Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

docx 11 trang skkn 10/07/2024 1450
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lý do chọn đề tài
 Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay 
đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy - học nhất là khi nền giáo dục của 
nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ thông tin. Để đạt được mục tiêu 
đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học đã 
và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học 
 Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo 
dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kéo theo sự phát triển 
của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho 
người giáo viên mầm non như Bộ Office, Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, 
Converter, Kispix, Kismas,...Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công 
cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy 
chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, điện thoại 
thông minh, ipad vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa 
tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu 
quả của giờ dạy. Vì vậy chúng ta cần phải thấy được những ưu điểm của việc ứng 
dụng công nghệ thông tin vào dạy - học để phát huy được những điểm mạnh của 
nó. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông 
trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho trẻ, tạo ra một 
môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Cùng với tình hình dịch bệnh covid 
diễn biến phức tập học sinh không thể đến trường như trước đây để cùng chung tay 
đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập. Việc áp dụng công nghệ thông 
tin trong công tác giảng dạy lúc này là điều không thể thiếu và đây cũng là thời cơ 
để việc ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiểu quả tối ưu trong việc học của trẻ khi 
ở nhà. Với mong muốn giúp các con có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, quấn 
hút mà dễ tiếp thu kiến thức cần cung cấp cho trẻ mâm non, góp phần nâng cao 
hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học 
cho mầm non khi nghỉ dịch ở nhà tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Một số biện 
pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng học tập cho trẻ mầm 
non trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”.
 2. Mục đích nghiên cứu
 1/11 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính 
phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 
đến năm 2030; Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính 
phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và 
hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025.
 Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã 
tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, 
tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
 Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, 
xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện 
cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Công nghệ 
thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc 
đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ 
trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như hiện nay. 
 Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên chủ động hơn 
trong kế hoạch bài giảng của mình, dễ dàng tìm kiếm các tài nguyên phục vụ bài 
giảng, tạo mạch liên kết giữa các đơn vị kiến thức tự nhiên, hợp lý hơn. Trẻ cũng 
được tiếp xúc với kiến thức cũng như được tương tác tốt hơn với giáo viên thông 
qua các hoạt động, trò chơi tương thích. Gây hứng thú cho trẻ và giúp trẻ có ấn 
tượng sâu về các đối tượng được tìm hiểu, ghi nhớ sâu hơn về nội dung bài học.
 2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi
 * Về phía nhà trường 
 Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi: Trang 
bị cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp 
cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy. Ban 
giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn. Tạo điều kiện mở các buổi 
tập huấn trong tổ chuyên môn cũng như có sự bồi dưỡng từ nhân viên IT cho giáo 
viên về các kỹ năng, cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao 
chuyên môn, tạo trò chơi tương tác và các phần mềm tin học: Phần mềm Power 
Point, phần mềm Ispring, Bảng tương tác
 3/11 yêu cầu đổi mới của nhà trường nói chung và của ngành nói riêng. Từ học hỏi các 
đồng nghiệp, tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Thông qua các 
buổi tập huấn online chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin của trường giáo 
viên đưa ra các nhận xét về các video tiết dạy cũng như khả năng ứng dụng công 
nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động đã phù hợp chưa, linh hoạt chưa, các hình 
ảnh âm thanh có đạt được mục tiêu của bài dạy hay không sau đó ghi nhận xét vào 
sổ bồi dưỡng chuyên môn của mình để làm tài liệu. Tự bồi dưỡng qua các video tiết 
dạy của đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm và rút ra bài học cho bản thân.
 3.2. Xây dựng kho video, bài giảng điện tử, cũng như các tư liệu phục vụ 
cho công tác giảng dạy online.
 Bên cạnh việc học tập bồi dưỡng về trình độ tin học, các máy móc và thiết 
bị, thì không thể thiếu cho bản thân chính là “Kho tư liệu điện tử” để tôi có thể ứng 
dụng công nghệ tin học một cách có hiệu quả khi thiết kế các bài giảng điện tử, 
video tiết dạy. Chính vì vậy tôi đã xây dựng cho mình kho tư liệu dưới nhiều hình 
thức:
 + Xây dựng kho tư liệu riêng trên google drive: Trên dirve các nội dung 
được tôi chia thành nhiều thư mục với các từng nội dung khác nhau (kho video, 
kho bài giảng điện tử, các trò chơi, các bài thơ- câu chuyện- bài hát được chia theo 
từng chủ đề chủ điểm trong năm học)
 + Khai thác tư liệu trên các trang thông tin của ngành(Violet, Kho bài giảng 
e-Learning, Pinterest for kid, Themeasuredmom, Gokids,) Để các cho mình 
nguồn tư liệu phong phú phục vụ công tác giảng dạy trẻ tại nhà với hình thức 
online.
 3.3. Lựa chọn nội dung, tìm kiếm các tư liệu phù hợp để xây dựng các bài 
giảng điện tử trong giảng dạy.
 * Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet: 
 Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và 
chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn 
hơn.
 Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù 
hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức 
đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc, lượng thông tin bổ sung 
vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. 
 * Chọn bài giảng thích hợp: 
 5/11 Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu về ông mặt trời, sau đó quay video lại 
hướng dẫn trẻ cách vẽ ông mặt trời, gợi ý, hướng dẫn trẻ cách tô màu
 + Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán:
 Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận biết so sánh 
màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm các sự vật hiện tượng.
 Ví dụ: Với nội dung bài dạy hướng dẫn trẻ sắp xếp theo quy tắc, giáo viên 
xây dựng bài dạy trên PowerPoint, đưa ra các hiệu ứng, sinh động, các hình ảnh 
liên hệ trong thực tế, để trẻ dễ hình dung. Phần trò chơi có thể kết hợp cùng các 
hiệu ứng hẹn giờ, hay hình ảnh, âm thanh để tăng thêm hứng thú cho trẻ. Tạo các 
dạng bài tập mang tính tương tác cao như các bài tập trên Livewordsheet gửi tới 
phụ huynh vào mỗi tuần. Từ đó nâng cao chất lượng giờ học.
 3.4. Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm PowerPoint, ispring thiết kế bài 
giảng điện tử, bài giảng elearning.
 * Power Point là một phương tiện trình diễn sinh động bài giảng thông qua 
màu sắc của văn bản, sự phong phú của hình ảnh các dạng hình học, chữ số, những 
đoạn âm thanh video, những đoạn ghi âm để minh hoạ cho bài giảng giúp trẻ hiểu 
sâu hơn vấn đề. Bài giảng sử dụng PowerPoint trình diễn là công cụ hữu hiệu để 
đặt vấn đề cho bài giảng phân tích những hiện tượng diễn tả bằng hình ảnh, đưa ra 
những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh giúp trẻ dễ 
nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố 
kiến thức tổ chức các hình thức học tập mới lạ tạo sự tương tác cao giữa người học 
và người dạy. Để thiết kế một số Slide hỗ trợ cho bài giảng người giáo viên cần chú 
ý điểm sau:
 + Lập kế hoạch xây dựng giáo án điện tử.
 + Thiết kế giáo án điện tử, nội dung bài cần theo tiến trình bài giảng và đặc 
biệt chú ý tới phương pháp dạy học của từng hoạt động.
 + Phân loại tuỳ theo loại nội dung bài giảng: hình thành khái niệm, áp dụng 
phương pháp mô hình, phương pháp thực nghiệm. Xây dựng một bài giảng điện tử 
cần thực hiện theo trình tự các bước của phương pháp tổ chức các hoạt động.
 * Ispring là phần mềm đắc lực xây dựng phải giảng elearing cho giáo viên. 
Các chức năng được tích hợp trong thanh công cụ của powerpoint Bài giảng 
Elearning là bài giảng có khả nắng tích hợp đa phương tiện truyền thông 
(multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Cho phép giáo 
viên xây dựng các bài tập khảo sát với rất nhiều các dạng bài tập giúp giáo viên 
 7/11 4. Hiệu quả SKKN
 Sau quá trình làm việc, và không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm trong 
những ngày nghỉ dịch tại nhà cho bản thân tôi thấy những kết quả đạt được như sau:
 * Đối với trẻ: 
 - Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, khi tham 
gia vào các bài tập, các trò chơi tương tác trên máy tính. Thích thú khi tham gia vào 
các hoạt động giao lưu được diễn ra trong phòng học Zoom, tích cực tương tác tự 
học thông qua video giáo viên gửi.
 Năm học 2021 - 2022 Đầu năm học Tháng 3/2022
Trẻ sử dụng chuột thành thạo trong các trò chơi 30/40 trẻ 38/40 trẻ
theo yêu cầu 75% 95%
Trẻ có kỹ năng học với bài giảng Elearning 12/40 trẻ 35/40 trẻ
( trẻ 3-4 tuổi) 30% 87,5%
Trẻ biết sử dụng một số phần mền học tập 18/40 trẻ 37/40 trẻ
(kidsmart, bút chì thông minh, 45% 92,5%
liveworksheet..)
 - Mục tiêu giáo dục đạt 90 - 95 % theo từng độ tuổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ 
giúp trẻ phát triển đều các mặt nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội.
 - Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động giảng 
dạy trẻ, tôi thấy đã thu hút được 100% trẻ chăm chú vào tiết học. Trẻ tiếp thu kiến 
thức một cách dễ dàng hơn, hứng thú, say xưa tích cực tham gia hoạt động, các trò 
chơi. Chất lượng, kiến thức ở mỗi tiết học truyền đạt đến trẻ kết quả đạt hết sức khả quan. 
 * Đối với giáo viên:
 - Tôi đã thiết kế được các giáo án, các bài giảng điện tử, video để phục vụ 
trong việc giảng dạy trực tuyến tại nhà, xây dựng được các trò chơi, bài tập tương 
tác. Và cũng thiết kế 1 số giáo án điện tử, truyện tranh, bài giảng elearning tham gia 
hội thi công nghệ thông tin cấp trường.
 * Đối với phụ huynh: 
 Phụ huynh đều thấy con mình có những tiến bộ, mạnh dạn tự tin trong các 
hoạt động đặc biệt là thao tác với máy tính. Được cùng con tham gia vào các hoạt 
động giao lưu trong phòng học zoom, xem trình chiếu các bài giảng điện tử rất 
phấn khởi, tin tưởng vào phương pháp giáo dục của giáo viên nên yên tâm với chất 
lượng giáo dục của nhà trường.
 9/11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.docx