Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xử lý các tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON DƯƠNG HÀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM TRONG GIAO TIẾP Ở TRẺ MẪU GIÁO BÉ (3-4 TUỔI) Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tác giả: Nguyễn Thị Mai Phương Đơn vị công tác: Trường MN Dương Hà Chức Vụ: Giáo Viên Năm học: 2020 – 2021 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả khi nhõng nhẽo nữa !Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Khi bước vào tuổi thứ 3 trẻ có thể tự ăn, tự rửa mặt và làm một số việc khác. Trẻ xuất hiện hành động không phụ thuộc vào người lớn trẻ từ chối sự chấp nhận của người lớn, khắc phục những khó khăn ngay cả những việc trẻ chưa làm được. Điều này thể hiện ở trong lời nói “Con tự làm”. Sự xuất hiện khuynh hướng tự lực đồng thời xuất hiện hình thức mới của nguyện vọng khômg trùng với ý muốn của người lớn.Điều này thể hiện trong lời nói khẳng định “Con muốn” khăng khăng. Sự mâu thuẫn giữa “ cái tôi muốn”và “ cái cần làm” đặt ra trước trẻ cần thiết phải lựa chọn. Từ đó những xúc cảm trái ngược nhau xuất hiện nảy sinh mối quan hệ tự tôn với người lớn và xác định mâu thuẫn trong hành vi của trẻ dẫn đến cuộc khủng hoảng của tuổi lên ba.L.I.BOZOVICH nhận định sự nảy sinh “Hệ thống cái tôi” sinh ra nhu cầu tự hành động là sự hình thành trung tâm mới của trẻ lên ba. Sự tự ý thức của trẻ được phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Sự hình thành “Hệ thống cái tôi” tạo điều kiện nảy sinh tự đánh giá và hướng tới những nhu cầu của người lớn tồn tại sự khủng hoảng chứng minh khả năng hình thành các mối quan hệ mới của trẻ và các hình thức giao tiếp khác.Ở độ tuổi này giao tiếp của bạn bè ảnh hưởng tới trẻ, giao tiếp với người lớn tạo tiền đề cho trẻ giao tiếp với bạn cùng tuổi được thể hiện trong các mối quan hệ giữa trẻ với nhau. Giao tiếp của đứa trẻ với người lớn và bạn cùng tuổi sự biến dạng của chính một dạng giao tiếp nào đó. Mục đích chính của dạng giao tiếp này là cùng tham gia những trò tinh nghịch cùng nhau. Quá trình hành động với đồ chơi làm cho trẻ vui sướng trẻ hào hứng hoàn thành chung. Trong giai đoạn này người lớn cần điều chỉnh giao tiếp một cách hợp lý. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với bạn cùng tuổi tạo điều kiện phát triển các phẩm chất nhân cách như chủ động tự do cho 1/20 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Cơ sở lý luận Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ... để tổ chức xã hội hoạt động.Hoạt động giao tiếp có hai quá trình.Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng giao tiếp của trẻ trong lớp - Qua điều tra thực tế về vốn giao tiếp của trẻ tôi nhận thấy kết quả khảo sát: Qua các tiêu trí sau: Biết bộc lộ cảm xúc của bản thân, Biết lắng nghe người khác nói, Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, Tích cực hợp tác với cô và bạn(kết quả của ứng xử công bằng), Trẻ hiểu các quy tắc trong xã hội và biết sửa đổi dần tật xấu của mình thông qua cách ứng xử này (Bảng khảo sát đầu năm:) Từ những số liệu trên cho thấy kỹ năng giao tiếp ứng xử của trẻ là rất thấp. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị thêm các kiến thức về giao tiếp ứng xử với trẻ qua đề tài"Một số biện pháp xử lý tình huống sư phạm trong hoạt động giao tiếp ở trẻ mẫu giáo bé( 3-4 tuổi)" nhằm giải quyết các tình huống, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cô và trẻ. 2. Thuận lợi - Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình với trẻ tâm huyết với nghề nghiệp - Sĩ số lớp ổn định, trẻ phát triển đều, không có trẻ bị khuyết tật hay tự kỷ - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. - Trường mầm non khu tôi có khuôn viên rộng rãi thoáng mát. - Nhà trường có truyền thống và nhiều thành tích trong chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 3/20 Ôi! cảm xúc của một đứa trẻ lên 3. Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên và không nói gì thêm,chỉ lắng nghe.Thấy vậy, cô giáo bên cạnh cũng quay sang định hỏi xem có chuyện gì xảy ra với cháu nhưng tôi kịp thời ra hiệu cho cô giáo đó giữ yên lặng, chúng tôi cùng lắng nghe. - Mẹ bảo không về nhà ông nội!, chỉ ở nhà bà ngoại không về vpwis bố nhưng con nhớ bố, ...(Tiếp tục kể với cao trào nhanh hơn, có cảm xúc khích động hơn)... rồi thế này, thế kia. Sự việc xảy ra như thế nào,bố mẹ nói gì, thái độ của mọi người hôm ấy ra sao. Bảo nói hết, rõ ràng, không để xót chi tiết nhỏ nào. Nếu thiếu, con lại bổ xung ngay sau khi kể. Sau mỗi tình huống của con, chúng tôi chỉ gật đầu và tỏ vẻ ngạc nhiên, dớm nước mắt rồi lại lắng nghe. Ngoài ra không nói gì thêm! Sau khi con kể xong và nguôi bớt giận, chúng tôi mới hỏi cháu: - Con muốn ở với bố hay ở với mẹ hay cả hai? - .... Con muốn ngủ cùng cả bố và mẹ! Thông thường, các cô nhà ta sẽ lại can thiệp vào trẻ bằng cách giáo dục trẻ phải yêu bố thế này, yêu mẹ thế kia, cả nhà đoàn tụ thì mới vui vẻ,hạnh phúc... Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ lắng nghe trẻ nói, và dừng câu hỏi tại đấy, gần như trẻ độc thoại. Nhưng sau khi kể cho chúng tôi xong, nó vui mừng lắm, tự chạy chơi với các bạn khác. Cháu không cần và chắc không muốn nghe thêm những lời thuyết giáo nào hết. Trẻ nói ra là để tâm sự. Vậy lúc này, nó chỉ muốn có người lắng nghe. Thế là quá đủ! Sau đó chúng tôi đã gặp phụ huynh và trao đổi tình hình ấy với họ. Vậy cần phải xác định đâu là đối tượng cần can thiệp. Mục đích của cô bé chỉ muốn thế, chúng ta chỉ nên giúp con thỏa mãn nhu cầu của nó là nó vui lắm rồi! Hay như việc giải quyết tình huống trẻ hay mách: - Cô ơi bạn Dũng cứ " đánh " con! Hay: Cô ơi bạn ý cứ nhìn con! Hoặc: Cô ơi bạn ý không chơi với con!... Trong trường hợp này chỉ cần nhìn trẻ và lắng nghe trẻ nói. - (Trẻ vui mừng chạy về chỗ ngay, khoe bạn): Tớ mách cô rồi nhé! Vậy là trẻ mách chỉ để " mách cô rồi nhé", mà không cần cô phải xuống tận nơi hay gọi trẻ kia ra và làm thầy kiện. Nếu cô làm thế thật, trẻ vừa mách xong sẽ sợ lắm. Cháu đó sẽ tìm cách lảng tránh ra chỗ khác ngay. Và trong nó lại có cảm giác hối hận vì đã mách cô, thương bạn vì đã bị cô mắng. Và vô tình cô giáo đã trở thành người thiên vị với bạn kia. Trường hợp tiếp theo xảy ra: Nếu cô lắng nghe một trẻ"mách" và như vậy làm cho các trẻ khác a dua nhau lên" mách " thì cô giáo cần có thái độ dứt khoát 5/20 kêu khủng khiếp...) Cô Oanh cũng dỗ tương tự như bà mẹ trên. Nhưng vẫn không hiệu quả. May quá lúc đó tôi đi qua - Chắc con buồn lắm hả? - Vâng, con buồn lắm ý cô ạ! ( Con vừa khóc vừa nói còn tôi và cô Quỳnh nhìn nhau cười ngạc nhiên) - Ừ.... - ( Mếu máo đòi bóng tiếp...) - Cô ước gì có thể lấy cho con quả bóng đó! - Cô bay lên để lấy à cô?( nín khóc và ngạc nhiên hỏi, tôi ra hiệu cho cô Oanh không được.. Vì bây giờ mà cười thì hỏng việc ngay,nó nghĩ là nó bị chế nhạo) - Ừ... - Mọc cánh ở đâu hả cô? - Đâu nhỉ? -Ở lưng chứ còn ở đâu nữa! ( Và rồi con sờ lưng tôi tìm cánh, tôi kêu nhột, thế là hai cô cháu cùng cười". ) Đấy,các bạn hãy thử cách này xem sao! Nhưng khi khác trẻ nhớ ra và đòi thì sao? - Bạn vẫn còn nhiều cách thức để áp dụng ở phía dưới 1.3. Dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ. Vào một hôm thứ hai đầu tuần trong giờ ăn, như thường lệ tôi phụ trách một bàn vì bàn này nhiều bạn ăn chậm hơn. Cả bàn cầm thìa xúc cơm ăn gần hết bát cơm một rồi! Thế nhưng bạn "Minh Khang " vẫn chưa chịu cầm thìa. Tôi đứng sát lại và hỏi "Minh Khang sao hôm nay vẫn chưa được miếng nào vậy? Trẻ nói "Cô ơi con muốn ăn thìa bát như hôm qua ở nhà con cơ".Tôi đã dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ cho việc xử lý tình huống này như sau: - Con sãn sàng ăn chưa? Có cần cô giúp gì không? - Con không xúc bằng thìa này đâu. Con phải xúc thìa kia cơ! - Vậy à, chắc thìa của con đẹp lắm nhỉ! - Vâng, thìa màu xanh có hình con thỏ đẹp lắm! - ( Tôi hiểu trẻ đang nói gì vì tôi biết cái đó). Nhưng bây giờ thì không thể có được, cô ước gì biến được ra cho con thìa màu xanh. để con xúc cơm ăn. - Không, cả bát nữa! -Ừ thì cả bát xanh con thỏ nữa này, - Trẻ vui mừng vô cùng thích thế, mình có cả thìa và bát con thỏ màu xanh rồi! 7/20 - Được rồi, cô biết là các con nhớ lời cô dặn.Nhưng thi nhau ho như thế lại là không ngoan, bạn bị ốm nên bạn mới ho chứ các con không ốm thì không nên giả vờ ho như vậy. Đừng nói quá nhiều. Chỉ dừng lại ở đó thôi là trẻ đủ hiểu chúng ta định nói gì và chúng đã làm gì sai. Biện pháp 2.Giao tiếp giúp khích lệ trẻ hợp tác với chúng ta. 2.1. Mô tả Mô tả sự việc bạn thấy hoặc vấn đề bạn biết cho trẻ hiểu. Vì khi người lớn mô tả một vấn đề cũng là cho trẻ biết nên làm cái gì! Hình ảnh 2: Cửa chưa đóng kìa con. Phản tác dụng Mô tả 1. Con vô ý tứ quá! Đi ra đi vào phải đóng cửa lại chứ. Trời lạnh thế này mà 1. Cửa chưa đóng kìa con cấm có nhớ! 2. Lại làm đổ bàn ra rồi. Biết ngay mà! Nghịch như giặc, không lúc nào chịu yên 2. Bàn đổ rồi kìa! chân tay. Con ngồi im một lúc cho cô nhờ! 3. Lại quên tắt vòi nước rồi! Cô nhắc bao nhiêu lần là dùng xong phải khóa vòi 3.Vòi nước rửa tay vẫn đang nước vào kẻo lãng phí! Con muốn lớp chảy đấy mình ngập hết à? 2.2 Nhắc nhở Phản tác dụng Nhắc nhở 1. Ai ăn xong không cất ghế vào đúng 1. Các con cất ghế vào đúng chỗ chỗ đấy? Ngày nào cô cũng nhắc mà cho gọn gàng không chịu tự giác. Để cô cất hộ nhé! 2. Trời ơi! ai vẽ bậy lên tường đây, lại 2. Sàn nhà không phải chỗ là để còn đầy cả thảm nữa. Cô mà trông thấy ai các con vẽ đâu. Muốn vẽ thì phải vẽ bậy ra sàn nhà là sẽ bị phạt ngay! lấy giấy ở đây ra mà vẽ nhé! 3. Các con không thấy lớp bừa bãi và bẩn vì giấy màu hay sao. Có ai biết tự 3. Ai có thể giúp cô dọn lớp giác giúp cô không? Biện pháp 3. Giao tiếp giúp khích lệ trẻ tự lập 3.1 Cho trẻ tự đưa ra lựa chọn Dạy cho trẻ biết cách tự chủ động lựa chọn để tránh sự ỷ lại dựa dẫm của trẻ vào chúng ta. Và chính sự dựa dẫm đó lại gây phiền toái cho chúng ta. 9/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xu_ly_cac_tinh_huong.docx