Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

pdf 37 trang skkn 10/07/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
 I 
 UBND HUYỆN GIA LÂM 
 TRƯỜNG MẦM NON TRUNG MẦU 
 ********&******** 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP 
 ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
 TRONG QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON 
 Lĩnh vực: Quản lý 
 Cấp học: Mầm non 
 Tên tác giả: Vũ Thị Thu Thúy 
 Đơn vị công tác: Mầm non Trung Mầu 
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng 
 NĂM HỌC 2020 – 2021 PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài 
 Sự xuất hiện của và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền 
thông đã, đang và sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thế giới. Có thể nói, 
công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến hầu hết các ngành nghề 
trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nơi tính hiệu quả của việc ứng dụng 
CNTT cả trong dạy học và quản lý đều đã được chứng minh. 
 Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng 
CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả 
thiết thực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân 
sự, chuyên môn, thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng và khoa 
học. 
 Tuy nhiên trong công tác quản lý nuôi dưỡng thì việc ứng dụng công nghệ 
thông tin lại chưa được chú trọng mặc dù công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là 
nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong các hoạt động của trường mầm non. 
 Trong gần 3 năm được phân công làm nhiệm vụ phụ trách quản lý công 
tác nuôi dưỡng tôi nhận thấy trong công tác quản lý nuôi dưỡng có rất nhiều 
công việc tỉ mỉ,vụn vặt, tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra số liệu cho chính xác. 
Nếu không biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thì khó có thể hoàn 
thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình. 
 Chính vì vậy, năm học 2020 - 2021 và cả những năm học trước, tôi luôn 
suy nghĩ, tìm biện pháp để ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác 
quản lý nuôi dưỡng một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa 
chọn đề tài: “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 
nuôi dưỡng ở trường mầm non”. 
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
 + Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2021 
 + Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông 
tin trong quản lý nuôi dưỡng ở trường mầm non”. 
 + Phạm vi nghiên cứu: Tại trường mầm non Trung Mầu – Huyện Gia Lâm 
 Trong đó: 
 - Nhóm lớp: 09 nhóm 
 - Tổng số trẻ: 340 trẻ 
 - Tổng số nhân viên: 13 đồng chí (trong đó có 06 đ/c nhân viên nuôi 
dưỡng) - Tổng số giáo viên: 18 đồng chí. 
 2/20 
 Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nuôi dưỡng 
đã giúp tôi làm tốt công việc quản lý của mình cũng như góp phần nâng cao chất 
lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. 
II. Cơ sở thực tiễn 
1. Đặc điểm tình hình 
 Trường mầm non nơi tôi công tác là một ngôi trường nhỏ thuộc vùng 
nông thôn nghèo nằm cuối huyện Gia Lâm. Những năm gần đây trường đã đạt 
được những bước tiến đáng kể trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. 
 Năm học 2020-2021 trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và 
học sinh như sau: 
- Tổng số CB - GV - NV: 34 người 
 Trong đó : + BGH: 03 người 
 + Giáo viên: 18 người 
 + Nhân viên: 13 người ( trong đó có 06 nhân viên nuôi dưỡng) 
- Tổng số học sinh: 340 trẻ/ 09 nhóm lớp 
2.Thuận lợi: 
 - Luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của UBND huyện Gia Lâm, phòng 
giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm cũng như Đảng, chính quyền địa phương. 
 - Bếp ăn được xây dựng kiên cố, có hệ thống nước sạch, có đầy đủ các 
trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ. 
 - 100% đồ dùng sơ chế, chế biến như: Rổ, rá, xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, 
đồ dùng đựng thức ăn, đựng cơm, canh bằng chất liệu an toàn, không thôi nhiễm 
hóa chất khi sử dụng. 
 - Sử dụng 100% các loại thực phẩm sạch của các công ty có đầy đủ tư 
cách pháp nhân và được phê duyệt của UBND huyện: Công ty cung cấp thực 
phẩm Bảo An Huy, công ty cổ phần đầu tư sữa học đường... 
 - Trường có diện tích đất để tạo nguồn rau sạch tại chỗ cho trẻ. 
 - 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. 
 - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt 
chuẩn và trên chuẩn. 
 - 100% trẻ ăn bán trú và có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng. 
 - Đa số phụ huynh trẻ, quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng của nhà 
trường. Vì vậy, đầu năm học đã thống nhất tăng mức tiền ăn từ 18.000đ lên 
21.000đ. Tuy vẫn còn thấp so với các trường trong Huyện nhưng đó cũng là một 
điểm sáng trong công cuộc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của 
nhà trường. 
 4/20 
 Chính vì những hạn chế trong cách làm cũ mà tôi đã nghĩ ra cách sử dụng 
ứng dụng Google trang tính được tích hợp sẵn trên ứng dụng Gmail để quản lý 
sĩ số trẻ hàng ngày. Từ khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy rất hiệu quả, con 
số chính xác, khi các lớp nhập xong là có kết quả ngay không mất thời gian tính 
toán mà các tính năng cũng như các loại hàm đều tương tự như Excel nên khá 
đơn giản. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu trên CSDL của google độ an toàn 
cao hơn không lo mất dữ liệu. Nếu chúng ta sử dụng máy tính cá nhân, hay bất 
cứ máy tính nào sẽ xảy ra những hiện tượng máy hỏng cài lại win, ổ cứng bị lỗi 
hay máy bị nhiễm virus...sẽ bị mất dữ liệu do đó Google giúp chúng ta lưu lại 
hết tất cả công việc của chúng ta làm, nó lưu trữ hàng ngày, nhiều năm mà 
không bị mất. Ví dụ hôm nay chúng ta điều chỉnh cái gì đó và sau 2 tháng sau 
thì chúng ta xem được lịch sử ngày hôm nay chúng ta điều chỉnh gì. Đó là tính 
năng lớn nhất đối với công cụ này mà làm việc bằng Excel offline không có 
được. Cách làm như sau: 
Bước 1: Mở tài khoản Gmail truy cập vào ứng dụng Trang tính 
Bước 2: Tạo một trang tính mới 
- Bấm chuột vào ô có dấu ‘+’ trong phần “Bắt đầu bảng tính mới” 
 6/20 
 Tuy nhiên khi dán vào sẽ bị thay đổi chiều rộng của các ô cột chúng ta 
cần phải mất một chút thời gian để đièu chỉnh lại, nhưng vẫn nhanh hơn là tạo 
mới. 
 - Trong trang tính cũng có tính năng định vị, điều này tránh việc nhầm lẫn 
khi giáo viên nhập dữ liệu. Bởi vì đây là bảng theo dõi cả tháng nên sẽ rất dài, 
nếu ta không có định vị lại thì khi chúng ta kéo thì sẽ khó theo dõi, chúng ta sẽ 
không biết đây là nội dung cột nào. Vì vậy, tôi đã làm như sau: Để chuột vào 
hàng mà chúng ta muốn cố định -> Menu xem. Trong menu xem chứa tất cả các 
định dạng. Chúng ta kéo xuống cố định -> tới hàng hiện tại 
 VD: Tôi đặt chuột tại hàng số 5 --> vào Menu Xem --> Cố định --> tới 
hàng hiện tại(5) 
 8/20 trị mà chỉ việc dùng công thức và để công cụ tự thực hiện công việc tính 
toán một cách nhanh chóng và đơn giản. 
 Có 3 cách để dùng công thức SUM 
 --> Cách 1: Bôi đen những ô trong phạm vi mà bạn muốn tính tổng giá trị 
rồi ấn vào biểu tượng ∑ trên thanh công cụ rồi chọn SUM 
 --> Cách 2: Chọn công thức SUM trong biểu tượng ∑ trên thanh công cụ, 
sau đó chọn phạm vi ô mà bạn mong muốn dùng thực hành các bước 
 --> Cách 3: Gõ dấu = sau đó tự gõ các phương pháp và phạm vi ô mà 
bạn muốn sử dụng. 
 --> Cuối cùng ấn nút ‘Enter’ để kết thúc thực hành các bước. 
VD: Để tính tổng số trẻ báo ăn toàn trường tôi nhập công thức sau: 
=SUM(D6+F6+H6+J6+L6+N6+P6+R6+T6) 
Sau khi nhấn Enter trang tính tích hợp chế độ tự điền nếu có sd lại công thức đó 
cho các hàng tiếp theo ta chỉ việc click chuột vào dấu 
 - Công thức tiếp theo đó là tính tỉ lệ phần trăm (%) để biết được tỉ lệ 
chuyên cần của từng lớp cũng như toàn trường. 
 VD: Để tính tỉ lệ chuyên cần của lớp A1 tôi nhập công thức sau 
=C32/(C33*12)sau đó click và dấu % (Định dạng theo phần trăm) 
 trong đó: . C32 là tổng số trẻ đi có mặt từ ngày 02/03/2021- 15/03/2021 
 . C33 là tổng số trẻ đi học của lớp 
 . 12 là tổng số ngày trẻ đi học ( vì tôi lấy ví dụ của giữa tháng đang 
thực hiện nên số ngày trẻ đi học mới được 12 ngày. 
 10/20 Chỉ vài bước đơn giản đã giúp thôi nhẹ nhàng hơn trong việc quản lý, 
theo dõi trẻ hàng ngày từ đó kịp thời đôn đốc nhắc nhở các lớp nếu số trẻ nghỉ 
học quá nhiều và phát hiện kịp thời những lớp chưa trung thực trong báo ăn cho 
trẻ nếu số trẻ có mặt và số trẻ báo ăn có sự chênh lệch quá lớn. 
 Bên cạnh đó cũng giúp cho đồng chí kế toán đỡ vất vả trong việc lấy số 
liệu báo ăn để điều chỉnh lượng thực phẩm mua cho phù hợp kịp thời hơn. 
(VD1: Bảng tổng hợp theo dõi trẻ tháng 1/2021 - Minh chứng phần phụ lục ) 
2. Biện pháp 2: Quản lý thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ trên phần 
mềm GoKids. 
 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng thực đơn, tính khẩu 
phần ăn cho trẻ là một việc làm quan trọng mang tính khoa học. Nó không chỉ 
nhằm mục đính sử dụng phân phối hợp lý tiền ăn để giảm tối đa sự thâm thừa 
tiền ăn trong ngày của trẻ mà nó còn giúp người quản lý công tác chăm sóc nuôi 
dưỡng tính được lượng thực phẩm, tỷ lệ các chất cần và đủ để cung cấp cho trẻ 
trong các bữa ăn ở trường mầm non cũng như chỉ đạo, giám sát việc xây dựng 
thực đơn, tính khẩu phần ăn một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm. 
 Năm học 2020 – 2021, phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo 100% các trường 
mầm non trong huyện thực hiện tính khẩu phần ăn trên phần mềm đã được 
huyện phê duyệt. Phần mềm GoKids đã chỉ ra được những tính năng ưu việt mà 
công thức tính trên Excel trước đây không có được đó là: Toàn bộ quy trình 
nghiệp vụ, cơ sở tính toán, các mẫu biểu báo cáo đều tuân thủ chặt chẽ các văn 
bản pháp lý liên quan như các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, 
Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Dữ liệu gốc làm căn cứ tính toán đều được sử dụng từ 
các tổ chức chuyên môn cao nhất về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em như Vụ 
giáo dục mầm non - Bộ giáo dục và đào tạo hoặc các cơ quan chuyên chuyên 
môn về dinh dưỡng, lương thực và thực phẩm của Việt Nam và Quốc tế như 
Viện dinh dưỡng quốc gia, Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế 
 Tính khẩu phần ăn là công việc, nhiệm vụ của đồng chí kế toán, song bản 
thân tôi là quản lý tôi nhận thấy rằng khi mình biết làm và làm tốt thì cũng sẽ dễ 
dàng hơn trong quản lý. Do đó, tôi thường xuyên giám sát và hỗ trợ đồng chí kế 
toán xây dựng thực đơn, tạo món ăn trên phần mềm,cân đối định lượng các chất 
vào các đợt thay đổi thực đơn. Để tiến hành thực hiện tính khẩu phần ăn trên 
phần mềm Gokids tôi đã thực hiện những bước sau: Đầu tiên là phải truy cập 
vào trang chủ kc.edu.vn --> Sau đó nhập tên đăng nhập, mật khẩu và mã bảo vệ. 
 12/20 
 Việc này chỉ cần làm 1, 2 lần trong một năm học nếu thực đơn sử dụng 
không thay đổi, nếu có thay đổi chỉ cần thêm món mới. Thường là vào dịp hè, 
khối lượng công việc ít tôi thường tranh thủ thêm các món ăn mới dự kiến đưa 
vào thực đơn trong năm học sau nên việc làm này đối với tôi không quá vất vả. 
* Bước 3: Thực đơn mẫu. 
 - Đây là việc làm rất quan trọng, mục này ta có thể chọn thực đơn từ tham 
khảo thực đơn mẫu hoặc nhập mới. 
 - Để tạo thực đơn mới ta nhấn vào nút “Thêm mới” sau đó điền đầy đủ 
các thông tin bữa trưa, bữa chiều, ssố tiền ăn của trẻ cũng như số trẻ trung bình 
cộng trong tháng để tránh phải thêm bớt, sửa đổi nhiều. 
 Sau khi nhập đủ các thông tin ta tiến hành nhập số lượng thực phẩm sao 
cho cân đối được định lượng sáng chiều và tỉ lệ các chất. 
 + Đối với trẻ nhà trẻ: Lượng calo cần có tại trường là 600 - 
651Kcalo/ngày chiếm khoảng 60%- 70% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
Gồm 3bữa: - Bữa trưa: 30% - 35 % 
 - Bữa phụ chiều: 25% - 30 % 
 - Bữa chính chiều: 5% - 10% 
Tỉ lệ P:L:G tương ứng là: P: 13% - 20%; L: 30% - 40%; G: 47% - 50% 
+ Đối với trẻ Mẫu giáo: Lượng calo cần có tại trường là 615 - 726Kcalo/ngày 
chiếm khoảng 50%- 55% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
Gồm 2 bữa: - Bữa trưa: 30% - 35 % 
 - Bữa phụ chiều: 15% - 25 % 
Tỉ lệ P:L:G tương ứng là: P: 13% - 20%; L: 25% - 35%; G: 52% - 60% 
* Bước 4: Cân đối khẩu phần 
Để cân đối khẩu phần ta chọn mục “cân đối khẩu phần” . Bước này tôi thường 
yêu cầu đồng chí kế toán thực hiện từ ngày hôm trước lấy số trẻ dự tính bằng số 
 14/20 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.pdf