Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non Tràng An
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non Tràng An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non Tràng An
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giữa trường mầm non và các cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp là mối quan hệ chỉ đạo - thực hiện, mối quan hệ phối kết hợp. Xác định được tính chất của từng mối quan hệ giúp cho người quản lý xác định được cách giao tiếp phù hợp để đạt được yêu cầu của công việc. Giao tiếp là một hình thức để nhà trường tiến hành hoạt động quản lý để thiết lập những mối quan hệ, thu nhận thông tin nhằm giải quyết công việc trong điều hành quản lý nhà trường. Trong trường mầm non có các mối quan hệ xã hội và các mối quan hệ quản lý: Quan hệ của người quản lý với ban giám hiệu, hội đồng nhà trường và các đoàn thể. Các mối quan hệ này rất đa dạng, phong phú và có những vai trò khác nhau trong đời sống nhà trường. Quan hệ quản lý là các mối quan hệ theo kiểu nhóm chính thức giữa người quản lý với các tổ chức, cá nhân khác nhau mang tính chất công việc nhằm cùng nhau thực hiện những mục tiêu của nhà trường đề ra. Trong nhóm chính thức thường tồn tại nhóm không chính thức. Người quản lý cần nắm chắc và hiểu rõ các tổ chức không chính thức, để có tác động tinh thần thông qua các mối quan hệ thân tình, nhằm giải quyết công việc hợp tình, hợp lý. Vì những lý do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non Tràng An” 2. Mục đích nghiên cứu - Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu và xây dựng các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng về có các mối quan hệ xã hội và các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non nơi tôi đang công tác. 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng về các mối quan hệ xã hội và các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non nơi tôi đang công tác. - Kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2019-2020. Thời gian bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, phương pháp đánh giá, phương pháp quan sát, phương pháp giám sát, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tổng hợp 1/10 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ, các quy định, quy ước trong nhà trường. Để giúp cho việc xây dựng tốt các mối quan hệ quản lý trong trường mầm non, việc đầu tiên người cán bộ quản lý cần xây dựng quy chế dân chủ, các quy định, quy ước trong trường nhằm: - Phát huy quyền làm chủ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên. - Động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của đội ngũ. - Tăng cường khối đoàn kết trong tập thể nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục, vì mục tiêu phát triển của trường. - Quy định rõ ràng về nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn, quyền lợi của từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong trường. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã triệu tập cuộc họp Hội đồng trường để bàn, phân tích chỉ ra những mặt mạnh - những điểm còn tồn tại của năm học trước và dự kiến phương hướng khắc phục để điều chỉnh cho phù hợp với đòi hỏi và tình hình thực tế hiện tại. 3.2. Xây dựng mối quan hệ với giáo viên, nhận viên và cán bộ trong nhà trường. Trước hết người quản lý phải hiểu rằng, mỗi một con người là một nhân cách phức tạp, cá biệt và đa dạng. Con người làm việc có mục đích và có động cơ. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow “...con người có nhiều nhu cầu được xếp theo 5 thứ bậc từ thấp đến cao: nhu cầu sinh tồn; nhu cầu an toàn; nhu cầu được thừa nhận; nhu cầu được coi trọng và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự khẳng định bản thân. Khi các loại nhu cầu được thoả mãn thì con người sẽ sống và làm việc rất tích cực ”. Để giúp CBGVNV thoả mãn các nhu cầu của họ, người quản lý cần đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho đội ngũ. Cũng như bằng các mối quan hệ ngoài nhà trường, tham mưu, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và phụ huynh .tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên được sống và làm việc trong môi trường tốt. Đồng thời người quản lý phải biết động viên khen ngợi kịp, nhằm thoả mãn nhu cầu được thừa nhận, được coi trọng, điều đó sẽ tạo điều kiện tự do để họ phát triển, sáng tạo và được khẳng định mình. Để làm được điều này không phải dễ, bởi vậy người quản lý cần lựa chọn cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng như: 3/10 tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất. Bởi vì mỗi quyết định thi hành kỷ luật sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ. - Tin tưởng vào giáo viên. Đối xử với mọi người một cách công bằng. Cần sử dụng đúng người đúng việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của họ để phát huy khả năng của từng người nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên có được các mối quan hệ cá nhân tốt vẫn chưa đủ để tạo ra bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường. Muốn có được bầu không khí sư phạm lành mạnh, người quản lý phải xây dựng được các mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân một cách lành mạnh. 3.3. Xây dựng mối quan hệ với BGH, Hội đồng giáo dục nhà trường 3.3.1. Với BGH BGH trường mầm non gồm có hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Mối quan hệ của các thành viên trong ban giám hiệu có ảnh hưởng quyết định tới không khí làm việc chung, chất lượng của nhà trường và các mối quan hệ với bên ngoài. Để xây dựng được mối quan hệ này tốt, các thành viên trong BGH cần: - Hiểu biết và tin tưởng nhau. Thông cảm với hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong BGH để tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt công việc cơ quan cũng như chức trách với gia đình. - Có sự phân công công việc rõ ràng, có kế hoạch làm việc cụ thể. - Hiệu trưởng cần công khai, dân chủ, biết cách phân công công việc và uỷ nhiệm quyền hạn cho các phó hiệu trưởng. Hiệu trưởng nên đảm nhận những công việc chung, quan hệ với bên ngoài, với các tổ chức địa phương và cộng đồng. - Các phó hiệu trưởng tập trung nỗ lực vào việc chỉ đạo chuyên môn được phân công. Nên biết lắng nghe, trao đổi, cùng bàn bạc nhất trí. - Hiệu trưởng nên khuyến khích, ủng hộ các sáng kiến của các phó hiệu trưởng. Các thành viên cần hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. 3.3.2. Với Hội đồng giáo dục nhà trường. Hội đồng giáo dục tư vấn cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ; Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà trường; Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp cải tiến công tác của nhà trường. Một hội đồng giáo dục làm việc tốt sẽ có các chiến lược tốt, đặt ra các mục tiêu phù hợp, sẽ sử dụng quyền lực để cho phép lãnh đạo trường thực hiện trách nhiệm của mình một cách có hiệu quả cao. Hội đồng giáo dục không có quyền tước đi chức năng của lãnh đạo nhà trường, nhưng lãnh đạo nhà trường cần có trách 5/10 - Xin ý kiến chỉ đạo của chi bộ Đảng khi ra các quyết định về hoạt động giáo dục trong nhà trường, hoặc khi có việc đột xuất mà hiệu trưởng không thể tự ra quyết định. - Chịu trách nhiệm trước chi bộ Đảng về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tình hình trật tự trị an trong trường. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học cho chi bộ Đảng một cách thường xuyên. - Vận động và bồi dưỡng Đảng viên trẻ. Động viên quần chúng góp ý phê bình làm cho tổ chức Đảng trong nhà trường trong sạch, vững mạnh. - Chi bộ thường xuyên liên hệ, quan tâm, theo dõi, nắm bắt các hoạt động, kịp thời chỉ đạo nhà trường khi cần thiết, giúp nhà trường phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đề ra. - Xây dựng khối đại đoàn kết trong nhà trường: Với trường chúng tôi, đồng chí hiệu trưởng lại kiêm Bí thư chi bộ, nên để tránh sự độc đoán, thiếu dân chủ trong công tác, đồng chí đã thường xuyên tăng cường hội ý trong chi bộ và đưa ra Hội đồng trường để bàn bạc kỹ trước khi đưa ra quyết định. 3.5.2. Với đoàn thanh niên Đoàn thanh niên trong trường là một tổ chức chính trị của thanh niên, đại diện cho quyền làm chủ và quyền lợi chính đáng của đoàn viên thanh niên trong trường. Đây là đội hậu bị tin cậy của Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng và Đoàn cấp trên, là nòng cốt của phong trào thanh niên.. Trong trường học, hoạt động của Đoàn phải cố gắng vào việc xây dựng nhà trường lớn mạnh. Đoàn phải bồi dưỡng thanh niên, đoàn viên thành những người có văn hoá, có sức khoẻ, giáo dục bồi dưỡng chính trị tư trưởng cho đoàn viên thanh niên. Đoàn phải thường xuyên cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt, làm cho hoạt động luôn phù hợp với sở thích và phát triển năng lực của tuổi trẻ vào sự nghiệp giáo dục ở trường mầm non. Đoàn thanh niên là một lực lượng hết sức quan trọng, chính họ là lực lượng đẩy các phong trào thi đua, các hoạt động sôi nổi hơn. Vì vậy, người quản lý cần khéo léo chỉ đạo Đoàn tổ chức vận động, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường, giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Nếu người quản lý luôn tin cậy và khơi nguồn thì quyết tâm, ý chí sẽ được tôi luyện và mọi trở ngại, khó khăn họ vượt qua. 7/10 - Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, cung cấp các tri thức, kỹ năng về chuyên môn và quản lý để họ tham gia vào công tác quản lý nhà trường. - Tạo bầu không khí thi đua, tích cực, tự giác làm việc và học tập. - Những vấn đề liên quan đến người lao động, lãnh đạo phải bàn bạc, thống nhất với công đoàn thông qua các cuộc họp Hội đồng trường. - Bên cạnh đó, người quản lý cần khôn khéo lựa chọn ban chấp hành công đoàn và đề bạt chủ tịch công đoàn phải là những người có lòng nhân ái, có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm với nhà trường và công tác CSGD trẻ, có uy tín, là chị “Tâm giao”. Từ đó người lãnh đạo sẽ có những kế hoạch hành động thiết thực phù hợp, vừa thoả mãn nhu cầu chính đáng của đội ngũ và gắn chặt sợi dây đoàn kết trong nhà trường. Người quản lý là cầu kết nối giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể tạo thành một khối nhất trí thống nhất để tạo nên sức mạnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường. Vì vậy mọi công việc của nhà trường cần bàn bạc công khai với sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể nói trên, định kỳ có các cuộc họp để trao đổi, báo cáo tình hình (1 lần/tháng). 4. Hiệu quả SKKN Sau một năm học, vừa thực hiện các biện pháp vừa tổng hợp, đánh giá kết quả để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, thực hiên triệt để nội dung đã xây dựng trong kế hoạch. Mặt khác, do có sự thống nhất cao của BGH và đội ngũ giáo viên, nhận viên đã nỗ lực xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh như những gì mà chúng tôi mong đợi. Kết quả là sự khẳng định, sự tiến bộ của một tập thể đoàn kết, vững mặt về mọi mặt. Thực tế, trường mầm non Tràng An đã được các cấp lãnh đạo giao cho các nhiệm vụ quan trọng của ngành. Đăc biệt, đây chính là điểm đến tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi con em mình đến trường mầm non. Điều đó khẳng định chất lượng của một ngôi trường tốt và đó là tiền đề để phát triển các mối quan hệ quản lý tốt hơn nữa vào những năm học sau. (Có các biểu tổng hợp kết quả đạt được) 9/10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cac_moi_quan.doc