Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3 - Lương Phượng Khánh

pdf 14 trang skkn 14/07/2024 700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3 - Lương Phượng Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3 - Lương Phượng Khánh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3 - Lương Phượng Khánh
 I. TÊN SÁNG KIẾN
 Một số giải pháp định hướng giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm” tại trường Mầm non 3, phường 3.
 II. LÝ DO CHỌN VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
 1/ Lý do chọn đề tài
 Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra
một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất
nước. Mỗi trường, khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung
tâm phải biết lựa chọn nội dung, cách thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của trường,
lớp và khả năng của trẻ; mỗi giáo viênm khi tổ chức các hoạt động luôn biết đẩy mạnh tích
hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội
nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan
điểm "lấy trẻ làm trung tâm" là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình
giáo dục mầm non của ngành, của trường và của toàn thể giáo viên.
 Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc thực hiện “Xây dựng
trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” nên trong quá trình triển khai chỉ đạo đến các giáo
viên, tôi đã định hướng các cô khi tổ chức các hoạt động cần chú ý gợi mở, hỗ trợ, thực
hiện và tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội hoạt động, có như thế sẽ giúp trẻ phát triển
tốt về mọi mặt. Muốn được như vậy thì ngoài tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng, người giáo viên cần phải biết phối kết hợp chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực hành, biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hoạt động, khai thác hiệu quả
khả năng của trẻ khi tổ chức thực hiện chuyên đề. Vì lẽ đó, nên trong suốt quá trình triển
khai, tổ chức và thực hiện chuyên đề tôi đã nghiên cứu, chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên tổ
chức tốt các hoạt động giáo dục theo quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm
trung tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trẻ tại trường, và: “Một số giải pháp định
hướng giúp giáo viên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường
Mầm non 3, phường 3” đã được tôi thực hiện và áp dụng có hiệu quả như sau: 
 2/ Mô tả nội dung
 Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được ví như người giáo
viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và
hoạt động của trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện
tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở
trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui
chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển
toàn diện.
 Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài
trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ,
mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động
tích cực, sáng tạo.
 Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ
với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn,
hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường,
yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Đó cũng chính là những nội dung mà tôi cần định Giáo viên biết tổ chức, thực
 hiện và khai thác trẻ tham gia tốt
 các hoạt động theo quan điểm lấy 05/20 25%
 trẻ làm trung tâm. 
 Giáo viên có khả năng sáng
 tạo nội dung, hình thức và phương
 pháp khi tổ chức thực hiện các hoạt 03/20 15%
 động lấy trẻ làm trung tâm.
 Giáo viên tích cực nghiên
 cứu, sáng tạo đầu tư tốt đồ dùng đồ
 chơi và nội dung chơi phong phú đa
 dạng để phát huy tính tích cực của 04/20 20%
 trẻ trong mọi hoạt động.
 Giáo viên thực hiện tốt công
 tác tuyên truyền, phối kết hợp với
 06/20 30%
 phụ huynh về nội dung thực hiện
 chuyên đề.
 2.2/ Nguyên nhân thực trạng của trường
 + Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Sở - Phòng Giáo dục và
đào tạo.
 - Được sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành, chính quyền địa phương.
 - Đội ngũ giáo viên có thâm niên với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ gắn bó với
nghề, có tâm huyết với công tác giáo dục. 
 - Trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Giáo viên từng bước đã nắm được
định hướng đổi mới giáo dục mầm non, hiểu được quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ nhu cầu, ý
thích và cảm xúc của mình. 
 - Một số giáo viên khá nhạy bén, có khả năng tổ chức thực hiện chương trình và khả
năng tiếp cận những vấn đề đổi mới về giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
 - Đa số phụ huynh tích cực, nhiệt tình hỗ trợ nhà trường tốt trong các hoạt động
phong trào do nhà trường tổ chức và quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng,
đồ chơi cho trẻ tham gia tốt các hoạt động. 
 + Khó khăn:
 - Nhà trường xây dựng đã lâu năm nên lớp học chật hẹp, chưa có nhà vệ sinh
riêng cho từng lớp, cơ sở vật chất trong lớp, hành lang phía sau cho trẻ ngồi ăn bị III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Để việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm tại trường trong năm qua, tôi đã thực hiện một số giải pháp của mình ở đơn vị như sau:
 1. Công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai, định hướng giáo viên
 nắm vững các tiêu chí để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
 làm trung tâm”
 Nhằm tổ chức triển khai các hoạt động và thực hiện tốt chuyên đề trong toàn đơn vị,
trong thời gian qua ban lãnh đạo đã thực hiện các giải pháp sau:
 - Dựa trên các tiêu chí của chuyên đề nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
cụ thể cho từng năm học, cho từng tháng để giúp giáo viên dễ định hướng tổ chức thực hiện
các hoạt động cho trẻ.
 - Triển khai, tổ chức bồi dưỡng cụ thể cho từng giáo viên hiểu và biết về các tiêu chí,
nội dung, hình thức cần thực hiện chuyên đề để giáo viên kịp thời nắm bắt, vận dụng đạt
hiệu quả vào các hoạt động.
 - Lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ cho giáo
viên.
 - Tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng của cấp trên và tổ chức triển khai cho giáo viên
học tập bồi dưỡng về chuyên đề tại đơn vị.
 - Tổ chức tốt các đợt thảo luận, thi tay nghề, đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca,
các hình thức tổ chức, dự giờ chia sẻ kinh nghiệm,để giáo viên cơ cơ hội giao lưu học hỏi
lẫn nhau.
 - Dựa vào tình hình thực tế của đơn vị để tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp.
 - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, định hướng giúp giáo viên tổ chức thực hiện tốt
các hoạt động của chuyên đề, đáp ứng đúng các tiêu chí cần thực hiện của chuyên đề.
 Cụ thể: Hàng tháng tổ khối sẽ tổ chức họp để rút kinh nghiệm từng nội dung hoạt động
của từng thành viên trong tổ, xoáy sâu vào quá trình soạn giảng của giáo viên, nhân rộng
những nội dung, kết quả, sáng kiến hay của đồng nghiệp và khắc phục những hạn chế cho
các chủ đề sau. Nội dung sinh hoạt chuyên môn được các tổ duy trì 2tuần/1lần với ý nghĩa
cùng nhau chia sẻ những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trên trẻ
sao cho ngày càng hiệu quả hơn. Ban lãnh đạo cũng thường xuyên duyệt sổ kế hoạch giáo
dục của các cô kịp thời định hướng, gợi mở giúp hoạt động giáo dục của giáo viên ngày
càng chất lượng và tổ chức thực hiện đúng quan điểm “trẻ làm trung tâm”, thông qua các
hoạt động dự giờ tư vấn chia sẻ kinh nghiệm trực tiếp sẽ hỗ trợ giáo viên rất nhiều khi được
dự và đi dự giờ của bạn.
 Để công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng, tổ chức triển khai, định hướng giáo viên thực
hiện hiệu quả nội dung chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, vai
trò của nhà quản lý rất quan trọng: quan sát, định hướng gợi mở, góp ý xây dựng, kiểm tra
và cùng tham gia với giáo viên khi cần thiết thì hiệu quả sẽ thành công.
 2. Đầu tư cơ sở vật chất, định hướng giúp giáo thiết kế môi trường giáo dục theo
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân
thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có Nhà trường qui hoạch khu vui chơi cho trẻ tại sân trường, đảm bảo diện tích cho trẻ
hoạt động. Góc chơi của nhà trường có các thiết bị đồ chơi phong phú cho trẻ vui chơi. Các
khu vực khác trên sân và vườn cổ tích nhà trường cũng bố trí cải tạo hợp lý phù hợp với
diện tích hiện có, tăng cường thiết kế các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động
thô và vận động tinh gây hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện, các
đồ chơi tự tạo cũng được quan tâm, bố trí xen kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được tự do lựa
chọn các nội dung chơi mà mình thích. Tất cả các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ ngoài trời
được sắp xếp hợp lý, phù hợp với điều kiện nhà trường. Sân chơi có cây xanh, chậu hoa sắp
xếp gọn gàng, đẹp mắt, được chăm sóc thường xuyên, vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ, an toàn,
phù hợp với điều kiện của đơn vị.
 Cụ thể: Hành lang trước các dãy phòng học, tôi hướng dẫn các giáo viên thiết kế cắt
dán một số hình ảnh có các nội dung cho trẻ chơi vận động như: đi theo đường hẹp, đường
dích dắt, bật tách chụm, nhảy lò cò,đồng thời lồng ghép một số chữ cái, chữ số hoặc từ
cho trẻ tập làm quen thông qua cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, tận dụng những khoảng
trống của sân để vẽ một số hình ảnh: nấm lùn, con sâu, kiến, bướm, hoa, ong,cho trẻ vừa
chơi vận động vừa gọi tên các con vật,tạo nên nhiều màu sắc hấp dẫn lôi cuốn trẻ thích
đến trường. Hoặc bố trí góc trải nghiệm kỹ năng sống cho trẻ bằng cách cảm nhận các bước
ddicuar chân trên nền gồ ghề, bằng phẳng, chông chênh,sẽ giúp trẻ biết tự điều khiển đôi
chân của mình khi bước.
 Bên cạnh các loại đồ chơi có sẵn, các cô cũng thường xuyên thiết kế một số đồ chơi,
trò chơi đa dạng, phong phú theo từng chủ để trẻ chơi không nhàm chán như: đi cà kheo, đi
cầu khỉ, bật tách chụm, đường luồn thông minh, câu cá, chơi với cát, thổi bóng,...để giúp trẻ
có nhiều cơ hội hoạt động và tham gia cùng các bạn nhiều hơn.
 Để việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ chơi cho trẻ, trường đã bố trí cho các
lớp luân chuyển khu vực chơi, giờ chơi theo lịch để mọi trẻ có cơ hội tham gia chơi những
đồ chơi khác nhau trong khuôn viên nhà trường.
 Với độ tuổi nhà trẻ do đặc thù trẻ nhỏ, nên việc tham gia vận động ngoài trời khó khăn
hơn, nhà trường đã đầu tư trang bị thêm các loại xe đẩy, xe có dây kéo,để trẻ được vận
động thường xuyên và dễ dàng hơn trong các giờ đón, trả trẻ, giờ nghỉ giải lao, giờ chơi
rất hiệu quả.
 Trong khả năng và điều kiện của đơn vị mà tập thể sư phạm trường cũng đã chung tay
cố gắng sửa chữa, cải tạo và làm mới một số cảnh quan, thiết kế các góc chơi, nội dung chơi
cho trẻ được tham gia hoạt động trong môi trường thân thiện, lành mạnh và an toàn nhất.
 3. Định hướng giúp giáo viên biết quan sát, khai thác, gợi mở, phát huy sự mạnh
dạn, tự tin và khả năng tư duy sáng tạo của từng cá nhân trẻ khi tổ chức các hoạt động.
 - Để phát huy tối đa khả năng của từng trẻ, giáo viên phải biết tạo điều kiện, cơ hội cho
trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Bởi một môi trường vật chất được dù
được xây dựng phong phú, nhưng chỉ để trưng bày cho đẹp mắt, không cho trẻ chạm vào,
không cho trẻ sử dụng vì sợ bị phá hỏng,...thì môi trường đó giống như chỉ để “làm kiểng”
mà thôi. Do đó, giáo viên phải biết thiết lập môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở, thân
thiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, phải biết quan sát, quan tâm và hiểu
từng cá thể trẻ để xây dựng các hoạt động phù hợp.
 Cụ thể:
 Đối với những trẻ thụ động hoặc các độ tuổi nhà trẻ và mầm, giáo viên khuyến khích
trẻ chơi hoặc tham gia các hoạt động bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn:

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_dinh_huong_giao_vien.pdf