học mầm non trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tôi nghĩ rằng nguồn lực của con người có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng đối với hoạt động xã hội của mình. Mặt khác, tôi càng thấm thía hơn với lời dạy của Bác Hồ “Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Muốn các cháu thành người tốt thì trong nhà trường mầm non công tác công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phải được đặt lên hàng đầu, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng của trẻ là vấn đề rất cần thiết. Bản thân tôi là người cán bộ quản lý, tôi được cấp trên phân công bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Phó bí thư Chi bộ trong trường mầm non, vừa là trách nhiệm vừa là lương tâm, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để tìm ra hướng đi thích hợp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ nhận thức trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu đưa vào thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu nêu trên. 1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi cán bộ quản lý, mỗi trường và mỗi vùng miền sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống ai. Với đề tài tày tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề cốt lõi, đề xuất được các chất của nhà trường khang trang có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu đa năng, ti vi, đầu video, đài, đàn, Qua các đợt kiểm tra đánh giá của Phòng giáo dục huyện, Sở giáo dục tỉnh, nhà trường được các cấp lãnh đạo khen ngợi và Sở giáo dục công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý. Hai đồng chí Phó hiệu trưởng đều là giáo viên giỏi cấp huyện được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý nên chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết và đã xây dựng trường đạt Tập thể tiên tiến và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, các đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng tăng, tạo cho nhà trường có điều kiện phát triển quy mô. Tỷ lệ huy động trẻ hàng năm đạt và vượt kế hoạch được giao. Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất. Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường còn gặp một số khó khăn sau: * Khó khăn: Giáo viên trẻ mới ra trường khá đông nên kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp của từng bộ môn, lĩnh vực, còn lúng túng trong việc tổ chức tiết học theo hướng tích hợp và quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn bài giảng điện tử, thực hiện trình chiếu trên chương trình Powepoint phục vụ hoạt động vui chơi và hoạt động học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên. Nhà trường hoạt động các phong trào mũi nhọn còn hạn chế, như: Tham gia các hội thi đạt thành tích còn khiêm tốn, “Giáo viên dạy giỏi” các cấp trong những năm qua kết quả chưa nhiều. * Điều tra thực tiễn: Toàn trường có 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ đạt chuẩn: Trình độ đào tạo đạt chuẩn: 100%; trong đó trên chuẩn: 32/37 đ/c đạt 86,5%; ĐH 26 đ/c (3 CBQL+23 GV), CĐ 6 đ/c (2 GV +3 NVDD + 1NVYT); TC 5 đ/c (1 NVKT + 4 NVDD). Riêng số lượng giáo viên: 25 đồng chí/12 nhóm lớp. Trình độ đào tạo đạt trên chuẩn 100%; Đại học: 23/25 đ/c, đạt tỷ lệ 92%, Cao đẳng 2/25 đ/c, tỷ lệ: 8,0%. Tổng số trẻ toàn trường: 367 cháu; gồm 3 lớp mẫu giáo Lớn với 104 cháu; 4 lớp mẫu giáo Nhỡ với 121 cháu; 3 lớp mẫu giáo Bé: 90 cháu; 2 nhóm trẻ 24-36 tháng: 52 cháu. Chất lượng chăm sóc giáo dục luôn là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải chú trọng đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây là một trong những nhiệm vụ góp phần đưa chất lượng, hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày một đi lên. Từ đó, tôi đã chọn ra một số giải pháp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ trong nhà trường như sau: 2.2.1. Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để tham mưu và sắp xếp, bố trí phù hợp: Như chúng ta thường nghĩ: Khi làm bất cứ việc gì con người ta cũng chú ý vào 3 yếu tố cực kỳ quan trọng: Thiên thời, địa lợi, và đặc biệt nhân hòa. Đúng vậy, con người là trung tâm của vũ trụ, thành công hay thất bại đều do con người tạo ra. Ngày xưa, trên chiến trường, thắng bại là do dụng binh và dùng tướng, ngày nay trên mặt trận văn hóa, xây dựng đất nước thì dùng người và phân công nhiệm vụ hợp lý sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ. Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy đủ những mặt xấu, hay tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, trong tổ chức bộ máy của nhà trường tôi tham mưu với các đồng chí trong ban giám hiệu sắp xếp bố trí giáo viên đúng theo nguyên tắc, đúng qui định của lãnh đạo cấp trên, phân công phân nhiệm hợp lý rõ ràng, quản lý tốt, hoạt động nhịp nhàng đồng bộ. Điều quan trọng là chúng tôi phải hiểu được từng người, phân loại giáo viên nào giỏi, khá, trung bình, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả mà không ai thường trực giúp đỡ, nhờ phải nổ lực cố gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để giúp giáo viên đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác. Sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó, phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc hoàn thành tốt công việc được giao. Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng cùng một lớp để kèm nhau, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Nếu 2 giáo viên cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người xưa từng nói: “Gần đèn thì sáng” chúng tôi hy vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì những giáo viên yếu sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết. Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi Là cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn, là một Phó bí thư chi bộ tôi luôn quan tâm, xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ theo từng giai đoạn. Vì vậy, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cụ thể như sau: * Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn: Đối với giáo viên tham gia học Đại học tôi tham mưu với đồng chí hiệu trưởng nhà trường để phân công, phân nhiệm hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học nâng chuẩn, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học. Ví dụ: Trong năm học náy có một giáo viên đang theo học lớp liên thông từ cao đẳng lên Đại học, tôi tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phân công cho giáo viên đó dạy lớp Nhà trẻ 24-36 tháng (lớp có 3 giáo viên). * Kế hoạh bồi dưỡng ngắn hạn: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp và phân công tôi phụ trách mãng chất lượng giáo dục. Theo sự chỉ đạo bộ phận chuyên môn phòng giáo dục và sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Hiệu trưởng, tôi đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ các độ tuổi. Khi xây dựng kế hoạch cần: Phối hợp với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Dựa vào nhiệm vụ của năm học, như: Dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục, của nhà trường sau đó cụ thể hóa thành của cá nhân; Dựa vào năng lực hiện có của giáo viên, dựa vào những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục của năm học trước để xây dựng kế hoạch phù hợp. Ví dụ: Tháng 8: Bồi dưỡng về một số văn bản pháp quy có liên quan đến cấp học mầm non: Điều lệ trường mầm non; Xây dựng môi trường giáo dục; Giữ vững và duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. - Xây dựng bộ hồ sơ theo công văn 844/GDĐT-MN ngày 13/10/2015 về việc quy định và sử dụng hồ sơ, sổ sách trong trường mầm non. - Một số kỹ năng tìm hiểu thông tin qua mạng internet, soạn bài bằng phần mềm PowerPoint, cách tính toán, lập biểu mẫu báo cáo trên Excel. - Nội dung thực hiện chương trình (XD nội dung chương trình và phát triển chương trình GDMN). Tháng 9: - Tiếp tục Nội dung thực hiện chương trình (XD nội dung chương trình và phát triển chương trình GDMN). - Bồi dưỡng cách xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề cụ thể. - Bồi dưỡng giáo viên mới. Tháng 10: - Bồi dưỡng lĩnh vực thể chất thông qua thao giảng. - Tiếp tục bồi dưỡng mới, GV còn hạn chế qua dự giờ trực tiếp, Kiểm tra hồ sơ giáo viên.v.v...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc