Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục Mầm non là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt nam. chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết bước vào học phổ thông. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 0- 5 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ. Đội ngũ giáo viên Mầm non là lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, vì vậy việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu xã hội phục vụ cho nhiệm vụ mọi thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ giáo viên, vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng: là người đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời cũng là người mẹ thứ 2 của các cháu. Lao động của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học và nghệ thuật đòi hỏi tính công phu, cô giáo là tấm gương cho trẻ học tập và noi theo. Chính vì vậy mà cô giáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất và năng lực chuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non- chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực; Nghị Quyết TWII khóa XII khẳng định “Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì việc đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trẻ là chất lượng đội ngũ giáo viên. Đứng trước yêu cầu nội dung chương trình giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự say mê với công việc, luôn tìm tòi, khám phá cái mới để phù hợp với chủ đề. Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển yêu cầu 1 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Dương Thị Liên - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long - huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0384448017 - Gmail: duongthilien.c0kimlong@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Dương Thị Liên 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lĩnh vực quản lý, cụ thể là bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường nhằm mục đích cho giáo viên học tập rút kinh nghiệm, tự phấn đấu để có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức, luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm và luôn đạt kết quả cao trong các Hội thi, các tiết dạy 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến “Một số giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non” được áp dụng lần đầu và được thử nghiệm từ tháng 9 năm 2018 và kết thúc vào ngày 28 tháng 02 năm 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1 Khái niệm về chuyên môn Những năm đầu của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với những bước tiến nhảy vọt, thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh trí tuệ. Hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự vận động của nền kinh tế toàn cầu hướng tới một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn kinh tế tri thức. Việc đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục được đặt ra không chỉ đối với cấp học mầm non mà là trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Vấn đề này đã được đề cập từ lâu và đang trở lên thật bức xúc trong thập kỷ này. Để giải quyết vấn đề này, trong trường mầm non, trước hết chúng ta phải tìm hiểu thực trạng thực tế trình độ chuyên môn của giáo viên trong nhà trường để từ đó đề ra những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn chất lượng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Thực tế là để bổ sung những tri thức và những vấn đề cần thiết về kiến 3 7.1.3.1. Đặc điểm tình hình a) Về điều kiện cơ sở v .................................... b) Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên. Số lượng cán bộ giáo viên trong nhà trường: Tổng số = 23 đồng chí Ban giám hiệu: 03 đồng chí; Giáo viên: 20 đồng chí; Nhân viên: 0 Trong đó : Biên chế giáo dục = 02/23 đồng chí = 8,7% + Tuổi đời: Trên 30 tuổi : 17 người : Dưới 30 tuổi : 06 người + Tuổi nghề : Trên 10 năm : 10 người ; Dưới năm : 13 người + Trình độ văn hoá : 12/12 : 23 người * Trình độ chuyên môn Đại Tỷ lệ Cao Tỷ lệ Trung Tỷ lệ Chức vụ Tổng số học % đẳng % cấp % CBQL 03 03 100 0 0 0 0 Giáo viên 39 34 87,2 02 5,1 3 7,1 Nhân viên 02 0 0 01 50 01 50 Tổng 44 37 84,1 3 6,8 4 9,1 Trường mầm non Kim Long có tổng số 44 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó: + CBQL: 3/3 = 100% có trình độ ĐHSP + Giáo viên: ĐHSP: 33/39 = 89,3%; CĐSP: 2 = 0,5%; TCSP: 4/39 = 10,2% (2 giáo viên hợp đồng ngắn hạn) + Nhân viên: 2 người. Đội ngũ giáo viên đứng lớp trẻ, năng động, nhiệt tình. 5 ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con trẻ ở trường mầm non, dân trí theo vùng miền về kinh tế chưa đồng điều. Việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non chưa được sâu rộng tới các lực lượng xã hội lên số trẻ ra ăn bán trú chưa được 100%. Trình độ, năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ chưa phù hợp, linh hoạt, sáng tạo; Khả năng sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế: một số giáo viên chưa soạn giáo án trên máy tính, chưa tự thiết kế được bài giảng Powerpoint,... Chưa chủ động, tích cực trong tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Cơ sở vật chất, Khu trung tâm trường chưa xây dựng xong thiếu phòng chức năng, trang thiết bị cũ đã xuống cấp kém về chất lượng. Đồ dùng đồ chơi của nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 4-5 tuổi còn thiếu nhiều danh mục, đồ dùng trang bị cho bán trú còn thiếu và chưa hiện đại. Sân vườn chưa quy hoạch đầy đủ, bếp ăn chật chội, không có nhà kho. Nhà vệ sinh các nhóm lớp thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu; chưa có khu vệ sinh riêng dành cho cán bộ , giáo viên, nhân viên. Tình hình trên cho thấy các cháu trong độ tuổi mầm non vẫn chưa được hưởng thụ một sự công bằng trong giáo dục so với các trường bạn. Như vậy làm sao có thể để các bậc cha mẹ yên tâm cho con em đến lớp, làm sao có thể chuẩn bị cho các cháu đủ điều kiện vào học tiểu học một cách vững vàng? Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Kinh phí đầu tư xây dựng trường lớp và thiết bị đồ dùng đồ chơi hàng năm rất ít. Để thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm Kim Long huy động sự ủng hộ công tác xã hội hoá của các lực lượng xã hội trong đó có phụ huynh là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bồi dưỡng hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo trường mầm non để phát huy tài lực, trí lực, vật lực đóng góp cho công tác chăm sóc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. 7 Giáo viên tham gia các Hội thi do trường và cấp trên tổ chức giáo viên còn chưa sáng tạo, chưa thực sự cố gắng hết mình để đạt được kết quả cao. Từ những thực trạng trên là một cán bộ quản lý tôi đã xác định việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy để xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ năng lực, có tay nghề vững vàng, sử dụng tốt kỹ năng sư phạm, nắm vững kiến thức; Có sức khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay và luôn thể hiện tốt thái độ sư phạm. Đạt kết quả cao trong các tiết dạy và các Hội thi do trường và các cấp tổ chức, đồng thời đưa chất lượng của nhà trường đi lên. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó tôi đã áp dụng một số giải pháp sau: 7.2. Các giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non. 7.2.1. Giải pháp 1: “Nâng cao nhận thức trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên” Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới và thực hiện xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có đức, có tài. Chính vì thế việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức cho mỗi giáo viên là việc làm hết sức cần thiết. Người cán bộ quản lý phải biết giúp giáo viên nắm bắt kịp thời, hiểu và nhận thức đúng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời giúp cho giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng, cụ thể mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu ngành học mầm non nói riêng. Để có nhận thức đúng về vị trí, vai trò trách nhiệm của mình. Để thực hiện tốt công tác là cán bộ quản lý cần làm một số việc sau: Để nâng cao nhận thức cho giáo viên, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng, sắp xếp thời gian phù hợp cho giáo viên đọc thêm tài liệu phổ biến các văn bản, Chỉ thị của Đảng, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước do địa phương và của ngành học và Điều lệ trường mầm non, các tạp chí giáo dục mầm non, các thông tư, chỉ thị, văn bản liên quan đến GDMN, các trang Web trên mạng Internet Giúp giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó giúp giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn của bản thân và công tác bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả tốt. Tổ chức cho giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về pháp luật, về ngành giáo dục. Tổ chức thường xuyên đọc báo, chú trọng tới báo Đảng, báo giáo dục thời đại, các tạp chí mầm non. 9 thực tiễn công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Kim Long như sau: Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, Ban giám hiệu đã thực hiện bồi dưỡng các kiến thức khoa học, tâm lý học, đổi mới phương pháp dạy học, năng lực cho giáo viên được nhà trường coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, bên cạnh đó cần phải có biện pháp cụ thể, có tính khoa học mới có thể giúp giáo viên tiếp cận và giúp cho việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy đạt hiệu quả cao. tập trung vào những nội dung giáo viên còn yếu; bồi dưỡng về phương pháp dạy học; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; bồi dưỡng kiến thức cập nhật. Bồi dưỡng về năng lực công tác: Năng lực công tác của giáo viên trong kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kỹ năng phương pháp tổ chức các hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng thiết kế giáo án, kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, kỹ năng giao tiếp với học sinh và giải quyết các tình huống giáo dục, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thểTổ chức tư vấn, hướng dẫn giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng: Hướng dẫn cho giáo viên tự phân tích các hoạt động của bản thân, đánh giá đúng năng lực sư phạm của mình và tư vấn giúp cho họ tự tìm ra các vấn đề cần tập trung giải quyết. Bồi dưỡng kiến thức kinh nghiệm thực tế: kiến thức về xã hội các thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm giáo dục. Bồi dưỡng kiến thức bổ trợ: các kiến thức khoa học mới như tin học, ngoại ngữ, là những kiến thức không phải là những kiến thức bắt buộc phải có đối với đội ngũ giáo viên ở bậc học Mầm non nhưng lại đóng vai trò như một công cụ rất hữu ích cho công tác giảng dạy và mở rộng kiến thức thực tiến của giáo viên, đó chính là sự đánh dấu đầu tiên cho việc hình thành tố chất khoa học logic cho học sinh ở bậc học tiếp theo. Vì thế nhà trường luôn coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức bổ trợ cho lực lượng giáo viên của mình. Dựa trên kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ của sở, phòng nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới hình thức bồi dưỡng theo chu kỳ, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng theo nhu cầu đào tạo.. Bồi dưỡng theo chu kỳ: tổ chức tốt việc bồi dưỡng theo chu kỳ vào các dịp nghỉ hè, đảm bảo 100% số giáo viên đều được tham gia, cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đồng thời trong suốt quá trình giảng dạy của giáo viên cần vận dụng những nội dung đã được bồi dưỡng, qua đó rút ra được những ưu điểm và phát hiện những tồn tại để tìm hướng giải quyết. - Tự bồi dưỡng: là biện pháp có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của họ. Bởi vậy mỗi giáo viên yêu cầu cần phải có sổ ghi chép nội dung kiến thức mới một cách đầy đủ để vận dụng vào phương pháp giảng 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_chuyen_mon.docx