Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY TRƯỜNG MẦM NON THÀNH TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá Năm học 2019 – 2020 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vài năm trở lại đây, một số hiện tượng không hay xảy ra trong trường học, như: Bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, xâm hại trẻ em, lạm thu đầu năm, trường lớp xuống cấp... khiến dư luận xã hội bức xúc, trăn trở và lo ngại. Những hiện tượng trên ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến mối quan hệ giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh ở một số nơi. Điều này càng cho thấy việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là đúng đắn và cần thiết. Giấc mơ đưa trường học ở Việt Nam trở thành trường hạnh phúc đang từng ngày được thực hiện. Ở đó, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc. Và ở đó, những áp lực về giáo trình giảng dạy, về thay đổi sách giáo khoa được “hóa giải” một cách khoa học. Nghĩa của cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Để xây dựng trường học hạnh phúc đúng với các tiêu chí của nó, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường phải nỗ lực không ngừng, với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. Vì vậy xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Hà Nội đặt ra cho các nhà trường. Không phải là những công việc lớn, xây dựng hạnh phúc trong trường học bắt nguồn từ sự quan tâm, tin tưởng, sự hỗ trợ và sự bao dung, chia sẻ giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Để đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục chủ trương xây dựng mô hình “Trường hạnh phúc, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc”. Chủ trương đúng đắn này phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) trong giai đoạn mới, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, yêu thương và tiến bộ, mà ở đó cô và trò cũng như phụ huynh học sinh cảm thấy hạnh phúc. Để xây dựng “Trường học hạnh phúc”, điều đầu tiên là phải xây dựng trường lớp: Xanh - sạch - đẹp - an toàn. Đây chính là môi trường thân thiện để cô và trò cảm thấy háo hức, yên tâm gắn bó mỗi khi đến lớp. Nó sẽ góp phần kích thích giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo trong quá trình dạy học và khuyến khích các em hăng say học tập, rèn luyện tốt, cùng cô hoàn thành xuất sắc các nội dung của năm học. Xây dựng “Trường học hạnh phúc” rất 1/15 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lí luận. Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam khẳng định, xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2019-2020. Tất cả các giáo viên đều biết rằng bầu không khí trong trường học đóng góp nhiều vào sự thành công của học sinh cũng như chương trình giảng dạy. Quan trọng hơn, nó có ảnh hưởng lớn đến việc một đứa trẻ có phát triển tình yêu học tập và tình yêu đối với cuộc sống hay không. Tất nhiên, mặc dù các trường thường xuyên gợi mở và tạo sự hấp dẫn khi nói về những điều cực kỳ tuyệt vời, đây vẫn là một vấn đề quá phức tạp và cần thiết để thảo luận. Tuy nhiên, để tạo ra môi trường, trường học hạnh phúc thì trước tiên giáo viên phải chính là những người hạnh phúc. Khi đó mới tạo ra vòng tròn lan tỏa theo vết dầu loang. “Người giáo viên phải hiểu được cảm xúc của mình, phải mạnh dạn thay đổi bản thân thì mới có thể giúp thay đổi học sinh của mình”. Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các giáo viên và cộng đồng cha mẹ. Tôi muốn làm rõ hai luận điểm: - Đầu tiên là khi trách nhiệm tạo ra một môi trường hạnh phúc yêu thương ở trường là của các phụ huynh và giáo viên với một vai trò quan trọng. Thứ hai là làm cho trường học trở thành một nơi hạnh phúc cũng đáng để dành thời gian như phát triển chương trình giảng dạy của trường. Việc tạo ra một bầu không khí yêu thương tích cực là trách nhiệm chung của các chuyên gia và cộng đồng cha mẹ. Nó sàng lọc từ trên xuống khi toàn bộ đội ngũ giáo viên ở cùng một triết lý giáo dục, có cùng mục tiêu và cách thức để đạt được điều đó, được mọi người hiểu rõ và hoàn toàn tin tưởng. Khi mọi người cảm thấy rằng sự đóng góp của mỗi người là điều cần thiết. 2. Thực trạng của nhà trường Trường Mầm non Đặng Xá nơi tôi công tác nằm ở xã Đặng Xá huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích là hơn 8500m2. Đã được chuyển đổi từ mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập từ tháng 8/2008; Với tổng số 62 CB-GV-NV chăm sóc 602 trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi với tổng số 19 lớp học, trong đó có 3 lớp nhà trẻ, 5 lớp MG bé, 6 lớp MG Nhỡ và 5 lớp MG Lớn. Tất cả các đồng chí CB – GV - NV trong nhà trường đều đạt trình độ chuẩn trở lên. Trường Mầm non Đặng Xá chúng tôi vừa đón chuẩn mức độ 2 và là một trong hai trường mầm non công lập trong xã với 10 thôn khác nhau, đến nay số 3/15 - Do ở nông thôn nên trình độ của cha mẹ trẻ chưa đồng đều nên sự hiểu biết, quan tâm và phối hợp với các cô chưa được như ý nên còn một số phụ huynh chưa phối kết hợp với cô, chưa quan tâm đến con, quan tâm đến sinh hoạt, học tập của con ở trường, chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chung của lớp trong mọi lĩnh vực. * Tài liệu: - Không có tài liệu sẵn mà phải tự học trên mạng. Từ những khó khăn và thuận lợi thực tế của nhà trường tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp xây dựng trường mầm non Đặng Xá thành trường học hạnh phúc như sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành Biện pháp 1: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình buổi tập huấn “Trường học hạnh phúc” tại trường và tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng internet. Vai trò của giáo dục nói chung và của giáo viên nói riêng là đem lại cho người học cơ hội để có thể khám phá nhiều hơn về những điều tốt đẹp của bản thân, tin vào khả năng của mình có thể trở thành những người thành công, sống có ích cho xã hội. Và giáo dục bằng tình yêu thương luôn là con đường giáo dục ngắn nhất! Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường đã tổ chức tập huấn chuyên đề: “Trường học hạnh phúc” cho 100% CB-GV-NV trong trường được tham gia và học tập. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bản thân tôi đã cố gắng hết mình. Tháng 10 năm 2019, nhà trường đã mời chuyên gia về mọi lĩnh vực giáo dục về giảng bài với các chuyên đề: “Trường học hạnh phúc”, “Chuyên đề về hoạt động tạo hình”, “Chuyên đề về hoạt động âm nhạc” Ngay từ khi bước vào lớp học nhìn thầy giáo luôn có những hành động tích cực, vui vẻ và gần gũi bản thân tôi đã cảm nhận được sự thân thiện từ thầy. Với nụ cười ánh mắt thầy giáo đã bước đầu phá vỡ tảng băng lo lắng từ các học trò của mình. Bởi khi nghe đến từ tập huấn, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến sự cẳng thẳng của các tiết học nghiêm túc và trật tự. Nhưng không, lớp học của chúng tôi thật ý nghĩa mà từ trước tới giờ chưa bao giờ chúng tôi được học, chúng tôi như những đứa trẻ được thầy giáo đưa vào các trò chơi vui nhộn mà quên đi chúng ta đang học. Sau những trò chơi do thầy tổ chức, không khí của lớp học trở nên nóng hơn. Và thầy giáo đã hỏi tất cả lớp một câu vô cùng quen thuộc: “ Ai muốn chơi giơ tay?” Cả lớp nhao nhao những cánh tay giơ lên cười khúc khích. Như vậy chính bản thân các thầy cô cũng muốn chơi tại sao lại bắt trẻ con học? Tất cả đều ngạc nhiên, vậy chúng ta phải làm gì để các con của lớp ta chơi mà học, học mà chơi, vui vẻ, hưng phấn khi đến lớp như chúng ta hôm nay. Từ câu nói của thầy tôi 5/15 Đối với tiêu chí tôn trọng, cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Các chế độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương cam kết thực hiện. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. Khi đó giáo viên sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ học sinh kịp thời, để tạo cho học sinh cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. Qua buổi tập huấn đầy ý nghĩa tôi bắt đầu tìm kiếm thêm kiến thức qua mạng internet về cách xây dựng trường học hạnh phúc. Đúng là các cụ nói câu : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không sai. Từ khi lên mạng tìm hiểu tôi mới được biết đến các chương trình nói về “ Trường học hạnh phúc!” rất hay và ý nghĩa. Mỗi bộ phim tài liệu lại cho tôi thêm nhiều kiến thức về cách tự thay đổi bản thân. Trong tất cả các tài liệu trên mạng xã hội tôi cảm thấy tâm đắc nhất nội dung sau: “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Động lực để thành viên trong nhà trường phấn đấu Bộ trưởng chia sẻ, theo các nhà nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng theo tôi có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Qua phần phân tích của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tôi càng thấy yêu nghề hơn nên quyết tâm tự thay đổi bản thân để xây dựng được trường học hạnh phúc mà ngành giáo dục của nước ta đang phấn đấu. Ngoài ra còn bộ phim tài liệu “Thầy cô chúng ta đã thay đổi" là series phim tài liệu đặc biệt để thay đổi giáo viên trong 9 tháng. Mục đích của dự án là giúp các giáo viên trên toàn quốc tự nỗ lực thay đổi và vượt qua những khó khăn mà họ phải đối mặt trong quá trình giảng dạy. "Cùng nhau tạo nên một lớp học hạnh phúc" là thông điệp xuyên suốt của series phim tài liệu này.Đây cũng là một tài liệu sống mà chúng ta cần xem và học tập. 7/15 Trong tiết dạy tôi có lồng ghép ý tưởng vào nhân vật bạn gấu. Trong lúc tôi cho trẻ đóng kịch, bạn gấu đi lang thang trong rừng, tôi đóng một vai chú chim hỏi bạn gấu: Anh gấu ơi, trời mưa to như thế này, bây giờ anh mong ước điều gì nhất? và bản thân trẻ sẽ tự trả lời, trẻ mong được trú nhờ nhà bạn Thỏ. Tôi quay sang hỏi cả lớp, nếu các con là bạn gấu, các con mong muốn điều gì? Và cả lớp đều mong muốn được trú nhờ nhà bạn Thỏ. Và các con hãy đón xem, bạn thỏ Nâu và bạn thỏ Trắng đã làm gì khi gặp bác gấu nhé! Khi kết thúc câu chuyện, tôi đã phỏng vấn trẻ: + Nếu con là bạn thỏ Nâu con sẽ làm gì? Vì sao? + Bạn thỏ Nâu đã ngoan chưa? Vì sao? + Trong câu chuyện, bạn thỏ nào ngoan, bạn thỏ nào cần phải thay đổi? Vì sao? Tiết học đã thành công khi 100% trẻ trên lớp rất hào hứng và cùng nhau có những cảm xúc thật sự khi mình được phỏng vấn, nếu con là bạn, con sẽ làm gì? Câu hỏi này đã giúp trẻ khắc sâu được nội dung câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện muốn nhắc nhở ta điều gì? Tiết học có phần khác với các tiết học thông thường ở chỗ có sự giao lưu phỏng vấn trẻ trong quá trình dạy học chứ không còn là những câu hỏi theo nội dung của tiết dạy. Tiết học sẽ gần gũi trẻ hơn, tạo cho trẻ sự thoải mái và tự có những ý kiến riêng của mình về bài học, về cách xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Cuối tiết học không thể thiếu câu hỏi: Con cảm thấy như thế nào khi giúp được bác gấu trú mưa, không bị ướt? Trẻ sẽ nói rằng con vui, con hạnh phúc vì mình đã làm được một việc tốt. Có như vậy, trẻ mới vui vẻ, tự tin hơn khi đến lớp, chúng ta không nên ép trẻ phải trả lời những câu hỏi như chúng ta mong đợi. Sau tiết dạy mọi người đánh giá rất cao ý tưởng của tôi trong qua trình dạy học đã lồng ghép được cách xây dựng môi trường hạnh phúc vào giảng dạy một cách hiệu quả. Biện pháp 3: Tạo mối đoàn kết nội bộ thông qua giao tiếp ứng xử Mỗi ngày đến trường là một ngày vui không chỉ đúng với học trò mà còn đúng với mỗi CB-GV-NV trong nhà trường. Vậy với đồng nghiệp thì tôi làm như thế nào để giữ được tình đoàn kết cũng như tính tương thân tương ái trong trường? Theo thông tư quy định quy tắc ứng xử chung yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Đây chính là nội dung mà chúng ta cần tìm và thực hiện, nó được thực hiện hàng ngày mà chúng ta không 9/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_truong_mam_non_th.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây trường mầm non thành trường học hạnh phúc.pdf