Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo

doc 16 trang skkn 07/07/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo
 UBND TỈNH ....
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
“Một số biện pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm 
 phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo”
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất
 Năm học ....
 0 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: 
 Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng 
cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng 
của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất trong vận 
động, góp phần phát triển toàn diện. Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất chỉ 
dựa vào các chương trình có sẵn, chưa thực sự lôi cuốn thu hút được trẻ tham 
gia hoạt động. Chính vì vậy để trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động và đạt 
hiệu quả cao thì người giáo viên luôn luôn phải tìm tòi, ứng dụng các bài tập, trò 
chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ. Thực sự lôi cuốn, hấp dẫn và gây ấn 
tượng giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, các kĩ năng vận động một cách nhanh nhất. 
kích thích lòng đam mê của trẻ với những giờ vận động luôn là những suy nghĩ 
trăn trở của tôi để nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: 
 Để sáng kiến được áp dụng mang lại hiệu quả cao cần có các điều kiện: 
Sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, sự tìm tòi học hỏi 
của giáo viên, các tài liệu tham khảo, sự tham gia đóng góp của đồng nghiệp, sự 
giúp đỡ của phụ huynh học sinh....
 Thời gian áp dụng từ tháng  đến tháng .
 Đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo.
3. Nội dung sáng kiến: Các biện pháp được đưa ra gồm: 
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch để thực hiện
 Biện pháp 2 : Nghiên cứu tìm tài liệu bổ trợ
 Biện pháp 3: Chuẩn bị phương tiện cho các bài tập, trò chơi vào thực tế
 Biện pháp 4: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ 
thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân, khuyến khích tính tự 
giác và tích cực ở trẻ. 
 Biện pháp 5: Hình thức ứng dụng các bài tập, trò chơi vào các lớp trong 
khối mẫu giáo
 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc 
của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. 
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là 
những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong 
cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực 
của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, 
cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát 
triển hài hòa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ 
đóng một vai trò cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa 
quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, ngoài 
việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ còn cần phải 
có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn 
dưới hình thức trò chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các bài tập và trò chơi 
liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trẻ 
trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của 
các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc 
ứng dụng các bài tập, trò chơi vận động là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa 
đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trên thực tế hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non rất khô khan chỉ thực 
hiện đúng phương pháp vận động, trò chơi cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán 
đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin 
tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ
Vậy làm thế nào để ứng dụng các bài tập, trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, 
lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên mầm non. 
Từ những lý do trên và qua quá trình tìm tòi, áp dụng chương trình giáo dục 
mầm non mới tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng 
các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ”.
 4 nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 
như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể 
thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất 
cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan 
tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất
3. Thực trạng của vấn đề
 - Trường mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường nằm trong vùng nông 
thôn của huyện chất lượng giáo dục đang dần được nâng cao. Trong các nội 
dung giáo dục thì giáo dục thể chất là trọng tâm có ảnh hưởng rất lớn đến sự 
phát triển của trẻ nên được nhà trường quan tâm, lưu ý. Việc thực hiện chuyên 
đề “ Ứng dụng các bài tập, trò chơi nhằm phát triển thể chất cho trẻ” trong năm 
học này và cả những năm tiếp theo được triển khai tới từng lớp học sẽ là cơ sở 
quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn 
mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, có một sưc 
khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình, tôi nhận thấy thực trạng của trường 
lớp mình có những thuận lợi và khó khăn sau:
3.1. Thuận lợi: Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi kiến tập, học hỏi kinh 
nghiệm của các trường bạn. Đồng thời còn giúp đỡ về trang thiết bị, đồ dùng, 
dụng cụ phục vụ cho các hoạt động
 Trong lớp bố trí đủ 02 giáo viên.
 Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ
 Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng
 Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tỉ lệ thấp còi và suy dinh dưỡng không 
nhiều
 Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình của 
con em mình.
3.2. Khó khăn: Sự phát triển của trẻ ở trong cùng một lớp không đồng đều gây 
khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn các bài tập, trò chơi.
 6 4.3. Biện pháp 3: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ 
thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân, khuyến khích 
tính tự giác và tích cực ở trẻ. 
 - Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, 
khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho 
phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan 
nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thểViệc giảng dạy 
giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng 
dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và 
hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy 
cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận 
động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, 
cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập 
luyện về sau Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân 
của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và 
khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy 
có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn 
luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược 
lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và 
không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức 
khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức 
khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng 
trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và 
thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên.
 - Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ giáo viên không những phải 
dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà 
còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà 
tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý 
chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường 
đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những 
 8 Bài tập với những quả bóng bay, bài tập với những quả bông
4.4.2. Vận động cơ bản
 Sáng tạo trong vận động cơ bản là hết sức cần thiết để dạy kĩ năng cho trẻ 
việc sáng tạo cho trẻ trong những vận động cơ bản là sáng tạo trong hình thức, 
trong phương pháp dạy trẻ
 Ví dụ: Cũng là bài đi hết đoạn đường hẹp nhưng lựa chọn đường là những 
cây hoa xếp tạo cảnh đường hoa để trẻ được hóa vai làm các con vật sống 
trong khu rừng để thực hiện vận động đi trong đường hoa. Hay với bài tập bật 
xa 35 - 40cm giáo viên cho trẻ làm những chú ếch chơi trong đầm sen, làm 
động tác bật nhảy của họ nhà ếch để bật qua những chiếc lá sen được thiết kế có 
kích thước 35 - 40cm đúng như quy định
 4.4.3. Trò chơi vận động
 Các trò chơi vận động luôn luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự 
thích thú, trẻ vận động tích cực nhất thông qua các trò chơi vận động. Trong 
sáng kiến kinh nghiệm này các trò chơi vận động được ứng dụng cho tất cả các 
độ tuổi trẻ mẫu giáo. Tùy vào độ tuổi và kĩ năng của trẻ giáo viên đưa ra yêu cầu 
và mức độ chơi cho trẻ. Các trò chơi vận động như “Gia đình tài giỏi, chuyển 
trứng, quả bóng nảy, khỉ đi lấy chuối, đi guốc dài, đua thuyền, chú sâu ngộ 
nghĩnh, chuyển vòng, trổ tài cùng bạn
 Trò chơi “Những bạn nhỏ nhanh nhẹn”
 + Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo phối hợp giữa tay và mắt
 + Cách chơi: Vẽ hai vạch kẻ cách nhau 2m. Chia trẻ thành hai đội đứng 
sau hai vạch kẻ. Mỗi đội có một rổ bóng nhựa (kích thước vừa phải, số lượng 
bằng nhau). Khi có hiệu lệnh của cô giáo, mối đội sẽ cử hai bạn lên áp lưng vào 
nhau để giữ bóng, hai tay cầm và chuyển lên rổ của đội mình. Theo hiệu lệnh 
của cô giáo trẻ đội bên kia lại tiếp tục chuyển bóng. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
 + Luật chơi: Trẻ không được lấy tay giữ bóng
Hướng dẫn trò chơi “Chuyển trứng”
 + Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhen khéo léo, khả năng giữ thăng bằng 
cho trẻ. Rèn luyện các nhóm cơ tay.
 10 - Giáo viên chủ động lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi mình phụ 
trách, phù hợp với chủ đề để dạy trẻ, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình
5.2. Về phía phụ huynh
 - Phụ huynh thấy rõ con mình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin 
thích đi học, yêu trường, yêu lớp. Đặc biệt thấy con có nhiều kĩ năng tốt rất cần 
thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính 
vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình ủng hộ lớp những nguyên vật liệu, đồ dùng 
đồ chơi để phục vụ cho việc học tập của các con: Hộp, bìa màu
5.3. Về phía nhà trường
 - Ban giám hiệu nhà trường đầu tư rất nhiều nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ 
chơi phục vụ cho hoạt động phát triển vận động của cô và trẻ ở tất cả các khối 
lớp trong nhà trường. Các đồ chơi ngoài trời: Xích đu, bập bênh, bóng vòng, 
booling hay các đồ chơi tự tạo có giá trị cao: Đường hẹp bằng ống nhựa, cà kheo 
bằng hộp sữa, thả hình bằng ván gỗ
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
 Để sáng kiến được nhân rộng nhà trường cũng như các cấp chính 
quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục thể chất. 
Khâu bố trí và xây dựng khu tập thể dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà 
trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết 
bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội 
dung giáo án đề ra.
 Mặt khác giáo viên trực tiếp giảng dạy tại lớp, được tập huấn, bồi dưỡng 
về nội dung giáo dục phát triển vận động, xây dựng được môi trường thân thiện 
và đổi mới phương pháp ứng dụng các bài tập, trò chơi vào giáo dục vận động 
kích thích trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động.. luôn có ý thức học hỏi 
những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến 
thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cac_bai_tap.doc