Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON BỘT XUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAM MƯU, PHỐI HỢP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm Non Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Huyên Đơn vị : Trường mầm non Bột Xuyên Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng NĂM HỌC 2020 - 2021 Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty cổ phần thực phẩm sạch Bình Minh và trang trại rau an toàn Mỹ Đức có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt. * Khó khăn: - Trường có 3 khu lẻ nên việc giao nhận thực phẩm, chia thực phẩm về các bếp còn gặp một số hạn chế. Việc nắm bắt tình hình của trẻ giữa các khu còn chưa đồng nhất. - Chế độ ưu đãi với cô nuôi trong trường mầm non còn chưa có, mức lương còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, nên đới sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn - Đa số các cô nuôi còn mới vào ngành nên kinh nghiệm cũng còn hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả công việc. - Trường có cả các cháu ở hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc sơ chế và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi còn khó khăn. - Trước đặc điểm tình hình của trường với những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi đã tìm ra hệ thống các biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường và cũng mang lại những kết quả nhất định. Để hoàn thiện bản sáng kiến này tôi đã sử dụng một số biện pháp sau để áp dụng nghiên cứu: + Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. + Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn. + Biện pháp 3: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý: + Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trên lớp. + Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Cơ sở vật chất đồ dùng, dùng cụ phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. + Chị em trong tổ nuôi dưỡng tại trường. + Trẻ tại trường mầm non Bột Xuyên. + Phối hợp với giáo viên đang công tác tại trường. + Tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu đề tài ...............................................................................2 III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 IV. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................2 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................3 I. Cơ sở lí luận ........................................................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn:..................................................................................................3 1. Mô tả thực trạng: ................................................................................................3 2. Thuận lợi:............................................................................................................3 3. Khó khăn:............................................................................................................4 4. Khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm...........................................................................4 III. Các biện pháp thực hiện ...................................................................................5 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân về dinh dưỡng cho trẻ mầm non..................................................................................5 2. Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn...................................6 2.1. Trang bị cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trong trong nhà trường, nó là thành tố không thể thiếu được trong công tác nuôi dưỡng trẻ...................................................................................................6 2.2. Xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa: .............................................................7 3. Biện pháp 3: Phối hợp dây chuyền phân công hợp lý......................................11 4. Biện pháp 4: Phối hợp với giáo viên trên lớp...................................................12 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ tại gia đình. ...............................................................................................13 IV. Kết quả chung:................................................................................................14 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................16 I. Kết luận: ............................................................................................................16 II. Bài học kinh nghiệm:.......................................................................................17 III. Khuyến nghị: ..................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................19 PHỤ LỤC 2 II. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Tìm ra hệ thống các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài “Một số biện pháp tham mưu phối hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non” được nghiên cứu tại trường mầm non Bột Xuyên; áp dụng đối với toàn thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên và tất cả trẻ ăn bán trú trong nhà trường. IV. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bằng cách dựa vào lý luận thực tiễn, qua các tài liệu chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non mới nhất, các trang web có nội dung nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ mầm non. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua thực tế công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tính khẩu phần ăn, chế biến thực phẩm và phối hợp với giáo viên cho trẻ ăn tại lớp. c. Phương pháp thống kê: Điều tra – kiểm tra, xử lý số liệu đã thu thập được. 4 cơm gas, tủ sấy bát, và các đồ dùng bằng inox... Cô nuôi được trang bị đầy đủ đồ dùng vật dụng cá nhân như găng tay, tạp dề, quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang. 13 đồng chí trong bếp có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn. 2 đồng chí có bằng trung cấp chế biến món ăn. Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao. Bản thân tôi là cô nuôi có bằng cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn, và luôn có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình nên cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Nhà trường có hợp đồng mua các loại thực phẩm của các công ty cổ phần thực phẩm sạch Bình Minh và trang trại rau an toàn Mỹ Đức có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, có giấy chứng nhận và cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nên chất lượng bữa ăn được cải thiện rõ rệt. 3. Khó khăn: - Trường có 3 khu lẻ nên việc giao nhận thực phẩm, chia thực phẩm về các bếp còn gặp một số hạn chế. Việc nắm bắt tình hình của trẻ giữa các khu còn chưa đồng nhất. - Chế độ ưu đãi với cô nuôi trong trường mầm non còn chưa có, mức lương còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, nên đới sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn - Đa số các cô nuôi còn mới vào ngành nên kinh nghiệm cũng còn hạn chế vì vậy vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả công việc. - Trường có cả các cháu ở hai độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo nên việc sơ chế và chế biến thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với từng lứa tuổi còn khó khăn. 4. Khảo sát sức khỏe trẻ đầu năm. Khảo sát để nắm được thực trạng sức khỏe của trẻ từ đó đưa ra biện pháp thực hiện là một việc làm không thể thiếu đối với bất cứ một công việc nào. Để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với nhân viên y tế và giáo viên trên lớp để cân, đo kiểm tra tỉ lệ duy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi của trẻ để có biện pháp khắc phục. Bảng kháo sát sức khoẻ của trẻ đầu năm Mẫu giáo (366 trẻ) Nhà trẻ (113 trẻ) Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 7 1,91% 1 0,88% Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 4 1,09% 0 0% Trẻ béo phì 22 6,01% 0 0% 6 2. Biện pháp 2: Tham mưu để nâng cao chất lượng bữa ăn. Tham mưu là việc làm rất cần thiết trong mọi công việc, nó giúp cho người tham mưu được cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định phù hợp công việc của mình đề xuất. Vì vậy để có hiệu quả cao trong công việc thì một biện pháp không thể thiếu được đó là tham mưu. Để chất lượng nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu một số nội dung sau: 2.1. Trang bị cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của trường mầm non là một bộ phận rất quan trong trong nhà trường, nó là thành tố không thể thiếu được trong công tác nuôi dưỡng trẻ. Để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao, một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với một bếp ăn nói chung và bếp ăn cho trẻ mầm non nói riêng. Nếu như các đồ dùng dụng cụ cũ, hỏng, xuống cấp sẽ dẫn đến gây mất an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ và các cô nuôi trong quá trình chế biến. Như chúng ta đã biết, cơ thể, sức đề kháng trẻ còn non nớt nên rất cần đảm bảo về an toàn thực phẩm. đảm bảo an toàn thực phẩm ở đây không chỉ quan tâm đến thực phẩm mà còn phải quan tâm đến các đồ dùng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh không gây độc cho trẻ thì dụng cụ sơ chế, chế biến là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì vậy ngay từ cuối tháng 5 năm 2020 tôi đã cùng chị em tổ nuôi liệt kê, rà soát những đồ dùng, dụng cụ đã cũ, hỏng và bổ sung danh mục còn thấy thiếu trong khi làm việc, nêu rõ lí do xin bổ sung, sửa chữa. Cụ thể như sau: BẢNG KHẢO SÁT ĐỒ DÙNG NUÔI DƯỠNG STT Tên đồ dùng Số lượng có Số lượng cũ, hỏng Hiện còn 1 Bát con 470 0 489 2 Muôi múc canh 20 0 20 3 Rổ nhôm 20 7 13 4 Xô xách nước 3 1 2 5 Thìa con 475 20 455 6 Bếp ga 5 0 5 7 Xoong nhôm nhỡ 40 0 40 Nhiều chỗ đã bị vỡ hỏng, gạch ốp bị nổ vỡ không 8 Bệ bếp đảm bảo an toàn. 9 Vòi rửa Một số vòi khu vực rửa bát bị tắc Cống rãnh thoát 10 Hệ thống thoát nước kém, hay bị ứ đọng nước nước
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tham_muu_phoi_hop_de.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu, phối hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ tron.pdf