Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao

doc 31 trang skkn 12/07/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài : “ Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương 
 trình giáo dục chất lượng cao ”
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan
 Đó là câu nói bất hủ của Bác Hồ về trẻ thơ, câu nói này của Bác cho chúng ta 
thấy trẻ em là một nhân tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển tương lai 
của đất nước. Trẻ em là những búp măng non đầu tiên của đất nước, 
“ Tre già – măng mọc” măng có tốt thì trẻ mới dẻo dai Chính vì vậy mà Đảng và 
Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục 
mầm non nói riêng .
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho 
hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân 
cách, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, do đó GDMN có vị trí quan 
trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ con 
người Việt Nam, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây chính 
là giai đoạn mà thể chất và tâm lý của trẻ đều phát triển rất nhanh.
 Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của thời đại 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của công nghệ số, công nghệ thông tin 
và sự quan tâm đặc biệt của đại đa số các bậc phụ huynh và của toàn xã hội thì 
ngoài việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ thì 
việc hình thành các mô hình trường học chất lượng cao là điều không thể thiếu, đặc 
biệt là các trường mầm non chất lượng cao. Giờ đây khi cho trẻ đến trường mầm 
non, các bậc làm cha, làm mẹ không chỉ quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ mà họ còn 
quan tâm tới chất lượng giáo dục của các nhà trường, quan tâm đến các kiến thức và 
kĩ năng mà con họ được học ở trường mầm non. Chính vì vậy mà để xây dựng thành 
công mô hình trường chất lượng cao thì việc xây dựng chất lượng giáo dục theo 
hướng đổi mới và nâng cao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xây 
dựng chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng theo mô hình chất lượng cao chúng 
tôi còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng 
chương trình, môi trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn 
tốt nhưng còn ít kinh nghiệm về tin học, ngoại ngữ. Là một phó hiệu trưởng mới 
được bổ nhiệm và được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở làm 
 1 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
 - Thực hiện Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 24/06/2013 của UBND 
Thành phố Hà Nội Ban hành Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng 
cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với 
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thủ đô với các nội 
dung trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao như sau:
 + Trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa 
tuổi, có các kỹ năng vận động tốt theo độ tuổi, tăng cường một số vận động phát 
triển khí chất: sức bền, khéo léo, nhanh, mạnh.
 + Trẻ có các kỹ năng nhận thức: sáng tạo, chủ động tìm kiếm thông tin, tò mò 
hứng thú với hoạt động học.
 + Trẻ có các kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, xử lí tình huống hợp lí, tự bảo 
vệ bản thân, kỹ năng hoạt động nhóm, có khả năng thích ứng với môi trường.
 + Trẻ có kỹ năng đơn giản khi tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại và các 
hoạt động xã hội hiện nay: Làm quen với tiếng Anh; chơi các trò chơi trên máy tính; 
tham gia các hoạt động xã hôi (công tác từ thiện, giao lưu với mọi người trong xã 
hội)
 + Trẻ được phát huy khả năng nổi trội, dần hình thành và phát triển năng 
khiếu cho trẻ; có kỹ năng tốt chuẩn bị vào học lớp một.
 - Mô hình trường chất lượng cao nhằm đáp ứng nhau cầu ngày càng cao của 
người học về chất lượng, đa dạng về mục tiêu, nội dung giáo dục.
 - Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc đổi mới và nâng cao chất 
lượng giáo dục, tạo thêm động lực cho giáo dục Thủ đô hội nhập quốc tế.
 - Cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình hội nhập quốc tế của 
Thủ đô, người học vừa đạt được mức độ cao về mục tiêu giáo dục chung của từng 
cấp học, vừa có năng lực hội nhập quốc tế.
 Từ các cơ sở trên cho thấy việc thực hiện và xây dựng chất lượng giáo dục 
nâng cao đáp ứng mô hình trường mầm non chất lượng cao là vô cùng quan trọng 
và cần thiết, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lí đặc biệt là cán bộ quản lí phụ trách chuyên 
môn phải tập trung, sáng tạo xây dựng và chỉ đạo tốt các kế hoạch và biện pháp 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 3 + Đa phần trẻ nhập học chuyển từ các nhóm, lớp tư thục vào nên trẻ chưa có nề nếp, 
kỹ năng.
- Về việc xây dựng chương trình giáo dục chất lượng cao:
+ Chưa có tài liệu, hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng chương trình giáo dục chất 
lượng cao nên việc xây dựng chương trình còn gặp nhiều khó khăn, vừa thực hiện, 
vừa phải chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục nâng cao nên còn một số hoạt 
động chưa được chuyên sâu.
- Đối với phụ huynh học sinh:
+ Năm học này là năm đầu tiên Nhà trường đi vào hoạt động và thực hiện mô hình 
thí điểm trường chất lượng cao nên công tác xã hội hoá, phối hợp với phụ huynh 
còn hạn chế.
+ Công tác tuyên truyền với phụ huynh, nhân dân trên địa bàn về mô hình trường 
chất lượng cao chưa được rộng khắp 14 phường trong Quận. 
+ Một số phụ huynh chưa nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng 
giáo dục nên chưa thực sự ủng hộ chương trình.
3. Các biện pháp 
 Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng chất lượng nhà 
trường đáp ứng mô hình trường chất lượng cao, bản thân tôi đã luôn trăn trở và tìm 
tòi những hướng đi, những biện pháp hiệu quả nhất để xây dựng chất lượng giáo 
dục nhà trường ngày càng phát triển, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, 
khám phá, đồng thời phát triển tốt về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ, xứng đáng với sự tin 
tưởng của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh học sinh.
 3.1.Biện pháp 1: Xác định các mục tiêu giáo dục và xây dựng kế hoạch thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao:
a/ Xây dựng chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao: 
 Để xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trước tiên, người 
quản lí phải xác định được mục tiêu giáo dục và căn cứ vào các điều kiện cụ thể 
của địa phương mà xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp. Ban Giám hiệu cần 
xác định được mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của nhà trường hết sức rõ ràng, 
cụ thể, có đầy đủ các biện pháp để biến kế hoạch thành các hoạt động hiệu quả của 
nhà trường.
 Chính vì vậy, để xây dựng mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non chất 
lượng cao, trước tiên phải căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ 
Giáo dục và đào tạo ban hành đồng thời căn cứ vào các nội dung trọng tâm bổ sung 
chương trình nâng cao theo quyết định số 21/2013/QĐ-UBND của UBND Thành 
phố Hà Nội ngày 24/6/2013 để từ đó xây dựng được mục tiêu và chương trình giáo 
dục cụ thể theo mô hình chất lượng cao. 
 5 Họp triển khai chuơng trình GDMN chất luợng cao
- Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục và tổ chức 
đa dạng các hoạt động khám phá, trải nghiệm phù hợp với kinh nghiệm sống, khả 
năng và hiểu biết của trẻ cũng như điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Trao quyền và khuyến khích giáo viên linh hoạt và chủ động điều chỉnh, sửa đổi 
kế hoạch giáo dục để đảm bảo chương trình thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mọi 
mặt. Với chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao không yêu cầu các giáo 
viên phải thực hiện chương trình một cách dập khuôn, máy móc, mà đòi hỏi giáo 
viên luôn luôn phải tìm tòi sáng tạo và tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, tạo 
cơ hội cho trẻ phát triển tốt nhất và tự nhiên nhất, đặc biệt quan tâm cung cấp cho 
trẻ các kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, tự vệ, kỹ năng lao động, kỹ năng hoạt động 
nhóm.
c/ Kiểm tra đánh giá công tác thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất 
lượng cao: 
- Trong quá trình giáo viên thực hiện, tôi luôn theo dõi sát sao, lên kế hoạch dự giờ, 
kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc báo trước để đánh giá chất lượng giáo dục của từng 
lớp, từng lứa tuổi, đồng thời cũng đánh giá chất lượng của giáo viên để từ đó xây 
dựng kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
 7 - Ngoài các các hoạt động thanh tra kiểm tra đột xuất để kiểm tra đánh giá các hoạt 
động, nhằm phát huy khả năng sư phạm và sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên, tôi 
còn tổ chức các hội thi : hội thi chào mừng 20/11, hội giảng mùa xuân, hội thi trang 
trí môi trường lớp đẹp, hội thi làm đồ dùng tự tạo, hội thi thiết kế các bài giảng điện 
tử..Qua đó phát hiện được những ưu điểm và nhược điểm của các giáo viên cũng 
như đánh giá được sự sáng tạo của mỗi cá nhân, sự đoàn kết của tập thể để từ đó kịp 
thời động viên khuyến khích giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề đồng thời đưa 
ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của các giáo viên, phấn đấu 
xây dựng đội ngũ giáo viên “ vừa hồng, vừa chuyên” xứng đáng với sự tin tưởng 
của phụ huynh học sinh.
 Giáo viên tham gia hội giảng mùa xuân
 9 3.2 Biện pháp 2: Tham mưu với hiệu trưởng, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên:
 Có một danh nhân đã từng nói “ nhà quản lý thành công luôn biết cách thúc 
đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, quan tâm và khuyến khích giúp đỡ nhân viên 
của mình khi họ gặp khó khăn trong công việc ” - Câu nói đó cho ta thấy được 
rằng, nhà quản lí muốn thành công thì phải có một đội ngũ nhân viên tốt, dày dạn 
kinh nghiệm và không gặp khó khăn về công việc vì bất cứ lí do gì. 
 Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là với đơn vị đang phấn đấu xây dựng trường mầm 
non chất lượng cao như chúng tôi thì chúng tôi phải làm gì để trở thành những nhà 
quản lí giỏi và có những nhân viên thật sự tốt, từ đó đưa chất lượng của nhà trường 
xứng tầm với chất lượng cao?
 Khi được lựa chọn xây dựng trường mầm non chất lượng cao, chúng tôi nhận 
được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Ủy ban nhân dân quân 
Long Biên và Phòng GD&ĐT quận Long Biên đã đầu tư cho chúng tôi không chỉ về 
cơ sở vật chất mà còn đầu tư cả về chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên. 
Đội ngũ giáo viên của trường tôi đa phần là tách ra từ trường Mầm non Hoa Sữa- 
trường MN đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của quận Long Biên với bề dầy về kinh 
nghiệm và phương pháp. Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên của trường tôi gồm 18 
đồng chí trong đó có 10 đồng chí đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận và cấp Thành 
phố (61%), có nhiều giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên trong quá trình 
khảo sát, đánh giá, tôi nhận thấy một số giáo viên có trình độ chuyên môn và kinh 
nghiệm tốt nhưng lại hạn chế về một số mặt: công nghệ thông tin, tiếng Anh.mà 
điều này với chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao đòi hỏi người giáo viên 
phải nắm bắt được. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm, tôi đã mạnh dạn đề xuất tham 
mưu với đồng chí hiệu trưởng tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn 
nghiệp vụ cho giáo viên.
 Tháng 10/2013 Nhà trường đã mời thầy giáo: Tạ Đăng Chí – giảng viên trường 
Trung cấp ESTIH về bồi dưỡng cho 100% giáo viên phương pháp thiết kế các bài 
giảng điện tử , bài giảng E-Learning và thu thập xử lí tư liệu điện tử trong thời gian 
20 buổi. Sau khóa học, giáo viên đã có thể thu thập và xử lí các tư liệu điện tử, thiết 
kế các bài giảng điện tử phù hợp để phục vụ cho công tác giáo dục cũng như liên lạc 
trao đổi với phụ huynh.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_chi_dao_t.doc