Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực huy động xã hội hóa để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực huy động xã hội hóa để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực huy động xã hội hóa để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HUY ĐỘNG XÃ HỘI HÓA ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP Như chúng ta đã biết xã hội hóa giáo dục là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”. Nghị quyết 14 của Bộ chính trị (khoá IV) về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: “Trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ phải phát huy phấn đấu để thực hiện chế độ cho cả xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em làm cho mọi trẻ em đều được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng của gia đình, dân tộc, địa phương” và như các sách báo đã viết: “Trong hệ thống giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường là khoa học trung tâm của tổ chức phối kết hợp và dẫn dắt công tác giáo dục của các tổ chức và các đoàn thể ở trong xã hội. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phương nắm được đường lối quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, có đội ngũ chuyên gia về sư phạm để chủ động kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức về nuôi dạy trẻ theo khoa học cho gia đình và cộng đồng. Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện”. Xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương, đặc biệt là giáo dục mầm non thì người cán bộ quản lý mầm non là một hạt nhân quan trọng, là nhân tố quyết định tích cực, là người tham mưu, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng xã hội nhà trường, gia đình tham gia vào giáo dục, Chính vì vậy vai trò của người cán bộ quản lý trường mầm non trong công tác thực hiện xã hội hoá giáo dục, có ý nghĩa phát triển đến sự ổn định và phát triển ngành học mầm non của địa phương. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục sẽ tạo điều kiện để ai cũng được học hành , người nghèo cũng như người tàn tật cũng phải được Nhà nước, xã hội, cộng đồng giúp đỡ để học tập. Trường mầm non thực hiện đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn I đến nay đã năm học 2013 - 2014. Nhà trường nhận được sự đầu tư khá lớn từ các chương trình dự án ngân sách của nhà nước xây dựng các phòng học, hàng rào, khuôn viên ngày một khang trang hơn. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước nhà trường còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân, nhất sự đóng góp lớn lao 1 Trường Mầm non thuộc địa bàn xã khó khăn, lần đầu tiên thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, vì vậy, bên cạnh một số giải pháp có tính chất chất chung cần đi sâu nghiên cứu các giải pháp cốt lõi nhằm mục đích xây dựng nhà trường đạt chuẩn mức độ 1: + Chú trọng việc xây dựng đề án để làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. + Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên , nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ + Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục nhằm mục đích xây dưng môi trường giáo dục lành mạnh để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP. Đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1” đã được phổ biến áp dụng có hiệu quả cao trong đội ngũ cán bộ giáo viên và có thể vận dụng rộng rãi khắp các trường học trong cả nước và được đăng tải trên Website, thư viện giáo án điện tử. B. PHẦN NỘI DUNG Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội học đều khẳng định:" Giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội". Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới thúc đẩy giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả. Mục tiêu của giáo dục là làm cho con người phát triển một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học - công nghệ. Để thực hiện mục tiêu trên ta cần tiến hành xã hội hóa công tác giáo dục. Những địa phương nào chỉ nhìn xã hội hóa công tác giáo dục theo khía cạnh huy động nguồn tài chính của nhân dân là không nhìn đúng, chưa toàn diện về bản chất xã hội hóa công tác giáo dục và chắc chắn sẽ không thể xây dựng cho địa phương mình một sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững, có chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải hiểu và có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa công tác giáo dục, từ đó xây dựng những biện pháp tổ chức về xã hội hóa công tác giáo dục trong từng địa phương cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội . I. THỰC TRẠNG CUA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU Xã tôi đang công tác là một xã bán sơn địa, nằm ở phía tây của huyện Lệ Thuỷ, địa bàn, chiều dài của xã hơn 10km. Tổng dân số 8.670 người với 2.044 hộ. Giao thông đi lại khá khó khăn, dân cư sống rải rác. 3 măng, chưa có hệ thống bồn hoa, cây xanh, các phòng học xuống màu chưa được thay áo mới; Đồ chơi ngoài trời còn ít. Trang thiết bị bên trong như ti vi, đầu đĩa, máy vi tính, đàn trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học các lớp còn thiếu nhiều. Phòng âm nhạc chưa có gương soi, gióng múa. Trường lớp các cụm chưa đáp ứng được yêu cầu học tập cho cô và trẻ nếu không có sự hổ trợ của nhà nước và huy động xã hội hóa. 3. Thực trạng: Vào đầu tháng 9/2013 nhà trường điều tra thực trạng thì thấy kết quả. Đối chiếu vào 5 tiêu chuẩn xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1theo TT02 như sau: * Tiêu chuẩn1: Tổ chức và quản lý - Phó hiệu trưởng chưa qua lớp Trung cấp chính trị; quản lý nhà nước. - Thiếu 1 phó hiệu trưởng theo thông tư 71. Xếp loại: Tiệm cận chuẩn. *Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ và nhân viên - 100% GV có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn là 62,1%. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi hơi thấp . Năng lực của giáo viên được đánh giá 87,5% khá giỏi; TB: 12,5%. Xếp loại : Đạt *Tiêu chuẩn3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 13%; Tỷ lệ thấp còi cao 13,9%. Mặt bằng đầu năm đạt 89%đối với mẩu giáo; 85% đối với nhà trẻ. Số lượng trẻ ra lớp quá tải so với quy định. Xếp loại: Tiệm cận đạt *Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp, CSVC và trang thiết bị. Cả 3 điểm trường sân trường chưa được láng xi măng, chưa có hệ thống bồn hoa, cây cảnh, đường đi lối lại, thiếu nhà để xe cho CB,GV,NV; Phòng học xuông màu chưa được thay áo mới. Hai khu vực lẽ còn thiếu phòng học cho trẻ 3 tuổi và trẻ nhà trẻ, chưa có hàng rào, thiếu đồ chơi ngoài trời... Xếp loại: Chưa đạt *Tiêu chuẩn 5: Huy động Xã hội hóa Xếp loại: Tiêm cận đạt Mặc dầu nhà trường có được những thuận lợi cơ bản và không ít khó khăn, song được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục & Đào tạo, sự quan tâm chăm lo của chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh nên Ban giám hiệu nhà 5 triển khai thực hiện. UBND xã đã thành lập 03 tiểu ban trực tiếp thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo đúng tiến độ. Giải pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp tuy nhiên, việc tham mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại liền. Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đế ngoài tầm tay của hiệu trưởng. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn. Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện. Không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những việc lớn. Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy, chính quyền , mặt trận hội đồng nhân dân cấp xã để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà trường. Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục, các chủ trương của ngành, đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng lòng dân và được thể hiện bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ. Hiệu quả nhất trong công tác tham mưu để huy động XHH là hiệu trưởng viết thư ngõ xin ý kiến của chủ tịch UBND xã ký chấp thuận. Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa. Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì chúng ta phải biết cách tuyên truyền đúng nơi, đúng chổ, đúng đối tượng. Đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phải phân tích cho: ‘Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ thì người ngoài mới ủng hộ. Phải làm sao để họ thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm, khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó khăn. Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng: nếu thiếu thốn cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo thì hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảm đi. Ngược lại, nếu 7 Duy trì thường xuyên liên tục, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các đợt sơ, tổng kết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ trong toàn xã mời dự, hiệu trưởng tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục. Tranh thủ đúng lúc để huy động sự đóng góp của các đơn vị, các trường học, đoàn thanh niên đóng trên địa bàn như huy động tiền, ngày công lao động + Đối với phụ huynh: Thông qua các buổi họp phụ huynh chuẩn bị tốt nội dung để tuyên truyền. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ tạo uy tín cao đối với phụ huynh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh thông qua việc đón trả trẻ , thông qua bảng tuyên truyền. Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẽ với họ về nỗi lo lắng về sự chậm tiến của trẻ, nêu rõ những cố gắng của giáo viên đã giúp đỡ trẻ nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình. Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm đồng bộ thực hiện đem lại sự tiến bộ của trẻ. Tuyệt đối không làm “mất mặt” khi nói về con em họ, cần đối xử với trẻ công bằng, tạo được niềm tin cho họ để gia đình tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn. Nếu chúng ta chỉ phân tích những hành vi xấu của con trẻ thì phụ huynh không cần đến ta nữa. Yêu cầu phụ huynh chọn lựa được ban đại diên cha mẹ từ các lớp là những người có thể chung lưng đấu cật để cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Xây dựng góc tuyên truyên truyền ở trường, lớp chọn một góc thật thuận lợi ( Vị trí mà mọi người dễ trông thấy) tại trường làm góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh . Tại đó, chúng tôi có các tài liệu, tranh ảnh ...với những nội dung thiết thực như cách nuôi dạy con theo khoa học, bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ theo mùa.. Nội dung ngắn gọn, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dẫn.. để mọi người dễ xem, dễ nhớ. Tuyền truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_huy_dong_xa_hoi.doc