Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn. 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dục Mầm non Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Trong sự nghiệp phát triển của ngành học Mầm non, lời dạy của Người vẫn luôn được cán bộ, giáo viên khắc ghi và biến thành phương châm hành động. Vì sao cần phải xây dựng môi trường giáo dục trẻ theo quan điểm “Môi trường lấy trẻ làm trung tâm”. Vì trẻ mẫu giáo không thể tiếp thu các kiến thức một cách bài bản. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trãi nghiệm, vui chơi. Từ đó trẻ có thể tự tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Vậy làm thế nào tạo cho trẻ có được môi trường tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học tập và vui chơi? Đó là câu hỏi không chỉ khiến tôi và các bạn đồng nghiệp băn khoăn mà đó là câu hỏi cho tất cả những ai quan tâm đến giáo dục Mầm non. Chính vì lý do đó, nên ngay từ đầu năm học 2022 - 2023 tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn” để nghiên cứu thực hiện và rút kinh nghiệm đối với bản thân và tạo mọi cơ hội để trẻ lớp tôi được vui chơi, học tập trong một môi trường tích cực nhằm nâng cao chất lượng trẻ. 2.1. Các bước và cách thức thực hiện giải pháp: - Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, đa dạng, hấp dẫn. - Biện pháp 2: Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt. - Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú. - Biện pháp 4: Tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên liệu học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. - Biện pháp 5: Phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: * Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, đa dạng, hấp dẫn. 3 Hình ảnh 2: Bố trí không gian lớp học (các góc đựơc ngăn cách bởi vách ngăn) Qua cách sắp xếp các mảng, các góc chơi hợp lý ở lớp mình, tôi thấy trẻ hoạt động tích cực hơn, hiệu quả hơn. Trẻ được trao đổi giao lưu với nhau thỏa mái mà không sợ gây ồn ào cho các góc khác. Trẻ có không gian riêng yên tĩnh hoạt động thỏa mái nhu cầu hoạt động, sự sáng tạo của trẻ. * Biện pháp 2: Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt. Bên cạnh bố trí không gian trong và ngoài lớp phù hợp thì trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt là biện pháp đóng vai trò quan trọng. Trang trí lớp mầm non không chỉ trang trí đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt mang tính giáo dục, mà còn phải phù hợp với từng chủ đề, với từng góc chơi và nội dung chơi của trẻ. Đáp ứng nhu cầu khám phá sáng tạo, trí tò mò, thích cái mới, cái lạ của trẻ. Từ đó tôi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo hướng mở linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung chơi, cách chơi, chủ đề chơi một cách linh hoạt, sáng tạo. Khi đến mảng chủ đề tôi sử dụng chất liệu có bề mặt trơn nhẵn để có thể dễ dàng dán và bóc ra thay đổi hình ảnh để phù hợp với chủ đề, tôi trang trí một số chi tiết và để lại khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia trang trí cùng. Ngoài ra góc bé đến lớp không chỉ được trang trí từ các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu là các chiếc nấm và các loại quả đẹp, bắt mắt để thu hút trẻ mà ở đó trẻ được tự điểm danh tổ mình và kiểm tra hôm nay ai đến lớp và ai nghĩ. Ở góc kỹ năng bằng sự khéo léo và hiểu biết của mình trẻ tháo rời thay trang phục cho búp bê, đan tết và đan lát 5 chơi. Bằng hình ảnh bắt mắt phù hợp như hình ảnh các chú rùa, các dấu chân và bạn bọ rùa để trẻ thỏa sức vui chơi, sáng tạo cách chơi mà trẻ thích. Các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đặt ở không gian trong lớp, ngoài hiên để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ đều được xây dựng theo hướng mở, theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẫm mĩ, đạo đức và xã hội. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo. Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, say mê, không còn nhàm chán, rập khuôn, máy móc như trước. * Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú. Để tổ chức một hoạt động cho trẻ đạt được những hiệu quả cao nhất, mang lại chất lượng tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, thì bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi mang tính đa dạng và hấp dẫn. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non học thông qua chơi, qua các hoạt động chơi trẻ trưởng thành hơn, trẻ hiểu biết nhiều hơn.Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đẩy mạnh việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động một cách có hiệu quả. Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non đa dạng về hình dáng, màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng không phải các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng tốt. Hơn nữa không phải giáo viên nào cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng đồ chơi có sẵn để phục vụ cho nhu cầu vui chơi của trẻ. Mà trẻ thì lại thích cái đẹp, cái mới lạ, mà gần gũi với trẻ để trẻ thỏa sức khám phá. Muốn cho trẻ hoạt động hiệu quả tích cực thì ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, và ngoài sân trường. Kế hoạch cụ thể: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ dùng nào cần làm, cần bổ sung thêm bao nhiêu, từng chủ đề đồ dùng nào cần trước thì bổ sung trước. Tận dụng các nguyên liệu để làm đồ chơi cho trẻ. Ngoài những nguyên liệu mua sẵn tôi tận dụng những nguyên liệu ở dạng phế liệu, dễ tìm như xốp, đĩa CD cũ, bìa quảng cáo, nắp chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, vải vụn. Tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên như sỏi, mo cau, lá cây. 7 Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tác với các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi máy móc nhàm chán không sáng tạo. Tôi luôn tạo cơ hội khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên liệu học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Từ những học liệu, đồ dùng, đồ chơi mà cô chuẩn bị ở các góc tôi gợi ý hướng dẫn trẻ sử dụng, chơi nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Ở góc học tập chuẩn bị các số lô tô về nhiều chủ đề khác nhau bỏ trong hộp học liệu. Khi trẻ chơi tìm nhận biết chữ cái trẻ có thể tìm chữ cái theo yêu cầu gắn lên. Từ những hộp học liệu thiên nhiên như hạt gấc, hạt na, vỏ hến, vỏ ốc, sỏi. Tôi hướng dẫn trẻ chơi xếp chữ cái, xếp số, xếp hình con vật, hoa tùy từng chủ đề khác nhau mà trẻ thỏa sức sáng tạo theo ý của mình. Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi mua sẵn cô chuẩn bị cành cây để trẻ tự gắn lên tạo thành những cái cây thật đẹp. Trẻ dùng hộp sữa để tạo thành những chiếc xe, đoàn tàu, hàng rào. Góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu cô chuẩn bị sẵn như màu, nắp chai, đất nặn, lá cây Trẻ tạo thành những bức tranh những con vật, bông hoa Hình ảnh 7: Trẻ tham gia chơi xếp hình với sỏi, nắp chai Cũng ở góc thiên nhiên hôm nay cô sẽ cho trẻ chăm sóc tưới nước cho cây, ngày mai tôi lại hướng dẫn trẻ ngắm nhìn, quan sát cây có gì mới so với ngày hôm qua. Khuyến khích trẻ trang trí góc thiên nhiên đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồ dùng cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn. 9 Hình ảnh 9: Trao đổi cha mẹ trẻ một số nội dung trong bảng tuyên truyền Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia. Cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động mạnh dạn tự tin và tự chủ hơn. 11 tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. - Phụ huynh tham gia đầy đủ các cuộc họp, lắng nghe giáo viên phổ biến nội dung cuộc họp để cùng phối hợp chăm sóc giáo dục các cháu ở nhà. Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. * Khó khăn - Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên. - Một số cháu còn rụt rè, tự ti chưa có nhiều sáng tạo trong việc trang trí, bố trí đồ dùng, đồ chơi trong lớp cùng cô. - Phụ huynh lớp tôi chủ yếu làm công nhân việc đưa đón trẻ chủ yếu nhờ vào ông bà nên việc trao đổi với phụ huynh đôi lúc còn gặp khó khăn. Kết quả khảo sát đầu năm học: Tổng số trẻ: 30 trẻ KẾT QUẢ TT NỘI DUNG Số trẻ đạt Tỷ lệ (%) Trẻ tham gia vào hoạt động xây dựng 1 14/30 46,6 môi trường. Kỹ năng sử dụng học liệu, nguyên vật 2 13/30 43,3 liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ. 3 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 16/30 53,3 Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, các trang mạng, qua học hỏi từ đồng nghiệp và bằng những kinh nghiệm trong những năm công tác, để áp dụng một số biện pháp để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và đã đạt kết quả. 2.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Để khắc phục và giải quyết những thực trạng trên tôi đã tìm ra các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớn như: + Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù hợp, đa dạng, hấp dẫn. + Trang trí lớp theo hướng mở, linh hoạt. + Chuẩn bị đồ dùng học liệu đa dạng, phong phú. 13 Số trẻ đạt Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % đạt 1 Trẻ tham gia vào hoạt động xây 14/30 46,6% 29/30 96,6% dựng môi trường. 2 Khả năng sử dụng học liệu, 13/30 43,3% 28/30 93,3% nguyên vật liệu có sẵn từ sẵn từ thiên nhiên của trẻ 3 Trẻ hứng thú tham gia hoạt 16/30 53,3% 29/30 96,6% động Tôi có được những kết quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo của nhà trường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã tạo điều kiện thời gian giúp tôi học hỏi, suy nghĩ và tìm ra sáng kiến mới. Dù kết quả khả quan nhưng mới là ban đầu, trong thời gian đến, tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến để hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia đình. 3. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không có 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cần phải có: Về phía nhà trường: Mở các lớp tập huấn về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội giao lưu với các trường bạn. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo, đầy đủ đồ dùng đồ chơi. Để trẻ hoạt động an toàn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Về phía giáo viên: Luôn tạo cơ hội cho tất cả trẻ được làm, sử dụng và bố trí đồ dùng, đồ chơi mà trẻ tạo ra. Để trẻ được thỏa sức sáng tạo bố trí không gian lớp cùng cô. Sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có để tổ chức cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi đơn giản mà kích thích sự tò mò, ham tìm tòi của trẻ. Phải thường xuyên nghiên cứu sách, báo, tài liệu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Bố trí không gian lớp hợp lý để tất cả các trẻ đều được vui chơi và trãi nghiệm. Về phía phụ huynh: Cha mẹ trẻ phối hợp chặt chẽ với giáo viên để thường xuyên giáo dục, quan tâm, nắm bắt tình hình của trẻ. Hỗ trợ giáo viên các nguyên vật liệu phế thải, có sẵn trong thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. 5. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Rình độ Nội dung TT tháng tác danh chuyên công việc năm sinh môn hổ trợ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_g.doc