Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng
1 PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN QUẤT LÂM BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số biện pháp tổ chức giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng” Lĩnh vực: Giáo dục (03)/Mầm non Tác giả: Vũ Thị Xuân Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Thị trấn Quất Lâm Giao Thủy, tháng 04 năm 2021 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách và sự phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ trang bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành sự hứng thú đối với việc học tập của trẻ ở các bậc học sau này. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển của giáo dục mầm non, ngoài việc cung cấp những kiến thức khoa học cho trẻ, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ cho trẻ những điều kiện về cơ sở vật chất, những thiết bị đồ dùng đồ chơi, làm phương tiện cho trẻ hoạt động, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động vui chơi trong một môi trường thân thiện, với những mối quan hệ tốt đối với cộng đồng và xã hội, để đáp ứng được điều đó chúng ta cần phải chú trọng và đề cao công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Điều này không chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục mà còn là việc chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan vì lợi ích phát triển chung của toàn xã hội. Do đó giáo dục mầm non dựa và cộng đồng là một mô hình giáo dục cho trẻ mầm non do nhà trường và cộng đồng tham gia tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu của giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng bao gồm các hoạt động tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng các phương pháp khoa học do nhà trường cùng cộng đồng lựa chọn, triển khai, tác động đến trẻ em, hướng đến đạt lợi ích chung đối với cả nhà trường, trẻ mầm non, cộng đồng dựa trên sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng Giáo dục mầm non dựa vào cộng đồng có ý nghiã quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện trẻ mầm non, nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên, cộng đồng về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, huy 5 Kết quả của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng ban đầu: - Số phụ huynh tham gia các hoạt động giáo dục của lớp: còn hạn chế - Kết quả dựa vào cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: 35% - Kết quả hoạt động trải nghiệm, dã ngoại của trẻ đạt : 30% - Kỹ năng sống của trẻ đạt:35% - Chất lượng các lĩnh vực giáo dục đạt : 60% Thực hiện theo quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục bằng nhiều hình thức, đối với các lớp thực hiện chưa đồng bộ, phát huy nguồn lực về tinh thần và vật chất hiệu quả chưa cao, Trước tình hình thực trạng đó, tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả chăm sóc giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng tại lớp D4. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng giúp cho trẻ tìm hiểu khám phá, thực hành, rèn luyện các kiến thức kỹ năng, và hình thành thái độ phù hợp với bối cảnh sống thực tiễn và gần gũi đối với trẻ, góp phần làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trên cơ sở khai thác các nguồn lực từ con người, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa sẵn có tại địa phương 2.1 Biện pháp 1: Xây dựng mối quan hệ với gia đình, xã hội và cộng đồng Xây dựng mối quan hệ với gia đình, xã hội và cộng đồng là việc làm đầu tiên trong quy trình tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, có mối quan hệ tốt với cộng đồng thì việc triển khai các hoạt động dễ thành công hơn, nếu không tạo được mối quan hệ ban đầu tốt thì các công việc triển khai theo kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. - Việc trước tiên tôi trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ của lớp mình, giới thiệu cho học hiểu được tầm quan trọng của bậc học giáo dục mầm non, phân tích cho họ thấy được sự cần thiết về viêc phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đề cao vai trò của công tác giáo dục dựa vào cộng đồng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - Bước tiếp theo tôi trình bày ý tưởng và kế hoạch của mình với Ban giám hiệu, để nhà trường có kế hoạch tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương cho phép tổ chức các cuộc họp, tọa đàm, trao đổi với các ban ngành đoàn thể về mục đích về các nội dung triển khai giáo dục trẻ mầm non dựa vào cộng đồng Các đối tượng trong thành viên cộng đồng tôi muốn kết hợp là các đoàn thể: 7 Phối hợp với y tế tổ chức các buổi truyền thông dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em tại nhà trường cho tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và các bậc cha mẹ trẻ, giúp nhân viên nuôi dưỡng nhận biết dấu hiệu của thực phẩm sạch, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Tổ chức các buổi mời nhân viên xuống lớp trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, ăn uống điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục, cách phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng Kết hợp với nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ, Vì vậy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi giảm của lớp tôi giảm hàng quý, không có dịch bệnh xảy ra với trẻ. Tham gia hoạt động trải nghiệm, dã ngoại cùng trẻ, giúp đỡ nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. (Hình ảnh 5: Cán bộ y tế trò chuyện và kiểm tra sức khỏe cho trẻ) *Đoàn thanh niên Xây dựng mối quan hệ tốt với đoàn thanh niên, vì đây là lực lượng mạnh về nhân lực và giàu về trí tuệ và năng lực sáng tạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với lực lượng đoàn viên trong các Hội thi, hội diễn của nhà trường, kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức tốt Tết trung thu và ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho trẻ em Tổ chức các buổi xuống lớp trò chuyện giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần hăng hái, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, Tham gia hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, tham gia sinh hoạt âm nhạc, các trò chơi dân gian, vận động, trò chơi học tập, Tham gia hoạt động trải nghiệm, dã ngoại cùng trẻ, giúp đỡ nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ (Hình ảnh 6: Cán bộ đoàn, đoàn viên tham gia chơi cùng trẻ) *Đối với các làng nghề truyền thống Mở rộng mối quan hệ với các làng nghề truyền thống trên địa bàn như nghề đánh bắt hải sản, làm muối, liên hệ với chủ làng nghề để tổ chức cho trẻ đi tham quan trải nghiệm thực tế và tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ để, chủ điểm ngoài nhà trường có sự tham gia của cộng đồng xã hội VD:Chủ đề nghề nghiệp cho trẻ đi tham quan nghề làm muối, trải nghiệm hoạt động thực tế công việc và sản phẩm của nghề làm muối đồng thời tranh thủ nguồn đầu tư của tổ chức xã hội về vật chất để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục cho lớp (Hình ảnh 7: Trẻ trải nghiệm nghề làm muối) 9 (Hình ảnh 12: Trẻ được đi chợ cùng cô, được trò chuyện với bác bán hàng) VD3: Dạy trẻ về chủ đề Quê hương, đất nước - Tôi chủ động đề xuất với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan một số di tích lịch sử bảo tàng đồng quê xã Giao Thịnh tham gia và trò chuyện với trẻ giúp trẻ trải nghiệm và hiểu được những thứ đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người nông dân Bắc Bộ lạ, những dụng cụ lao động ,những hình ảnh quen thuộc gắn bó ( Hình ảnh 13: Bảo tàng đồng quê xã Giao Thịnh – Giao Thủy – Nam Định) VD4: Tham gia các Hội thi, hội diễn Ban giám hiệu nhà trường và tôi chủ động gặp gỡ, mời các cán bộ Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, phụ huynh tham gia như Hội thi làm đồ dùng đồ chơi, Hội thi “Bé kể chuyện hát hay ”, Hội thi ”Kịch bản rối ” (Hình ảnh 14: Hội thi bé kể chuyện ,hát hay) Với các chủ đề và các lĩnh vực giáo dục khác tôi cũng lên kế hoạch và nội dung cụ thể, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để sắp xếp thời gian, phương tiện và mọi điều kiện để tôi tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào sự chung tay giúp sức của phụ huynh, xã hội và cộng đồng. 2.3 Biện pháp 3: Xây dựng hình thức, nội dung tuyên truyền tới cộng đồng xã hội - Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường về công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, tới cộng đồng, xã hội về công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, tôi xây dựng nội dung và hình thức tuyên truyền cụ thể dưới các hình thức: * Tuyên truyền qua tranh ảnh, bảng tuyên truyền, sản phẩm của trẻ + Xây dựng bảng tuyên truyền của lớp với nội dung và hình thức đa dạng phong phú như: Tuyên truyền nội dung các bài học trong tháng ở các lĩnh vực và các môn học như: LQ với toán, LQ với chữ cái, khám phá khoa hoc, khám phá xã hội, LQ với tác phẩm văn học .tuyên truyền về các góc chơi, . + Tuyên tuyền về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ theo giai đoạn, theo mùa, một số thức ăn phù hợp, giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thức ăn, phòng chống các bệnh thường gặp . + Tuyên truyền về các hoạt động của cô và cháu trong trường, lớp. + Trưng bày một số sản phẩm tạo hình cô và cháu tự làm như: vẽ, nặn, cắt Các nội dung tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, theo tháng nên 11 khả năng sáng tạo, Thường xuyên đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động, cách truyền đạt kiến thức cho trẻ nhẹ nhàng linh hoạt, không gò ép trẻ, mà tôn trọng nhu cầu hứng thú của trẻ, lựa chọn thời điểm và hình thức cung cấp kiến thức cho trẻ khiến trẻ thấy thoải mái và vui vẻ, hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động. Tôi luôn duy trì tốt mối quan hệ với cha mẹ trẻ và cộng đồng, tăng cường các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, động viên khích lệ họ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và chính khóa, phát huy hết khả năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trên trẻ, để tạo niềm tin tưởng và uy tín với phụ huynh, cộng đồng và xã hội. Tôi xây dựng kế hoạch mỗi tháng tổ chức 2 hoạt động có sự tham gia của cộng đồng, với đầy đủ các lĩnh vực phát triển: VD: Dạy trẻ tiết kể chuyện ”Sự tích cây khoai lang”: tôi cho mời sự tham gia của một bác nông dân,kể chuyện cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ cách trồng khoai lang . VD: Dạy trẻ tìm hiểu nghề Bác sĩ: Tôi mời nhân viên y tế tham dự và giới thiệu về nghề của mình . Áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy hiệu quả giờ học rất cao, trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, một cách thích thú, mới lạ, Đồng thời tôn vinh vai trò của cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục, khiến họ thấy rất vui và sẵn sàng ủng hộ giúp đỡ các phong trào của nhà trường, và tạo được niểm tin của cộng đồng trong bậc học giáo dục mầm non. 2.5 Biện pháp5: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch Sau mỗi hoạt động có sự tham gia của cộng đồng, tôi đều ghi chép đầy đủ các tiến trình hoạt động cũng như tinh thần hợp tác của cộng đồng và kết quả, sự hứng thú của trẻ - Tôi thường quan tâm đến việc đánh giá sau mỗi hoạt động: + Các nội dung giáo dục đã thực hiện như thế nào? + Thời gian tổ chức các hoạt động đã đảm bảo chưa? + Nội dung nào chưa được thực hiện trong kế hoạch? + Những khó khăn vướng mắc khi tổ chức hoạt động? + Các hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng đã đạt được mục tiêu đề ra chưa? + Chất lượng và kết quả các hoạt động như thế nào? + Kết quả trên trẻ ( về kiến thức, kỹ năng, thái độ)? + Kết quả về phía cộng đồng ( năng lực tổ chức, hiểu biết về kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ) 13 dục mầm non trong xã hội, cộng đồng, xã hội đặt niềm tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, công tác xã hội hóa thuân lợi hơn. Giáo viên say sưa trong công việc tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo trong công tác phối hợp với cộng đồng thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. d. Kết quả đạt được : - Áp dụng những biện pháp trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục dựa vào cộng, năm học 2020 – 2021, lớp tôi đã được nhà trường đánh giá và xếp loại xuất sắc về chất lượng giáo dục, hội thi, hội diễn và các công tác khác, nhờ có sự phối hợp hiệu quả giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng: - Số cha mẹ trẻ tham gia các hoạt động giáo dục của lớp : 85% - Số buổi cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia vào hoạt động học chính khóa và ngoại khóa là: 9 buổi/năm. - Số lần hoạt động trải nghiệm thực tế có sự tham gia của cộng đồng là: 9 lần/năm - Chất lượng các lĩnh vực giáo dục đạt: 90% - Chất lượng kỹ năng sống của trẻ đạt: 90% - Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động, các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ được hoàn thiện hơn, trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, yêu quê hương đất nước, yêu quý người lao động, biết trân trọng các sản phẩm của các nghề, biết phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai trong việc bảo vệ môi trường, thực hành tiết kiệm hàng ngày, trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng về sự vật và thế giới xung quanh trẻ - Giáo viên có kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động giáo dục dựa vào cộng đồng, các mối quan hệ được mở rộng, biết xây dựng nội dung tuyên truyền và giáo dục dựa vào cộng đồng, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được nâng lên, công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả. Trong quá trình vận dụng những biện pháp trên vào thực tiễn, tôi nhận thấy: - Các hoạt động giáo dục mầm non được tổ chức theo quan điểm dựa vào cộng đồng đều phải nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển mầm non và mục đích của các hoạt động giáo dục cụ thể. - Đảm bảo lợi ích chung giữa cộng đồng và nhà trường, các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non không chỉ thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục của trẻ mà còn cung cấp và mở rộng cơ hội để cộng đồng học tập, trao đổi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_giao_duc_mam.doc