Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mầm non Cát Bi

pdf 20 trang skkn 15/08/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mầm non Cát Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mầm non Cát Bi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mầm non Cát Bi
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC 
 Ở TRƢỜNG MẦM NON CÁT BI 
 1 dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đảm bảo mọi điều kiện phát triển của 
ngành giáo dục mầm non. 
 Xã hội hóa Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, dựa vào đặc điểm nhà trường và thực 
tiễn ở địa bàn trường đóng chúng tôi xin đưa ra "Biện pháp tiến hành công tác xã hội hóa 
giáo dục" ở trường mình làm để góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện của nhà 
trường. 
 II. Mục đích nghiên cứu: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi xin đưa ra 
một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phươngvà ở đơn vị mình. 
Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện cả 
về nhân lực, tài lực, vật lực. Huy động cả cộng đồng tham gia làm công tác giáo dục để 
nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giữ vững 
trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2. 
 III. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu. 
 Tôi nghiên cứu xã hội hóa công tác giáo dục và thực tiễn xã hội hóa công tác giáo dục 
ở địa phương của nhà trường trong những năm vừa qua. Thông qua chính quyền địa 
phương, qua nhân dân, qua phụ huynh học sinh, qua một số đơn vị làm tốt công tác XHGD 
ở Quận, thành phố. 
 IV. Nhiệm vụ của đề tài. 
 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, và cơ sở thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục. 
 2. Nghiên cứu nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục. 
 3. Một số biện pháp tổ chức Xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương. 
 4. Tìm hiểu thực trạng xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường Mầm non Cát Bi quận 
Hải An trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giải quyết. 
 5. Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác giáo dục ở Trường mầm non Cát Bi. 
 Những kết quả đã đạt được- những tồn tại khó khăn - khuyến nghị. 
 V. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
 1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết. 
 Sưu tầm các nguồn tư liệu để nghiên cứu gồm: 
 - Xã hội hóa công tác giáo dục nhận thức và hành động. 
 - Những bài giảng về quản lý trường học. 
 - Các chuyên san nghiên cứu giáo dục. 
 - Luật phổ cập giáo dục. 
 - Tài liệu bồi dưỡng công đoàn. 
 - Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc. 
 - Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
 3 - Tính toán số liệu tìm ra thực trạng của nhà trường và kết quả qua các số liệu khi thực 
hiện công tác xã hội hoá giáo dục. 
 VI. Địa bàn phạm vi nghiên cứu: 
 Trường mầm non Cát Bi - Phường Cát Bi - quận Hải An - thành phố Hải Phòng. 
 5 - Dân trí nhìn chung là nhân khẩu sống nghề lao động tự do, đời sống còn khó khăn và 
trên 80 hộ nghèo của phường chủ yếu tập trung ở đây. 
 Đời sống gia đình các em học sinh đa số là gia đình gặp khó khăn. Do đời sống khó 
khăn nên họ ít quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình. 
 Trường nằm ở gần Chợ Thành Tô, phường Cát Bi. Do đó sinh hoạt của nhân dân và 
học sinh ở phường có nhiều ảnh hưởng và rất phức tạp, đa dạng. 
 Chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác giáo dục song cách nhìn cũng chưa 
toàn diện về giáo dục, ít quan tâm đến phong trào và cũng chỉ khuyến khích động viên . 
 Chưa kết hợp chặt chẽ với trường để làm công tác phổ cập giáo dục mầm non và tăng 
cường cơ sở vật chất cho nhà trường còn coi đây là nhiệm vụ của nhà trường chứ không phải 
của phường. 
 Hiện nay, xã hội hóa công tác giáo dục đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, từ 
thành thị đến nông thôn. Đặc biệt ở Quận Hải An Thành phố Hải Phòng xã hội hóa công tác 
giáo dục, ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của nó và ngày càng được chứng minh như một 
giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Những 
địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã thu được những kết quả đáng 
khích lệ và mở ra một hướng đi đúng đắn đầy triển vọng cho sự phát triển của giáo dục. 
 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC 
 Vì giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Chỉ riêng ngành giáo dục 
không thể làm tốt công tác giáo dục. Đúng như Hồ Chủ Tịch đã nói: "Giáo dục trong nhà 
trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc 
giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đẹp đến mấy, 
nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Do 
vậy để làm tốt xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương, ngoài việc làm cho mọi người 
hiểu thế nào là xã hội hóa công tác giáo dục, vai trò và ý nghĩa của công tác này, còn phải 
tiến hành xây dựng các biện pháp cụ thể để tiến hành xã hội hóa công tác giáo dục. Từ thực 
tiễn nhà trường và tìm hiểu về các làm công tác xã hội hóa giáo dục của một số gương mặt 
quản lý giỏi và làm tốt công tác xã hội hóa công tác giáo dục của Thành phố và của Quận 
Hải An. Như chị Bùi Thị Lại trường mầm non Đông Hải 2 Quận Hải An, trường mầm non 
chuẩn Quốc Gia Hoa Cúc quận Lê Chân...Bản thân tôi đã rút cho mình một số biện pháp 
làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầm non Cát Bi. 
 1. Đảng ủy và chính quyền địa phƣơng chỉ đạo xã hội hóa công tác giáo dục : 
 + Đảng ủy địa phương phải đề ra các chủ trương, Nghị quyết về xã hội hóa công tác 
giáo dục. Xác định rõ mục tiêu, phương hướng chỉ đạo các giải pháp lớn, nhỏ, cụ thể, sát hợp 
với hoàn cảnh địa phương. Giải quyết các điều kiện thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả 
đồng thời lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị và quần chúng thực hiện các Nghi quyết 
đề ra. 
 + Hội đồng nhân dân phường là nơi cụ thể hóa các chủ trương, phương hướng của cấp 
trên, của đảng ủy. Hoạch định các chương trình, kế hoạch, cân đối các điều kiện thực hiện 
ngân sách, đội ngũ cơ sở vật chất... Để thực hiện các chủ trương Nghị quyết về xã hội hóa 
công tác giáo dục. Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các cơ quan, ban ngành, động 
viên các lực lượng xã hội cùng tham gia. 
 7 hội. Muốn vậy nhà trường phải thực sự tốt về mọi mặt, chỉ có chất lượng và hiệu quả giáo 
dục của nhà trường mới tạo nên động lực cho sự tham gia của xã hội làm giáo dục. 
 Khi nói đến nhà trường là nói đến tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là vai trò 
của Hiệu trưởng, vì Hiệu trưởng là người cụ thể hóa các chủ trương trên những quan điểm 
cơ bản để xã hội hóa công tác giáo dục. Để làm tốt việc này, người Hiệu trưởng phải có năng 
lực quản lý, nắm vững nguyên tác quản lý, có nghiệp vụ quản lý. Phải có quan điểm quần 
chúng sâu sắc, có năng lực vân động quần chúng, phát huy được ý thức tự giác, làm chủ, chủ 
động và sáng tạo của quần chúng. Phải hiểu chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của 
từng lực lượng xã hội có quan hệ tốt với các lực lượng xã hội đó. Phải có năng lực tổ chức, 
biết tìm người, sử dụng người và sắp xếp lực lượng. 
 Hiệu trưởng phải có tín nhiệm với địa phương với cộng đồng, biết lắng nghe tâm tư 
nguyện vọng của từng cá nhân và tổ chức xã hội để có tiếng nói thuyết phục đối với họ. 
 Đối với giáo viên, phải là người nhận thức sâu sắc về xã hội hóa công tác giáo dục và 
vai trò của mình trong công tác này. Phải có quan hệ tốt với các tổ chức quần chúng, các lực 
lượng xã hội, nhất là đối với gia đình học sinh, với mọi tầng lớp nhân dân trong địa phương. 
Mặt khác người giáo viên, phải là người dạy giỏi,chăm sóc trẻ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt 
để cuốn hút học sinh say mê học tập và gắn bó với trường lớp. 
 * Với phụ huynh học sinh : 
 Tuyên truyền vận động phụ huynh về giáo dục thông qua Đại hội Đại biểu phụ huynh 
học sinh, để từ đó họ hết lòng ủng hộ nhà trường. Làm cho phụ huynh hiểu được quyền và 
trách nhiệm của mình, họ tận hiểu được những lợi ích mà bản thân và con em họ được 
hưởng từ thành quả XHHGD để từ đó họ càng tích cực tham gia công tác giáo dục hơn. 
 Nhà trường làm tốt công tác xây dựng kế hoạch. 
 Lập kế hoạch gồm: 
 + Nội dung công việc định làm. 
 + Mục đích ý nghĩa. 
 + Đối tượng tham gia. 
 + Cách làm. 
 + Kết quả thu được. 
 Cụ thể về nội dung: 
 * 2010 - 2011: Mua 15 máy vi tính + Xây dựng sân chơi + 20 bảng + cải tạo nhà xe + 
22 tủ đựng đồ dùng... 
 Tiếp tục vận động phụ huynh mua sắm bàn ghế chuẩn, bảng dạy học, tủ đồ dùng, tủ 
đựng sách vở để toàn bộ các cháu đều có điều kiện học tập tốt nhất ... 
 Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của phổ cập đúng độ tuổi. 
 Quan tâm đến các hoạt động phong trào để phấn đấu là trường trọng điểm có chất 
lượng giáo dục toàn diện thu hút học sinh. 
 9 - Sau khi thu phiếu lấy ý kiến Ban giám hiệu cùng Ban thường trực Hội kiểm tra xem 
xét, nghiên cứu các ý kiến của từng phụ huynh, sau đó tập trung các ý kiến đó lại, nếu số 
phiếu nhất trí từ 80% trở lên thì công việc đó sẽ được tiến hành và số còn lại ta sẽ phải trực 
tiếp giải thích tuyên truyền động viên, còn phụ huynh học sinh nào không có khả năng tham 
gia thì thôi cũng không có ảnh hưởng gì. 
 Các phiếu lấy ý kiến đó chính là bằng chứng về sự tự nguyện và dân chủ. Nó đảm bảo 
chắc chắn cho sự thành công với ý nghĩa đích thực của nó về xã hội hóa công tác giáo dục 
và xã hội hóa công tác giáo dục chỉ thành công khi mọi người hiểu đúng về giáo dục và tự 
nguyện tham gia thì nó mới trở thành sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân. 
 Bước 6: Triển khai nội dung công việc. 
 Sau khi lấy ý kiến xong công việc được triển khai có sự điều chỉnh cho phù hợp với ý 
kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo của Phụ huynh học sinh . 
 Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục sẽ thành công và nó sẽ xứng với ý Đảng, hợp với 
lòng dân, làm cho mọi người đều tin tưởng phấn khởi. 
 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC. 
 Với cách thức tiến hành như trên kết quả xã hội hóa công tác giáo dục của trường mầm 
non Cát Bi thật đáng khích lệ. Kết quả đó được thể hiện như sau: 
 Về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm và các hoạt động của nhà trường. 
 Nhờ làm tốt công tác tham mưu nhà trường đó được đầu tư xây dựng 4 phòng học 
chuẩn, cô trò phấn khởi hơn khi được học ngôi trường mới. Hàng ngày cô và trò chăm lo 
công tác lao động dọn dẹp vệ sinh, xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, phụ huynh học 
sinh phấn khởi hơn khi đưa con đến trường nhập học. 
 Sân trường bê tông hóa gần 1000m² khuôn viên được cải tạo thành khu vườn cổ tích 
thể chất để các cháu được vui chơi hoạt động . 
 Năm học 2012-2013 nhà trường đó cơ bản hoàn thành xong các công trình theo sơ đồ 
qui hoạch của trường, sân chơi rộng rãi sạch sẽ, các hoạt động ngoại khoá có nhiều khởi sắc 
đó tạo không khí ngày khai giảng thực sự vừa là ngày lễ, vừa là ngày hội của tất cả các em. 
 Không những chăm lo xây dựng cảnh quan sư phạm tạo được bộ mặt cho nhà trường 
mà nhà trường còn chú trọng công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi ở địa phương, từng bước 
phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non đúng độ tuổi. Công tác duy trì sĩ số nhiều 
năm liền được giữ vững. Tình trạng bỏ học giữa chừng của các cháu giảm dần. Được sự 
quan tâm của cấp trên, nhà trường xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia mức độ 2 
nên trường chỉ còn một điểm chính công tác huy động xã hội hóa để xây dựng và phát triển 
nhà trường lại càng thuận lợi. Ngày càng có nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đóng góp 
cả tài lực, vật lực cho nhà trường, Đảng ủy chính quyền địa phương quan tâm đúng mức cô 
trò lại càng phấn khởi hơn ra sức phấn đấu dạy tốt, học tốt. 
 Vườn hoa, cây cảnh nhà trường đó bắt đầu xanh tốt, từ một bãi đất trống gạch đỏ ngổn 
ngang khô cằn trên hiện trạng phòng học cũ đó được cải tạo thành khu vườn cổ tích thể chât 
sinh động. Tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên cùng học sinh trong toàn trường lao 
động trồng cây và hoa theo sơ đồ qui hoạch. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_xa_hoi_hoa.pdf